Chàng trai khiếm thính và ứng dụng nghe nói hộ người cùng cảnh ngộ

VOV.VN -Chưa từng được nghe âm thanh cuộc sống, có giai đoạn chỉ có thể nói chuyện duy nhất với mẹ bằng ký hiệu. Thái Anh hiểu những gì mà NKT phải trải qua.

“Em có thể kể với mẹ và chị về bạn trai mới của em rồi”, Hoàng Linh Giang (Đống Đa, Hà Nội) diễn đạt lại bằng ký hiệu như vậy với vẻ mặt mừng rỡ khi nói về dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu.

Ở tuổi đôi mươi, tâm sự với mẹ về chuyện tình cảm điều rất bình thường với bao cô gái khác, thế nhưng, đó lại là ước mơ của những người không có khả năng nghe, nói như Giang.

 Đỗ Hoàng Thái Anh trong buổi ra mắt ứng dụng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính. 

Không được đi học, không biết viết, nên khi ra ngoài mua đồ, hay đi bất cứ đâu, Giang cũng cần có người nhà đi cùng. Mỗi lần phải “khua chân múa tay” cố gắng diễn đạt, để rồi nhận lại sự ngơ ngác của mọi người xung quanh là thêm một lần Giang cảm thấy lạc lõng.

Nghe phiên dịch qua video, Giang gật đầu liên hồi, ánh mắt sung sướng khi có thể chia sẻ với mẹ mọi điều về người con trai mà cô thương.

Với ứng dụng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu qua video, mọi ký hiệu của người khiếm thính sẽ được phiên dịch viên trực tuyến dịch ra ngôn ngữ bình thường và ngược lại. Đây là dịch vụ phiên dịch online đầu tiên tại Việt Nam dành cho những người kém may mắn không thể nghe, nói. Thông qua hình thức phiên dịch, người khiếm thính có thể dễ dàng giao tiếp với người thân trong gia đình, đi siêu thị,đi làm… mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Dịch vụ này được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội mới cho những người không có khả năng nghe nói. Thế nhưng hiếm ai nghĩ rằng, ứng dụng này được tạo ra bởi một người khiếm thính.

Giống như bao người cùng cảnh ngộ khác, Đỗ Hoàng Thái Anh (sinh năm 1985), Phó Chủ tịch Chi hội người điếc Hà Nội đã từng trải qua những quãng thời gian thực sự khó khăn.

“Khi lên 5 tuổi, tôi bắt đầu tò mò về những thứ xung quanh, có nhu cầu giao tiếp nhưng lại không biết diễn tả thế nào. Cảm giác lúc ấy rất bức bối, tôi thường xuyên cáu gắt, nóng giận. Khi ấy, mẹ đã phải tự nghĩ ra những quy ước ký hiệu đơn giản riêng để hai mẹ con nói chuyện với nhau. Mẹ tôi thậm chí đã đi học cả những lớp về tâm lý, ký hiệu của người khiếm thính để có thể hiểu và nói chuyện với tôi hàng ngày”, Đỗ Hoàng Thái Anh tâm sự.

Nhớ về khoảng thời gian từng học tại trường dành cho những trẻ bình thường khác, Thái Anh cho biết, anh đã thực sự rất khó khăn khi cô giáo dạy theo phương pháp viết lên bảng để học sinh viết theo. “Tôi chỉ vẽ theo nét chữ mà không hiểu ngữ nghĩa là gì. Lúc đó tôi thấy rất khó chịu, căng thẳng”.

Tuy nhiên, Thái Anh vẫn tự nhận mình may mắn hơn những người bạn khác đồng cảnh ngộ khác: “Tôi có được một người mẹ tuyệt vời. Suốt quãng thời gian khó khăn, mẹ luôn ở bên cạnh. Nhiều cha mẹ của trẻ khiếm thính vẫn luôn kỳ vọng rằng một ngày con họ có thể nghe, nói được bình thường, chính sự kỳ vọng ấy mà họ không cho con giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu. Đó thực sự là một áp lực tâm lý”.

Nhờ có gia đình luôn ở bên ủng hộ, Đỗ Hoàng Thái Anh đã có thể tự tin lớn lên và tham gia vào cộng đồng người khiếm thính. Sau này, anh trở thành giảng viên của một trung tâm ngôn ngữ ký hiệu, dạy ngôn ngữ ký hiệu cho những người bình thường có nhu cầu giao tiếp với người khiếm thính.

Qua quá trình tiếp xúc với nhiều người khiếm thính khác, anh nhận thấy mỗi người khiếm thính đều có những khả năng riêng: “Dù không thể nghe, nhưng chúng tôi học bằng mắt rất nhanh, nhiều người rất khéo tay, có thể làm nhiều nghề. Tuy nhiên cuộc sống của người khiếm thính vẫn còn rất nhiều khó khăn. Ngay trong giao tiếp hàng ngày với mọi người trong gia đình cũng đã khó. Những người xung quanh không thể hiểu hoặc vờ như đã hiểu khiến người khiếm thính cảm thấy rất khó chịu. Khi đi xin việc, người khiếm thính lại càng gặp nhiều cản trở hơn nữa. Cũng bởi vậy mà đa phần những người khiếm thính không có công việc ổn định, cuộc sống bấp bênh, đặc biệt là những người sống ở nông thôn”.

Thái Anh chia sẻ, ý tưởng về một dịch vụ dịch trực tuyến ngôn ngữ ký hiệu đến với anh sau chuyến công tác Hàn Quốc và Thái Lan năm 2013. Tham gia “Hội trại thanh niên điếc thế giới” tổ chức tại Hàn Quốc, chàng trai 8x ngạc nhiên khi chứng kiến những người khiếm thính ở đây được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ toàn diện, có cơ hội phát triển như bao người bình thường khác. 

Anh cho biết: “Tại Hàn Quốc, người khiếm thính được hỗ trợ để tiếp cận giáo dục, các dịch vụ công cộng rất tốt thông qua đội ngũ thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu trực tiếp hoặc online. Họ có cơ hội học tập, có những cơ hội nghề nghiệp tốt với mức thu nhập không thua kém những người bình thường. Trong khi đó, ở Việt Nam, hầu hết người khiếm thính không được học hành, chỉ làm những công việc giản đơn với thu nhập thấp. Hơn nữa, cả nước ta hiện nay mới có trên dưới 20 thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu”, Anh Thái Anh trăn trở.

Thấu hiểu những gì mà người khiếm thính phải trải qua, Đỗ Hoàng Thái Anh luôn ấp ủ mang ứng dụng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu này trở về Việt Nam.

Sau quá trình nghiên cứu thực tế, đầu năm 2018, với sự hỗ trợ từ phía Hàn Quốc, Đỗ Hoàng Thái Anh đã chính thức mở ứng dụng phiên dịch trực tuyến qua video dành cho người khiếm thính.

Thái Anh cho biết, để sử dụng dịch vụ này, người dùng chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, hay máy tính bảng có camera và kết nối internet.
Ứng dụng hỗ trợ người khiếm thính trò chuyện với bạn bè, đối tác, người thân… qua một thông dịch viên trực tuyến. Thái Anh cho biết, hiện tại công ty sẽ hoạt động ở Hà Nội, tương lai sẽ nhân rộng tại các tỉnh, thành phố khác.

Với ý tưởng này, Đỗ Hoàng Thái Anh đã vinh dự nhận giải thưởng trong cuộc thi Ý tưởng sáng tạo do chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức.

Đỗ Hoàng Thái Anh hy vọng, ứng dụng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu sẽ mở ra cơ hội mới để người khiếm thính được giao tiếp tốt hơn, có cơ hội việc làm, cải thiện cuộc sống và đóng góp cho cộng đồng./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam có 8 triệu người khuyết tật
Việt Nam có 8 triệu người khuyết tật

VOV.VN - Theo thống kê của Ủy ban Quốc gia về NKT, hiện nay, Việt Nam có khoảng 8 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân số

Việt Nam có 8 triệu người khuyết tật

Việt Nam có 8 triệu người khuyết tật

VOV.VN - Theo thống kê của Ủy ban Quốc gia về NKT, hiện nay, Việt Nam có khoảng 8 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân số

“Anh nông dân lưng gù” đoạt giải nhất phim về quyền người khuyết tật
“Anh nông dân lưng gù” đoạt giải nhất phim về quyền người khuyết tật

VOV.VN - Người khiếm thị có thể chụp ảnh, người khuyết tật vẫn có thể quay phim. Đó là những chuyện bình thường tại Lễ trao giải phim về quyền người khuyết tật.

“Anh nông dân lưng gù” đoạt giải nhất phim về quyền người khuyết tật

“Anh nông dân lưng gù” đoạt giải nhất phim về quyền người khuyết tật

VOV.VN - Người khiếm thị có thể chụp ảnh, người khuyết tật vẫn có thể quay phim. Đó là những chuyện bình thường tại Lễ trao giải phim về quyền người khuyết tật.

Tìm hiểu về tay đua người khuyết tật đặc biệt nhất tại MSF 2017
Tìm hiểu về tay đua người khuyết tật đặc biệt nhất tại MSF 2017

VOV.VN - Tay lái đặc biệt này thường xuyên xuất hiện tại những sự kiện drifting, chủ yếu tại Melaka và nổi tiếng với phong cách drift hoa mỹ.

Tìm hiểu về tay đua người khuyết tật đặc biệt nhất tại MSF 2017

Tìm hiểu về tay đua người khuyết tật đặc biệt nhất tại MSF 2017

VOV.VN - Tay lái đặc biệt này thường xuyên xuất hiện tại những sự kiện drifting, chủ yếu tại Melaka và nổi tiếng với phong cách drift hoa mỹ.

Nhà vệ sinh Xanh, thuận tiện cho người khuyết tật
Nhà vệ sinh Xanh, thuận tiện cho người khuyết tật

VOV.VN - Theo chị Ngọc một người khuyết tật: tiện ích của nhà vệ sinh đã tạo cho người khuyết tật sự thuận tiện nhất trong quá trình sử dụng với mọi dạng tật

Nhà vệ sinh Xanh, thuận tiện cho người khuyết tật

Nhà vệ sinh Xanh, thuận tiện cho người khuyết tật

VOV.VN - Theo chị Ngọc một người khuyết tật: tiện ích của nhà vệ sinh đã tạo cho người khuyết tật sự thuận tiện nhất trong quá trình sử dụng với mọi dạng tật

Người khuyết tật chật vật làm chủ doanh nghiệp
Người khuyết tật chật vật làm chủ doanh nghiệp

VOV.VN - Còn nhiều rào cản khiến người khuyết tật phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp.

Người khuyết tật chật vật làm chủ doanh nghiệp

Người khuyết tật chật vật làm chủ doanh nghiệp

VOV.VN - Còn nhiều rào cản khiến người khuyết tật phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp.