Sẽ có hướng dẫn về tác nghiệp của nhà báo tại các phiên tòa

VOV.VN - Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Trí Tuệ cho biết, luật quy định muốn ghi âm, ghi hình phải xin phép, tuy nhiên việc xin phép như thế nào, tới đây cơ quan soạn thảo sẽ có hướng dẫn.

Sáng 29/8, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Pháp lệnh này vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 18/8. Pháp lệnh quy định cụ thể, chi tiết mức phạt tiền với nhiều hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân đến 40 triệu đồng, của tổ chức lên đến 80 triệu đồng.

Pháp lệnh cũng quy định đối với hành vi tố giác, báo tin về tội phạm sai sự, thật mức phạt tiền từ 5 triệu đến 15 triệu đồng trong các trường hợp: Cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, người có thẩm quyền; lôi kéo, xúi giục, lừa dối, mua chuộc, đe doạ hoặc sử dụng vũ lực buộc người khác tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.

Đáng chú ý, trong pháp lệnh này cũng quy định hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự bị phạt tiền từ 7 triệu đến 15 triệu đồng.

Giải thích thêm về nội dung này, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ cho biết, ghi âm ghi hình hội đồng xét xử, những người tiến hành tố tụng thì phải được sự đồng ý của những người đó. Khi muốn ghi âm, ghi hình của những người tham gia cũng phải được sự đồng ý của họ. Đây là nguyên tắc thể hiện đảm bảo quyền con người.

"Báo chí có quyền của báo chí, những người khác cũng có quyền của các công dân. Khi thực hiện các quyền của người này không được xâm phạm đến quyền của người khác. Đấy là nguyên tắc. Ghi âm, ghi hình cũng phải tôn trọng quyền của người khác là người ta có đồng ý hay không" - ông Nguyễn Trí Tuệ cho biết.

Giải đáp băn khoăn của các nhà báo về việc xin phép chủ tọa và các đương sự để ghi âm, ghi hình trong phiên toà cần xin phép bằng văn bản hay lời nói, quy định cụ thể như thế nào, Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Trí Tuệ cho biết thêm, luật quy định muốn ghi âm, ghi hình phải xin phép là đúng pháp luật, tuy nhiên việc xin phép như thế nào, tới đây cơ quan soạn thảo sẽ có hướng dẫn.

Trong thời gian tới sẽ xây dựng quy phạm về tác nghiệp của nhà báo tại các phiên tòa. Còn về vấn đề livetream (ghi, phát trực tiếp) tại phiên tòa, trong dự thảo pháp lệnh có quy định, tuy nhiên khi ban hành pháp lệnh, nội dung livetream không được đưa vào. Theo ông Nguyễn Trí Tuệ, dù không quy định nhưng livetream tại phiên tòa vẫn là hành vi bị nghiêm cấm.

"Livetream là ghi và phát, ở đây ghi là cấm rồi, chưa nói phát, phát hành vi còn nặng hơn. Do vậy đây cũng là một hành vi bị nghiêm cấm, ghi hình, ghi âm đã sai rồi, nhưng khi phát lên mức độ còn nặng hơn. Chúng tôi đã quy định ở đây nhưng khi Thường vụ Quốc hội họp bàn thì nói trong tố tụng chưa dùng từ này, nên chúng ta không dùng" - ông Nguyễn Trí Tuệ thông tin./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà báo livestream phiên tòa có thể bị phạt tới 30 triệu đồng
Nhà báo livestream phiên tòa có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

VOV.VN - Nhà báo ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh phiên tòa và phát trực tiếp trên không gian mạng có thể bị phạt từ 7 triệu đồng đến 30 triệu đồng, tùy theo mức độ vi phạm.

Nhà báo livestream phiên tòa có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

Nhà báo livestream phiên tòa có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

VOV.VN - Nhà báo ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh phiên tòa và phát trực tiếp trên không gian mạng có thể bị phạt từ 7 triệu đồng đến 30 triệu đồng, tùy theo mức độ vi phạm.

Công bố Pháp lệnh về đưa người nghiện ma túy từ 12 đến dưới 18 tuổi đi cai nghiện bắt buộc
Công bố Pháp lệnh về đưa người nghiện ma túy từ 12 đến dưới 18 tuổi đi cai nghiện bắt buộc

VOV.VN - Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 24/3/2022.

Công bố Pháp lệnh về đưa người nghiện ma túy từ 12 đến dưới 18 tuổi đi cai nghiện bắt buộc

Công bố Pháp lệnh về đưa người nghiện ma túy từ 12 đến dưới 18 tuổi đi cai nghiện bắt buộc

VOV.VN - Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 24/3/2022.

“Luật quy định 1, Nghị định thành 2, Pháp lệnh lên 3 thì áp dụng luật thế nào?”
“Luật quy định 1, Nghị định thành 2, Pháp lệnh lên 3 thì áp dụng luật thế nào?”

VOV.VN - Đại biểu nêu vấn đề này tại phiên họp toàn thể lần thứ tư của Ủy ban Tư pháp thẩm tra bước đầu Dự án Pháp lệnh trình tự, thủ tục TAND xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

“Luật quy định 1, Nghị định thành 2, Pháp lệnh lên 3 thì áp dụng luật thế nào?”

“Luật quy định 1, Nghị định thành 2, Pháp lệnh lên 3 thì áp dụng luật thế nào?”

VOV.VN - Đại biểu nêu vấn đề này tại phiên họp toàn thể lần thứ tư của Ủy ban Tư pháp thẩm tra bước đầu Dự án Pháp lệnh trình tự, thủ tục TAND xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.