ATM Oxy - tiếp sức cho bệnh nhân cách ly tại nhà

VOV.VN - “Trao oxy - nối dài sự sống” là thông điệp của chương trình ATM Oxy vừa được anh Hoàng Tuấn Anh, cha đẻ của mô hình ATM gạo năm 2020 phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM triển khai.

Triển khai từ hôm qua (2/8), đến hôm nay 3/8, ATM Oxy đã huy động được 90 bình oxy loại 8 lít. Mỗi ngày, các xe bán tải sẽ đi nạp khí oxy tại các trạm sang chiết ở ngoại thành và các tỉnh lân cận sau đó đưa về các trạm tiếp oxy đặt tại 6 quận huyện, là: Quận 7, Quận 8, Quận 10, quận Tân Phú, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.

Những gia đình có bệnh nhân cần đổi bình oxy sau khi liên hệ vào số hotline 0796 55 5564 sẽ được tình nguyện viên mang đến tận nhà để đổi bình hoàn toàn miễn phí. Với gia đình chưa có bình oxy và hoàn cảnh khó khăn thì ATM Oxy cho mượn bình mà không cần đặt cọc.

Là trường hợp F0 điều trị tại nhà, ông Trịnh Thành Đạt ngụ ở phường 14, Quận 8 cho biết, nhờ ATM Oxy hỗ trợ mà ông cầm cự được trong thời gian chờ nhập viện.

 “Tối qua, người thân gọi cho phường thì oxy của y tế phường cũng hết. Có người cho số bên ATM này. Tôi gọi, chỉ nửa tiếng sau là có người mang bình tới. Gia đình rất mừng. Chương trình rất ý nghĩa, giúp kịp cho người dân khi cần”, ông Đạt nói.

 Anh Hoàng Tuấn Anh - người khởi xướng chương trình cho biết, chỉ sau 1 ngày ra mắt ATM Oxy đã nhận được khá nhiều cuộc gọi xin tiếp oxy. Ban tổ chức dự kiến nhu cầu sẽ còn tăng cao hơn, vì hiện nay, số lượng F0, F1 đang cách ly tại nhà ở TP.HCM khá lớn.

Anh Hoàng Tuấn Anh rất mong sẽ có thêm sự đồng hành của cộng đồng để tăng số lượng bình oxy hỗ trợ và phủ khắp được 21 quận huyện, TP. Thủ Đức trong thời gian tới: “Khi lắp được bình ở tất cả các quận huyện thì các tình nguyện viên, đoàn viên sẽ không phải đi từ quận này qua quận kia để lấy. Ngoài ra cũng sẽ đem bình đến kịp thời hơn cho các bệnh nhân.

 Sau giai đoạn 1 là hỗ trợ bình oxy cho các bệnh nhân, các F0 tại nhà thì giai đoạn 2, ATM Oxy sẽ hỗ trợ đổi bình oxy miễn phí cho bệnh viện với số lượng dự kiến là 5.000 - 10.000 bình. Giai đoạn 3, ATM Oxy sẽ cho bệnh viện mượn để sau này khi TP.HCM giảm dịch thì có thể hỗ trợ các tỉnh thành khác trên cả nước./.

Viết bình luận

Tin liên quan

Người dân mua bình oxy tích trữ, chuyên gia nói gì?
Người dân mua bình oxy tích trữ, chuyên gia nói gì?

VOV.VN - Việc tự ý mua bình oxy hay máy tạo oxy để phòng hoặc điều trị Covid-19 là không cần thiết, gây khan hiếm giả tạo nguồn hàng, có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của chính người sử dụng.

Người dân mua bình oxy tích trữ, chuyên gia nói gì?

Người dân mua bình oxy tích trữ, chuyên gia nói gì?

VOV.VN - Việc tự ý mua bình oxy hay máy tạo oxy để phòng hoặc điều trị Covid-19 là không cần thiết, gây khan hiếm giả tạo nguồn hàng, có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của chính người sử dụng.

Người dân hãy cân nhắc kỹ khi sử dụng bình oxy y tế tại nhà
Người dân hãy cân nhắc kỹ khi sử dụng bình oxy y tế tại nhà

VOV.VN - Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, đại diện Sở Y tế TP.HCM đã khuyến cáo người dân nên tìm hiểu, cân nhắc kỹ khi sử dụng bình oxy tại nhà trong thời gian này.

Người dân hãy cân nhắc kỹ khi sử dụng bình oxy y tế tại nhà

Người dân hãy cân nhắc kỹ khi sử dụng bình oxy y tế tại nhà

VOV.VN - Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, đại diện Sở Y tế TP.HCM đã khuyến cáo người dân nên tìm hiểu, cân nhắc kỹ khi sử dụng bình oxy tại nhà trong thời gian này.

Chật vật tìm được bình oxy, bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ đã cận kề cái chết
Chật vật tìm được bình oxy, bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ đã cận kề cái chết

VOV.VN - Người dân Ấn Độ đã phải chật vật tìm kiếm từng bình oxy trong bối cảnh nước này đang bị tấn công bởi làn sóng Covid-19 nghiêm trọng gây ra cuộc khủng hoảng chưa từng có cho hệ thống y tế.

Chật vật tìm được bình oxy, bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ đã cận kề cái chết

Chật vật tìm được bình oxy, bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ đã cận kề cái chết

VOV.VN - Người dân Ấn Độ đã phải chật vật tìm kiếm từng bình oxy trong bối cảnh nước này đang bị tấn công bởi làn sóng Covid-19 nghiêm trọng gây ra cuộc khủng hoảng chưa từng có cho hệ thống y tế.