Giá bán điện bình quân được quy định điều chỉnh tối thiểu 3 tháng 1 lần

VOV.VN - Giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên, EVN điều chỉnh giảm giá tương ứng. Nếu tăng từ 3% đến dưới 5% EVN tăng tương ứng. Nếu tăng từ 5% đến dưới 10%, EVN được phép điều chỉnh tăng sau khi được Bộ Công Thương chấp thuận. Khi cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Quyết định Số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024, thay thế Quyết định Số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán điện bình quân (GBĐBQ). Quyết định Số 05/2024/QĐ-TTg áp dụng từ ngày 15/5/2024 đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Theo đó hằng năm, sau khi kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), GBĐBQ được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thông điện và điêu hành - quản lý ngành) và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Khi GBĐBQ giảm từ 1% trở lên so với GBĐBQ hiện hành, giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng. Khi GBĐBQ tăng từ 3% trở lên so với GBĐBQ hiện hành, giá điện được phép điều chỉnh tăng. Thời gian điều chỉnh GBĐBQ tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

Trường họp GBĐBQ tính toán nằm ngoài khung giá, chỉ được xem xét điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định. Trường hợp GBĐBQ cần điều chỉnh cao hơn GBĐBQ hiện hành từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan kiêm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Việc điều chỉnh GBĐBQ phải thực hiện công khai, minh bạch, trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thông điện hàng năm do Bộ Công Thương ban hành. Kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện, ước tính kết quả sản xuất kinh doanh điện hàng năm được hoàn thành trước ngày 25/1 hàng năm để EVN tính toán GBĐBQ.

Trường hợp GBĐBQ tính toán giảm từ 1% trở lên so với GBĐBQ hiện hành, EVN có trách nhiệm giảm GBĐBQ ở mức tương ứng. Trường hợp GBĐBQ cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với GBĐBQ hiện hành, EVN quyết định điều chỉnh tăng GBĐBQ ở mức tương ứng. Trường hợp GBĐBQ cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với GBĐBQ hiện hành, EVN được phép điều chỉnh tăng GBĐBQ ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.

Trường họp GBĐBQ cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên, hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì kiếm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường họp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước ngày 25 tháng đầu tiên Quý II, Quý III và Quý IV, EVN xác định sản lượng điện thương phẩm thực tế của quý trước và tổng sản lượng điện thương phẩm cộng dồn từ đầu năm, ước sản lượng điện thương phâm các tháng còn lại trong năm; xác định chi phí phát điện của quý trước liền kề, chi phí phát điện cộng dồn từ đầu năm (bao gồm cả chi phí mua điện từ các nhà máy cung cấp dịch vụ phụ trợ), ước chi phí khâu phát điện các tháng còn lại trong năm theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và cập nhật các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện để tính toán lại GBĐBQ.

Trường họp sau khi tính toán cập nhật, GBĐBQ tính toán thấp hơn từ 1% trở lên so với GBĐBQ hiện hành, EVN có trách nhiệm điều chỉnh giảm GBĐBQ ở mức tương ứng. Nếu sau khi tính toán cập nhật, GBĐBQ cần điều chỉnh cao hơn so với GBĐBQ hiện hành từ 3% đến dưới 5%, EVN quyết định điều chỉnh tăng GBĐBQ ở mức tương ứng. Trường họp GBĐBQ cần điều chỉnh cao hơn so với GBĐBQ hiện hành từ 5% đên dưới 10%, EVN được phép điều chỉnh tăng GBĐBQ ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.

Trường họp sau khi tính toán cập nhật, GBĐBQ cần điều chỉnh cao hơn so với GBĐBQ hiện hành từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng họp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường họp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Hằng năm, EVN có trách nhiệm gửi Bộ Công Thương Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán do đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện. Căn cứ Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính của EVN và các đơn vị thành viên của EVN đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiêm toán theo quy định, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện, với sự tham gia của ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ quan Nhà nước và các hiệp hội có liên quan. Trong trường họp cần thiết, Bộ Công Thương yêu cầu EVN thuê tư vấn độc lập để thẩm tra Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN và các đơn vị thành viên.

Trường họp GBĐBQ cần điều chỉnh giảm mà EVN không điều chỉnh giảm, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu EVN điều chỉnh giảm GBĐBQ. EVN có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của Bộ Công Thương trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nếu phát hiện có sai sót trong kết quả tính toán giá điện theo quy định, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu EVN dừng điều chỉnh, hoặc điều chỉnh lại GBĐBQ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề nghị EVN áp dụng công thức tính giá điện công bằng hơn
Đề nghị EVN áp dụng công thức tính giá điện công bằng hơn

VOV.VN - Công thức tăng giá điện bậc thang theo số lượng tiêu dùng như hiện nay là công cụ điều tiết khi cung chưa đủ cầu. Nó đi ngược với quy luật thị trường càng mua nhiều giá càng giảm. Nên làm thế nào để có thừa năng lượng sạch cho dân tiêu dùng và cho sản xuất với giá thành rẻ mới là bài toán lớn, cần đến các nhà quản lý tài năng, chứ không phải những tiểu kỹ lập công thức tính giá.

Đề nghị EVN áp dụng công thức tính giá điện công bằng hơn

Đề nghị EVN áp dụng công thức tính giá điện công bằng hơn

VOV.VN - Công thức tăng giá điện bậc thang theo số lượng tiêu dùng như hiện nay là công cụ điều tiết khi cung chưa đủ cầu. Nó đi ngược với quy luật thị trường càng mua nhiều giá càng giảm. Nên làm thế nào để có thừa năng lượng sạch cho dân tiêu dùng và cho sản xuất với giá thành rẻ mới là bài toán lớn, cần đến các nhà quản lý tài năng, chứ không phải những tiểu kỹ lập công thức tính giá.

Áp dụng biểu giá điện 5 bậc: 98% hộ sử dụng điện có lợi
Áp dụng biểu giá điện 5 bậc: 98% hộ sử dụng điện có lợi

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, 98% số hộ sử dụng điện 710kWh/tháng sẽ được lợi với biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc hiện nay.

Áp dụng biểu giá điện 5 bậc: 98% hộ sử dụng điện có lợi

Áp dụng biểu giá điện 5 bậc: 98% hộ sử dụng điện có lợi

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, 98% số hộ sử dụng điện 710kWh/tháng sẽ được lợi với biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc hiện nay.

Giá điện tăng: Cổ phiếu nào hưởng lợi?
Giá điện tăng: Cổ phiếu nào hưởng lợi?

VOV.VN - Mới đây Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN ban hành quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ bình quân lên 2.006,7đ/kWh, tăng tương ứng 4,5% so với mức giá bán lẻ hiện tại. Việc này sẽ tác động thế nào tới thị trường chứng khoán và nhóm cổ phiếu nào có thể hưởng lợi?

Giá điện tăng: Cổ phiếu nào hưởng lợi?

Giá điện tăng: Cổ phiếu nào hưởng lợi?

VOV.VN - Mới đây Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN ban hành quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ bình quân lên 2.006,7đ/kWh, tăng tương ứng 4,5% so với mức giá bán lẻ hiện tại. Việc này sẽ tác động thế nào tới thị trường chứng khoán và nhóm cổ phiếu nào có thể hưởng lợi?

Giá điện tăng: Người dân và doanh nghiệp vẫn canh cánh nỗi lo...thiếu điện
Giá điện tăng: Người dân và doanh nghiệp vẫn canh cánh nỗi lo...thiếu điện

VOV.VN - Người dân và doanh nghiệp mong muốn, giá điện thay đổi tăng phải đi liền với nâng cao chất lượng phục vụ, hạn chế tối đa việc thiếu điện, cắt điện luân phiên làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất kinh doanh.

Giá điện tăng: Người dân và doanh nghiệp vẫn canh cánh nỗi lo...thiếu điện

Giá điện tăng: Người dân và doanh nghiệp vẫn canh cánh nỗi lo...thiếu điện

VOV.VN - Người dân và doanh nghiệp mong muốn, giá điện thay đổi tăng phải đi liền với nâng cao chất lượng phục vụ, hạn chế tối đa việc thiếu điện, cắt điện luân phiên làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất kinh doanh.

Cần công khai lộ trình và mức tăng giá điện để tránh các cú sốc cho nền kinh tế
Cần công khai lộ trình và mức tăng giá điện để tránh các cú sốc cho nền kinh tế

VOV.VN - Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức, ĐBQH cho rằng, Bộ Công Thương cần tính toán hợp lý mức tăng tới đâu, để vừa mức cho EVN bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh, tái đầu tư, vừa khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Cần công khai lộ trình và mức tăng giá điện để tránh các cú sốc cho nền kinh tế

Cần công khai lộ trình và mức tăng giá điện để tránh các cú sốc cho nền kinh tế

VOV.VN - Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức, ĐBQH cho rằng, Bộ Công Thương cần tính toán hợp lý mức tăng tới đâu, để vừa mức cho EVN bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh, tái đầu tư, vừa khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.