Giúp trẻ vượt qua sang chấn và nỗi đau tâm lý bởi dịch Covid-19

VOV.VN - Giữa tâm dịch Covid - 19 đã có không ít câu chuyện về những đứa trẻ gây nhói lòng, khiến chúng ta phải bật khóc.

Thống kê đến đầu tháng 9, cả nước có hơn 11.800 trẻ em là F0; hơn 27.000 trẻ là F1; riêng tại TP. HCM có tới 1.500 trẻ em mồ côi do Covid -19 là những minh chứng dữ dội nhất về những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với trẻ em. Vậy đâu là những yêu cầu cấp thiết được đặt ra trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, tâm lý, giáo dục kỹ năng sống cũng như thực hiện các chính sách hỗ trợ vật chất kịp thời cho các em?

Phóng viên VOV phỏng vấn bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững về nội dung này.

PV: Trước hết bà có những đánh giá và nhìn nhận như thế nào về những tác động của đại dịch Covid- 19 tới trẻ em ở nước ta trong thời gian vừa qua?

Bà Phương Linh: Chúng ta đã thấy Covid-19 là một thách thức khó tưởng tượng đối với chúng ta và trẻ em là một trong các đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chúng ta vẫn nói trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh hay tử vong ít hơn người lớn, nhưng dịch ảnh hưởng tới trẻ em tôi nghĩ là vô cùng đáng sợ. Nhìn vào các con số theo thông tin trên báo chí gần đây, chúng ta cũng có thể thấy, cả nước đến đầu tháng 9 có tới 11.822 trẻ em là F0, hơn 27.000 trẻ em là F1. Riêng tại TP. HCM có tới 1.500 trẻ em mồ côi do Covid-19 và hàng triệu trẻ em tại các địa phương đang giãn cách xã hội, nhiều tháng không được ra khỏi nhà chắc chắn là ảnh hưởng rất lớn cả về sức khỏe, thể chất lẫn tinh thần của trẻ em.

Ngoài ra, còn có các vụ bạo lực gia đình, trong đó đặc biệt là trẻ em tăng lên. Học trực tuyến của các em không phải nơi nào cũng thuận lợi và tiếp cận được. Chính vì thế, tôi thấy thực sự trẻ em của chúng ta đang bị ảnh hưởng vô cùng lớn. Từ các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, gia đình, nhà trường và cộng đồng…. chúng ta đều phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em để giảm thiểu những ảnh hưởng của đại dịch đến trẻ em.

PV: Vâng, đại dịch Covid-19 xảy ra không chỉ đe dọa tới sức khỏe tính mạng của các em, mà còn gây ra những những hệ lụy về vấn đề sức khỏe tinh thần của các em. Vậy bà có thể nói rõ hơn về những ảnh hưởng này như thế nào?

Bà Phương Linh: Thực ra ảnh hưởng liên quan tới sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em rất là rõ, đặc biệt các em trong những khu vực mà giãn cách xã hội, nay phong tỏa, cách ly có thể thấy trong thời gian dài các em không được ra khỏi nhà chắc chắn là ảnh hưởng tới khả năng vận động của các em. Ở trong nhà tâm lý các em có thể bị bức bối, buồn rầu, trầm cảm... Đấy là những hệ lụy cũng không rõ ràng, đặc biệt ở khu cách ly những giới hạn mà các em gặp phải còn nhiều hơn.

Tôi biết từ tháng 4/2020, Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng đã kết hợp với rất nhiều tổ chức xã hội để có những hướng dẫn, chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong khu cách ly. Và liên tục có các chương trình hỗ trợ từ gia đình, từ các quan chức năng để bảo vệ, hỗ trợ trẻ em kịp thời trong khu giãn cách, nhưng tất nhiên tôi nghĩ việc phải giãn cách và bị cách ly là một trải nghiệm không hề dễ dàng và chắc chắn ảnh hưởng tới tâm lý của cả người lớn chứ không nói gì đến trẻ nhỏ.

Đây là việc mà các em lo sợ hay trầm cảm có thể ảnh hưởng lâu dài trong sự phát triển chung của trẻ. Việc này chúng ta phải làm, không chỉ trước mắt mà còn là lâu dài. Đây là hệ lụy nhiều năm tới chúng ta cần phải quan tâm chứ không phải chỉ ngay lúc này.

PV: Thưa bà, mồ côi cha mẹ là nỗi đau mà các em phải đối diện và  gánh chịu, sẽ rất khó để có thể vượt qua. Vậy ngay lúc này chúng ta cần làm gì để trẻ có thể phần nào vơi đi những tổn thương và mất mát do dịch bệnh gây ra?  

Bà Phương Linh: Việc mất đi người thân là nỗi đau của bất kỳ ai. Người lớn nhiều khi cũng khó lòng đối diện để vượt qua sang chấm hay nỗi đau tâm lý chứ không nói đến trẻ nhỏ. Ở đây, vấn đề làm sao để có thể hỗ trợ cho trẻ em có thể bước qua giai đoạn này tôi nghĩ không phải chỉ là chuyện chăm sóc về vật chất hay là chăm sóc thay thế mà khủng hoảng tâm lý, tinh thần là điều mà chúng ta cũng rất quan tâm. Chúng ta cũng phải quan tâm đến phản ứng, ảnh hưởng của trẻ khi mà có người thân qua đời. Việc này cũng tùy thuộc vào độ tuổi và trải nghiệm cuộc sống trước đó của trẻ. Những ảnh hưởng tâm lý này vô cùng lâu dài và rất khó để nói có thể chấm dứt vào giai đoạn nào.

Tôi nghĩ những người chăm sóc trẻ em lúc này cần phải hiểu tâm sinh lý của trẻ. Điều quan trọng nhất là không che giấu và trì hoãn việc nó sự thật giới trẻ. Tốt nhất là thành thực được với trẻ và hãy giúp cho trẻ tin tưởng mình và chăm sóc trẻ đối mặt với việc khi người thân qua đời. Và trẻ cũng cần có thời gian, nhưng hãy để các em tin rằng các em không một mình. Việc quý giá nhất đối với cả trẻ em lúc này những người xung quanh, những người còn lại có thể dành thời gian kiên nhẫn và yêu thương đối với các em, để các em có thể cảm thấy an toàn, có thể bộc lộ cảm xúc của mình dần sẽ thích ứng và dần dần vượt qua.

PV: Vậy bà đánh giá như thế nào về những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nhóm trẻ em bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19?

Bà Phương Linh: Tôi đánh giá rất cao những nỗ lực của các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước. Đại dịch khiến chúng ta hiểu rằng mọi thứ đều bất tích và khó có thể đi trước được, nhưng các chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước là nhanh chóng, kịp thời, minh bạch và rõ ràng. Và trong quá trình các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng chính sách  cũng tham vấn ý kiến của các tổ chức xã hội làm về công tác trẻ em như chúng tôi rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy các vấn đề này quá phức tạp và những hệ lụy mang tính chất lâu dài. Đơn cử trẻ mồ côi đã thiếu đi tình cảm gia đình và chỗ dựa kinh tế và nhiều em còn rất bé, nên không thể chỉ là sự hỗ trợ tức thời mà thực sự là đường dài, nên những chương trình, kế hoạch hỗ trợ cả vật chất lẫn tinh thần, chăm sóc, thay thế đảm bảo quyền của trẻ em sẽ cần phải được xây dựng một cách toàn diện.

Tôi hy vọng, đây là cơ hội để các cơ quan quản lý Nhà nước với những chính sách rất kịp thời, rất nhân văn sẽ mở ra cơ hội, kêu gọi sự chung tay của cộng đồng để xây dựng chương trình mang tính chất hỗ trợ phát triển trẻ em lâu dài. Bây giờ, không thể nào mà tính theo chương trình mấy năm được, với các trẻ em mồ côi bé như vậy thậm chí phải tới mười mấy năm và huy động sự tham gia của cả các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và tất cả các bên liên quan.

Sự hỗ trợ phải liên quan cả đến chăm sóc thay thế, hỗ trợ kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần, sau này khi mà các em có thể tiếp cận học tập về việc làm. Nói chung, chúng ta đặt yêu cầu đáp ứng sớm ngay các nhu cầu vì lợi ích tốt nhất của trẻ trong cả ngắn hạn và dài hạn. Trong tiến trình chống dịch, quyền lợi và lợi ích của trẻ phải luôn được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu, không vì các yếu tố khác mà bị đẩy lùi đủ thứ tự ưu tiên../.

PV: Vâng, xin cảm ơn bà!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát động “ATM yêu thương” bảo trợ trẻ em mồ côi do COVID-19 ở TP.HCM
Phát động “ATM yêu thương” bảo trợ trẻ em mồ côi do COVID-19 ở TP.HCM

VOV.VN - Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam vừa có thư kêu gọi ủng hộ và phát động triển khai chương trình “ATM Yêu thương” để bảo trợ trẻ em mồ côi do COVID-19 ở TP.HCM, với mức bảo trợ mỗi trẻ 1 triệu đồng/tháng cho đến khi các em đủ 18 tuổi.

Phát động “ATM yêu thương” bảo trợ trẻ em mồ côi do COVID-19 ở TP.HCM

Phát động “ATM yêu thương” bảo trợ trẻ em mồ côi do COVID-19 ở TP.HCM

VOV.VN - Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam vừa có thư kêu gọi ủng hộ và phát động triển khai chương trình “ATM Yêu thương” để bảo trợ trẻ em mồ côi do COVID-19 ở TP.HCM, với mức bảo trợ mỗi trẻ 1 triệu đồng/tháng cho đến khi các em đủ 18 tuổi.

Những đứa trẻ mồ côi vì Covid-19: "Ngày mẹ còn sống hay đứng ở góc này kêu em đi ngủ sớm"
Những đứa trẻ mồ côi vì Covid-19: "Ngày mẹ còn sống hay đứng ở góc này kêu em đi ngủ sớm"

VOV.VN - Đến nay, TP.HCM có khoảng 1.500 học sinh mồ côi cha hoặc mẹ, thậm chí mất cả cha lẫn mẹ khi cơn bão Covid-19 lần thứ 4 quét qua. Với những đứa trẻ đang ở tuổi ăn, học thì việc bắt đầu một cuộc sống thiếu vắng đi người thân quả thực rất khó khăn.

Những đứa trẻ mồ côi vì Covid-19: "Ngày mẹ còn sống hay đứng ở góc này kêu em đi ngủ sớm"

Những đứa trẻ mồ côi vì Covid-19: "Ngày mẹ còn sống hay đứng ở góc này kêu em đi ngủ sớm"

VOV.VN - Đến nay, TP.HCM có khoảng 1.500 học sinh mồ côi cha hoặc mẹ, thậm chí mất cả cha lẫn mẹ khi cơn bão Covid-19 lần thứ 4 quét qua. Với những đứa trẻ đang ở tuổi ăn, học thì việc bắt đầu một cuộc sống thiếu vắng đi người thân quả thực rất khó khăn.

TP.HCM đang điều trị cho hơn 2.800 trẻ em mắc COVID-19
TP.HCM đang điều trị cho hơn 2.800 trẻ em mắc COVID-19

VOV.VN - Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 diễn ra chiều 8/9, Sở Y tế TP.HCM cho biết hiện ngành y tế đang điều trị cho hơn 2.800 trẻ em mắc COVID-19.

TP.HCM đang điều trị cho hơn 2.800 trẻ em mắc COVID-19

TP.HCM đang điều trị cho hơn 2.800 trẻ em mắc COVID-19

VOV.VN - Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 diễn ra chiều 8/9, Sở Y tế TP.HCM cho biết hiện ngành y tế đang điều trị cho hơn 2.800 trẻ em mắc COVID-19.