"Dù khó khăn thế nào thì đầu tư cho giáo dục vẫn phải ưu tiên"

VOV.VN - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, dù khó khăn thế nào thì đầu tư cho giáo dục vẫn phải ưu tiên, đi trước trong đầu tư phát triển. Song song với đầu tư trong nhà nước thì cần phải thực hiện xã hội hóa...

Ngày 14/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết 29).

Nói về kết quả sau 10 năm triển khai Nghị quyết 29, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho rằng, triển khai thực hiện Nghị quyết 29 đã tạo điều kiện cho giáo dục thành phố phát huy thế mạnh, đổi mới, sáng tạo, tích cực, năng động, dám nghĩ, dám làm. Đặc biệt là thay đổi nhận thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Trong 10 năm qua, quy mô, mạng lưới các cấp học tại TP.HCM đã được đầu tư phát triển đồng bộ. Thành phố đầu tư kinh phí khá lớn nhằm xây dựng mạng lưới trường học với trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới chiếm khoảng 28% ngân sách chi thường xuyên hàng năm.

Tại Lạng Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Xuân Huyên cho hay, trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, môi trường giáo dục được từng bước cải thiện, công bằng trong tiếp cận giáo dục các vùng miền, đặc biệt là các địa bàn đặc biệt khó khăn đã được nâng lên. Tỉ lệ huy động tới trường các cấp học đạt kết quả cao. Kết quả công tác phổ cập xóa mù chữ được giữ vững 100% ở các xã, phường, thị trấn. Chất lượng đội ngũ, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được nâng lên. Sau 10 năm, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên ở các cấp học, tỉ lệ tốt nghiệp THPT trên 98%.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, với đặc thù địa bàn biên giới, nhiều điểm lớp ghép, trường lẻ nên ngành giáo dục đào tạo tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai như thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; thiếu giáo viên, đặc biệt là các môn học mới, thiếu sự kết nối với các doanh nghiệp…

Ông Dương Xuân Huyên đề nghị Bộ Chính trị tiếp tục chỉ đạo triển khai Nghị quyết 29 trong thời gian tiếp theo. Điều này đảm bảo sự liên thông giữa các chính sách, kế hoạch, văn bản đã được ban hành. Bên cạnh đó, cũng đảm bảo và phát huy được vai trò của đội ngũ tri thức.

PGS. TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Thương đánh giá, trong 10 năm qua, đối với giáo dục đại học, nhận thức của người học, người dạy có những thay đổi tích cực, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận đặc biệt là thực hiện tự chủ đại học, đem lại sức sống mới, động lực phát triển cho giáo dục đại học. Tuy nhiên, PGS. TS Bùi Anh Tuấn cũng cho rằng, trong quá trình thực hiện tự chủ còn gặp những bất cập như nhận thức và kỳ vọng của các bên liên quan có sự khác nhau. Một số cơ sở giáo dục đại học đồng nhất tự chủ đại học là tự chủ tài chính, thiếu sự quan tâm đến tự chủ học thuật, cơ chế, chính sách về tự chủ chưa thật sự rõ ràng.

Khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, có vai trò và vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh bày tỏ sự nhất trí với các ý kiến đưa ra tại hội nghị về những kết quả đạt được cũng như các bấp cập, khó khăn còn tồn tại.

Ông Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, dù khó khăn thế nào thì đầu tư cho giáo dục vẫn phải ưu tiên, đi trước trong đầu tư phát triển. Song song với đầu tư trong nhà nước thì cần phải thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho lĩnh vực này. Cần phải tiếp tục những bổ sung, hoàn thiện những giải pháp tạo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục. Giáo dục toàn diện cũng cần phải quan tâm hơn về ứng xử học đường. Trong đó, giá trị văn hóa học đường cần được đặc biệt chú trọng.

Phát biểu tổng kết hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, ở thời điểm bắt đầu đổi mới, giáo dục xuất phát thấp, khó khăn nhiều, điều kiện khó, kỳ vọng lớn, mong muốn cao, ước mong nhiều... quá trình để đạt được những điều đó, trong bối cảnh ấy rất khó khăn. Cho nên, những kết quả đạt được 10 năm qua cho thấy sự cố gắng vượt bậc của các bộ, ban, ngành và các địa phương. Trong đó, đặc biệt là vai trò triển khai của các 63 tỉnh/thành phố.

“Qua quá trình đánh giá các tỉnh/thành phố, ở nơi nào, Đảng bộ, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm thì ở đó sự đổi mới đạt được kết quả rất cao. Điều đó lại không đồng nhất với hoàn cảnh nơi đó giàu hay nghèo. Có một số nơi điều kiện khó khăn nhưng sự đổi mới đạt được rất nhiều. Như vậy, giữa cái khó và đổi mới dường như chỉ là sự ràng buộc tương đối. Nơi nào nhận thức, chỉ đạo quyết liệt, quyết tâm mạnh mẽ, sự đổi mới ở đó diễn ra mạnh mẽ hơn. Chúng tôi nhấn mạnh, cảm ơn các địa phương và mong trong thời gian tới các địa phương sẽ làm tốt hơn nữa những công việc đang làm”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Nhìn nhận việc tổng kết Nghị quyết 29 trong bối cảnh rất nhiều nội dung trong Nghị quyết vẫn còn đang làm, vẫn đang triển khai, vẫn chưa hoàn tất và ngay cả những việc vừa hoàn thành thì phải nhiều năm sau mới có thể nhìn thấy hết đầy đủ được giá trị, ảnh hưởng của kết quả, Bộ trưởng đồng thời cho biết, ban Cán sự đảng Bộ GD-ĐT sẽ kiến nghị với Bộ Chính trị để đưa vào kết luận một trong những nội dung rất nhấn mạnh là yêu cầu về việc kiên trì định hướng đổi mới, còn rất nhiều việc phải làm tiếp; kiên trì thì những việc làm đã qua mới có thể có tác dụng trong thời gian sắp tới. “Chúng tôi sẽ kiến nghị về sự kiên định, nhất quán, thống nhất trong chỉ đạo của sự đổi mới có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng”, Bộ trưởng chia sẻ.

Đề cập tới những thách thức với giáo dục trong giai đoạn mới mà cách đây 10 năm, Nghị quyết 29 chưa đề cập và phân tích hết được như: Thách thức mới trong phát triển con người ở thời đại kinh tế thị trường đang phát triển mạnh, trong thời đại công nghệ số, không gian số, trí tuệ nhân tạo và các yếu tố mới xuất hiện; thách thức mới trong phát triển nguồn nhân lực khi những yêu cầu về năng lực mới, kỹ năng mới xuất hiện rất nhiều; thách thức khi đời sống cao hơn, việc phân hoá giàu - nghèo lớn lên nguy cơ mất bình đẳng trong giáo dục có thể gia tăng; thách thức trong cạnh tranh toàn cầu cả từ giáo dục phổ thông và giáo dục đại học… Bộ trường cho biết, trong đề xuất kết luận với Bộ Chính trị, sẽ có những đề xuất nhằm tăng cường sự thích ứng, xử lý, vượt qua những thách thức trong thời kỳ sắp tới.

3 vấn đề chính theo Bộ trưởng cũng sẽ được đề cập trong kết luận tiếp tục triển khai Nghị quyết 29 trong thời gian tới là nhận thức, thể chế và nguồn lực.

Về vấn đề nhận thức, Bộ trưởng nhấn mạnh, bản thân Nghị quyết 29 đã là đổi mới về quan điểm đối với giáo dục, nhưng nhận thức ở trong các cấp, các ngành trong giáo dục vẫn là một vấn đề lớn. Bên cạnh một nhận thức cho đầy đủ và thấu đáo, quan trọng hơn cần sự hành động tương xứng và cần sự hành động cho đến nơi đến chốn. “Câu chuyện hành động cho tương xứng với nhận thức vẫn là câu chuyện lớn cần làm tiếp để cho những vấn đề của Nghị quyết 29 được thực hiện một cách đầy đủ và triệt để trong thời gian sắp tới”, Bộ trưởng nhìn nhận.

Về vấn đề thể chế, theo Bộ trưởng, sẽ cần tiếp tục rà soát các văn bản, các bộ luật, xây dựng Luật mới là Luật Nhà giáo và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để mở đường cho xã hội hoá trong giáo dục, tự chủ trong giáo dục và mở đường cho những đổi mới khác.

Đối với vấn đề nguồn lực bao gồm tài chính giáo dục, đầu tư cho giáo dục và nguồn lực con người. Bộ trường cho rằng, càng ngày chúng ta càng nhận thức sâu sắc và toàn diện vai trò có tính chất quyết định của lực lượng nhà giáo trong công cuộc đổi mới này và chắc chắn sẽ phải làm nhiều việc hơn nữa phát triển đội ngũ nhà giáo để hoàn tất các mục tiêu đổi mới giáo dục trong thời gian sắp tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bạo lực trên Internet: Cần làm gì để ngăn trẻ em tiếp cận?
Bạo lực trên Internet: Cần làm gì để ngăn trẻ em tiếp cận?

VOV.VN - Theo số liệu của Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số, gần 36,5% trẻ em đã phải trải nghiệm các thông tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực trên Internet; hơn 13% tiếp xúc không mong muốn với các tài liệu khiêu dâm.

Bạo lực trên Internet: Cần làm gì để ngăn trẻ em tiếp cận?

Bạo lực trên Internet: Cần làm gì để ngăn trẻ em tiếp cận?

VOV.VN - Theo số liệu của Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số, gần 36,5% trẻ em đã phải trải nghiệm các thông tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực trên Internet; hơn 13% tiếp xúc không mong muốn với các tài liệu khiêu dâm.

Quá nhiều “sân chơi” phải tham gia, thầy trò đều oải
Quá nhiều “sân chơi” phải tham gia, thầy trò đều oải

VOV.VN - Hiện nay, có rất nhiều cuộc thi trên các ứng dụng (app) tới mức "bội thực" được triển khai về các trường, chủ yếu ở khối tiểu học.

Quá nhiều “sân chơi” phải tham gia, thầy trò đều oải

Quá nhiều “sân chơi” phải tham gia, thầy trò đều oải

VOV.VN - Hiện nay, có rất nhiều cuộc thi trên các ứng dụng (app) tới mức "bội thực" được triển khai về các trường, chủ yếu ở khối tiểu học.

Cô giáo trường PTDT nội trú giành giải Nhất cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử yêu nước
Cô giáo trường PTDT nội trú giành giải Nhất cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử yêu nước

VOV.VN - Chiều nay (13/12), tại Hà Nội diễn ra Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” năm 2023.

Cô giáo trường PTDT nội trú giành giải Nhất cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử yêu nước

Cô giáo trường PTDT nội trú giành giải Nhất cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử yêu nước

VOV.VN - Chiều nay (13/12), tại Hà Nội diễn ra Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” năm 2023.

“Bạo lực ngược” học đường: Đừng để truyền thống “tôn sư trọng đạo” bị mai một!
“Bạo lực ngược” học đường: Đừng để truyền thống “tôn sư trọng đạo” bị mai một!

VOV.VN - Vừa qua, sự việc một nhóm học sinh lớp 6-7 tại Tuyên Quang chốt cửa, dồn cô giáo vào góc tường, ném dép vào người đang đặt ra nhiều vấn đề đáng báo động cho ngành giáo dục.

“Bạo lực ngược” học đường: Đừng để truyền thống “tôn sư trọng đạo” bị mai một!

“Bạo lực ngược” học đường: Đừng để truyền thống “tôn sư trọng đạo” bị mai một!

VOV.VN - Vừa qua, sự việc một nhóm học sinh lớp 6-7 tại Tuyên Quang chốt cửa, dồn cô giáo vào góc tường, ném dép vào người đang đặt ra nhiều vấn đề đáng báo động cho ngành giáo dục.

Gần 700 đại biểu dự Đại hội toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ XI
Gần 700 đại biểu dự Đại hội toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ XI

VOV.VN - Hôm nay (11/12), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. 

Gần 700 đại biểu dự Đại hội toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ XI

Gần 700 đại biểu dự Đại hội toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ XI

VOV.VN - Hôm nay (11/12), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.