Chợ đầu mối, cảng cá Khánh Hòa nhộn nhịp đầu năm mới

VOV.VN - Trong ngày đầu tiên của năm mới, các hoạt động mua bán diễn ra bình thường, giá cá ổn định.

Sáng 1/1 - ngày đầu tiên của năm mới 2021, chợ đầu mối và các cảng cá tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhộn nhịp cảnh mua bán. Các tàu cá sau khi trở về, nhanh chóng lấy đá, dầu để ra khơi khai thác hải sản.

Chợ đầu mối tại Chợ Đầm, thành phố Nha Trang chỉ họp từ 12 giờ đêm đến khoảng 5 giờ sáng. Đây là nơi tiêu thụ hàng trăm tấn nông, thủy sản của người dân. Trong ngày đầu tiên của năm mới, các hoạt động mua bán diễn ra bình thường, giá cá ổn định. 

Ông Nguyễn Khoa Bảy chuyên mua bán hàng rau củ ở chợ này cho biết, là ngày đầu năm mới nên hoạt động mua bán hơi chậm so với mọi năm: “Năm nay do bị dịch Covid-19 nên nhiều người cũng hạn chế ra đường. Chợ đầu mối nên cần phải có thời gian sắp xếp, phân loại sau đó mới bán cho những chợ nhỏ lẻ”.

Cảng cá Hòn Rớ và chợ đầu mối thủy sản Nam Trung bộ ở xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang cũng hoạt động náo nhiệt từ đêm qua. Nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa trở về trên khoang tàu đầy cá. Hiện nay, sức mua của các doanh nghiệp tăng cao, phục vụ chế biến xuất khẩu nên cá bán được giá.

Ông Trần Thanh Long, Thuyền trưởng tàu cá KH-93979 TS ở phường Xương Huân, thành phố Nha Trang cho biết, tàu cá về đúng ngày mồng Một nên việc bán cá cũng dễ dàng hơn. Giá cá cũng được từ 30.000 – 50.000 đồng/kg tùy loại. “Sau khi bán cá mình sẽ cho anh em vui chơi, nghỉ Tết 1 ngày sau đó lại ra khơi để kịp chuyến biển đón Tết cổ truyền. Trong năm 2021, ngư dân chỉ mong cá, tôm có giá tốt để tăng thu nhập”, ông Long nói.

Năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế địa phương suy giảm sâu nhưng ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa vẫn tăng trưởng gần 2%, đạt sản lượng hơn 110.000 tấn. Đầu năm mới 2021, giá thủy sản ổn định, các ngư dân phấn khởi ra khơi đánh chuyến biển cuối năm trước khi đón Tết cổ truyền.

Ông Thân Văn Hợi, Phó Trưởng Ban Quản lý Cảng cá Hòn Rớ và Chợ đầu mối thủy sản Nam Trung bộ cho biết, mỗi tàu đánh bắt xa bờ có hơn 10 ngư dân cùng nhau đi chuyến biển dài khoảng 20 ngày tại ngư trường Trường Sa.

“Chuyến cuối cùng trong năm là chuyến rất có ý nghĩa đối bà con ngư dân để tổng kết lại 1 năm. Khu vực neo đậu của Cảng có gần 1.000 tàu nhưng chỉ có 30 tàu chuẩn bị ra vươn khơi bám biển. Ban Quản lý Cảng sẵn sàng tạo điều kiện cho bà con ngư dân sắp xếp tàu thuyền và cung cấp nhu yếu phẩm cho tàu cá ra khơi”, ông Hợi cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vùng 2 Hải quân hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản đúng pháp luật
Vùng 2 Hải quân hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản đúng pháp luật

VOV.VN - Đợt này, Vùng 2 Hải quân đã trao tặng 500 lá cờ Tổ quốc; 1.000 tờ rơi tuyên truyền về biển, đảo và 100 áo phao cứu sinh đến ngư dân Bình Thuận.

Vùng 2 Hải quân hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản đúng pháp luật

Vùng 2 Hải quân hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản đúng pháp luật

VOV.VN - Đợt này, Vùng 2 Hải quân đã trao tặng 500 lá cờ Tổ quốc; 1.000 tờ rơi tuyên truyền về biển, đảo và 100 áo phao cứu sinh đến ngư dân Bình Thuận.

Chuyển đổi ngành nghề để khai thác bền vững nguồn lợi hải sản
Chuyển đổi ngành nghề để khai thác bền vững nguồn lợi hải sản

VOV.VN - Tỉnh Cà Mau đã tích cực triển khai chuyển đổi ngành nghề đánh bắt để đảm bảo phát triển bền vững. Từ đó, nhận thức của ngư dân Cà Mau cũng đã dần được nâng lên.

Chuyển đổi ngành nghề để khai thác bền vững nguồn lợi hải sản

Chuyển đổi ngành nghề để khai thác bền vững nguồn lợi hải sản

VOV.VN - Tỉnh Cà Mau đã tích cực triển khai chuyển đổi ngành nghề đánh bắt để đảm bảo phát triển bền vững. Từ đó, nhận thức của ngư dân Cà Mau cũng đã dần được nâng lên.

Gỡ khó cho khai thác, chế biến và tiêu thụ hải sản
Gỡ khó cho khai thác, chế biến và tiêu thụ hải sản

VOV.VN - Doanh nghiệp chế biến cầm chừng, giá nguyên liệu giảm, nhiều ngư dân e ngại ra khơi bám biển do sợ lỗ, nhất là nghề khai thác cá ngừ đại dương.

Gỡ khó cho khai thác, chế biến và tiêu thụ hải sản

Gỡ khó cho khai thác, chế biến và tiêu thụ hải sản

VOV.VN - Doanh nghiệp chế biến cầm chừng, giá nguyên liệu giảm, nhiều ngư dân e ngại ra khơi bám biển do sợ lỗ, nhất là nghề khai thác cá ngừ đại dương.