Tái bản sách “Khi hồng hạc bay về”

VOV.VN - Từng phát hành vào năm 2008, cuốn sách “Khi hồng hạc bay về” của Hòa thượng Thích Huyền Diệu vừa được tái bản gần đây.

Cuốn sách “Khi hồng hạc bay về” của Hòa thượng Thích Huyền Diệu vừa được giới thiệu tái bản sáng nay 21/11/2021 tại Hà Nội. Mặc dù được xuất bản và tái bản nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên cuốn sách "Khi hồng hạc bay về" được ra mắt với sự tham dự và chia sẻ của tác giả. Tại lễ công bố tái bản sách “Khi hồng hạc bay về”, ông Phạm Sanh Châu – Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kiêm Nepal và Bhutan cho biết thầy Huyền Diệu đã đóng góp rất lớn để hình thành và phát triển hai ngôi chùa của Việt Nam ở Ấn Độ và Nepal; cũng là người đã có công lao to lớn để thúc đẩy Phật giáo nói chung và Phật giáo tại Việt Nam nói riêng.

 

Khi hồng hạc bay về” là cuốn sách đầu tay của Hòa thượng Thích Huyền Diệu. Trong thời gian lưu trú tại Lumbini (Nepal), thầy Huyền Diệu có dịp chứng kiến chim hồng hạc xuất hiện tại nơi mình sinh sống – điều tác giả chưa từng thấy trước đây. Ấn tượng về sự kiện kỳ thú này, tác giả đi sâu tìm hiểu và bắt đầu viết những chia sẻ, cảm tưởng, bài báo trước khi hoàn thiện cuốn sách “Khi hồng hạc bay về”.

Chia sẻ về mối nhân duyên với loài chim hồng hạc, thầy Huyền Diệu cho biết đây là bài học lớn trong cuộc đời mình, nhờ loài chim này mà tác giả có cơ hội gần gũi thiên nhiên. Trong quá trình thực hiện công việc bảo vệ loài chim này, thầy Huyền Diệu có dịp tới nhiều nơi, làm nhiều việc tốt, giúp đỡ nhiều người hơn. Từ phát nguyện xây dựng được ngôi chùa Việt Nam đầu tiên trên Thánh địa, với tấm lòng kính quý và tri ân Đức Phật - Thầy đã nỗ lực âm thầm chấn hưng vùng đất nơi Đức Phật đã sinh ra, từ vùng phế tích trở thành một quần thể Phật giáo của cả thế giới với hơn 30 ngôi chùa quốc tế. Những đóng góp của Thầy cho việc vãn hồi hoà bình, chấm dứt cuộc nội chiến đãm máu tại Nepal được kể lại trong “ Khi hồng hạc bay về” cũng đã từng được Liên Hợp Quốc xuất bản trong cuốn sách bằng tiếng Anh “ Vũ khí tình thương” tại Thuỵ Sĩ năm 2016.

Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết cuốn sách được viết bởi "một người Việt Nam có đầy đủ bi - trí - dũng, đầy đủ tâm từ của nhà Phật, đủ tâm, trí tuệ, thông thái và sự dũng cảm". Qua cuốn sách, độc giả không chỉ hiểu thêm câu chuyện xây chùa tại Ấn Độ và Nepal mà thầy Huyền Diệu còn làm cầu, trường học, bệnh viện cho người dân địa phương được thụ hưởng, bảo tồn được loài chim quý hiếm, giữ gìn được sinh thái cho vùng đất Lumbini.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Truyện ngắn "Đêm mưa lũ" - Thăng trầm cuộc sống người dân vùng lũ
Truyện ngắn "Đêm mưa lũ" - Thăng trầm cuộc sống người dân vùng lũ

VOV.VN - Truyện ngắn “Đêm lũ mưa” được nhà văn Sương Nguyệt Minh viết sống động như một trang phóng sự với nhiều hình ảnh, sự kiện khi nhân vật tôi là nhà báo, nhà văn đi cứu trợ người dân vùng lũ. Nhưng không vì thế mà câu chuyện thiếu đi những yếu tố nghệ thuật.

Truyện ngắn "Đêm mưa lũ" - Thăng trầm cuộc sống người dân vùng lũ

Truyện ngắn "Đêm mưa lũ" - Thăng trầm cuộc sống người dân vùng lũ

VOV.VN - Truyện ngắn “Đêm lũ mưa” được nhà văn Sương Nguyệt Minh viết sống động như một trang phóng sự với nhiều hình ảnh, sự kiện khi nhân vật tôi là nhà báo, nhà văn đi cứu trợ người dân vùng lũ. Nhưng không vì thế mà câu chuyện thiếu đi những yếu tố nghệ thuật.

"Những ngày thứ Ba với thầy Morrie" - cuốn sách ý nghĩa về người thầy
"Những ngày thứ Ba với thầy Morrie" - cuốn sách ý nghĩa về người thầy

VOV.VN - Cuốn sách viết về những ngày cuối đời, khoá học cuối cùng của một giáo sư. Điều quan trọng nhất không phải bởi các bài học: tình yêu, cái chết, sự sống, tiền bạc, hạnh phúc... mà quan niệm về những điều đó thật giản dị và xúc động.

"Những ngày thứ Ba với thầy Morrie" - cuốn sách ý nghĩa về người thầy

"Những ngày thứ Ba với thầy Morrie" - cuốn sách ý nghĩa về người thầy

VOV.VN - Cuốn sách viết về những ngày cuối đời, khoá học cuối cùng của một giáo sư. Điều quan trọng nhất không phải bởi các bài học: tình yêu, cái chết, sự sống, tiền bạc, hạnh phúc... mà quan niệm về những điều đó thật giản dị và xúc động.

Bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” xuất hiện trong cuộc thi hùng biện Tiếng Việt toàn Nhật Bản
Bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” xuất hiện trong cuộc thi hùng biện Tiếng Việt toàn Nhật Bản

VOV.VN - 8 thí sinh tham gia phần thi đọc diễn cảm với hai tác phẩm “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của tác giả Tòng Văn Hân và “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến” của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.

Bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” xuất hiện trong cuộc thi hùng biện Tiếng Việt toàn Nhật Bản

Bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” xuất hiện trong cuộc thi hùng biện Tiếng Việt toàn Nhật Bản

VOV.VN - 8 thí sinh tham gia phần thi đọc diễn cảm với hai tác phẩm “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của tác giả Tòng Văn Hân và “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến” của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.