Gần 5.000 lao động tại Hà Nam mất việc, lao đao do dịch Covid-19

VOV.VN - Hà Nam có khoảng 4.776 lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam, đến hết tháng 8, Hà Nam có khoảng 4.776 lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng việc làm và thu nhập do tác động của đại dịch Covid-19, trong đó có hơn 2.000 lao động đã tự nghỉ việc.

Toàn tỉnh Hà Nam có 317 dự án FDI đang hoạt động, trong đó có 276 dự án đang hoạt động trong các Khu công nghiệp, 41 dự án đang hoạt động ngoài các Khu công nghiệp.

Trong tổng số 276 dự án đang hoạt động trong Khu công nghiệp, có 215 dự án (chiếm 77,8%)  đang hoạt động cầm chừng hoặc suy giảm sản xuất, 9 dự án tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của 2.896 lao động.

Đối với 41 dự án ngoài Khu công nghiệp, đã có 16 dự án (chiếm 39%) đang hoạt động cầm chừng hoặc suy giảm sản xuất với số lao động tự nghỉ việc, bị doanh nghiệp cho nghỉ việc nhưng vẫn trả lương, tạm cho nghỉ việc không trả lương là 1.880 người.

Tình hình dịch bệnh đến thời điểm này cơ bản đã được khống chế, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động, tiếp tục sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tuyển dụng gặp nhiều khó khăn, người lao động chưa sẵn sàng trở lại thị trường lao động sau thời gian nghỉ việc do dịch bệnh Covid-19.

Dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng Hà Nam vẫn thu hút được lượng lớn vốn FDI đầu tư vào tỉnh này với trên 448 triệu USD. Theo thống kê, từ năm 2016 đến tháng 8/2020, vốn thực hiện của các doanh nghiệp FDI ước đạt 1.487,4 triệu USD, tăng 117,8% so với giai đoạn 2011-2015. Năm 2020, toàn tỉnh Hà Nam có 30 dự án FDI tổng vốn đầu tư đăng ký 501,4 triệu USD đăng ký đi vào hoạt động.

Tỉnh Hà Nam cũng luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp khi đến tìm hiểu môi trường đầu tư và nhất là khi đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp FDI yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại tỉnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội: 9.000 lao động đến làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tháng 8
Hà Nội: 9.000 lao động đến làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tháng 8

VOV.VN - Theo Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, riêng tháng 8 có hơn 9.000 lao động của hơn 2.000 doanh nghiệp ở Hà Nội đến làm thủ tục, giảm hơn 400 hồ sơ so với tháng 7.

Hà Nội: 9.000 lao động đến làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tháng 8

Hà Nội: 9.000 lao động đến làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tháng 8

VOV.VN - Theo Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, riêng tháng 8 có hơn 9.000 lao động của hơn 2.000 doanh nghiệp ở Hà Nội đến làm thủ tục, giảm hơn 400 hồ sơ so với tháng 7.

Lao động phi chính thức chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19
Lao động phi chính thức chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19

VOV.VN - Đợt dịch Covid-19 lần 2 tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động, trong đó, nhóm lao động phi chính thức sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Lao động phi chính thức chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19

Lao động phi chính thức chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19

VOV.VN - Đợt dịch Covid-19 lần 2 tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động, trong đó, nhóm lao động phi chính thức sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nghịch lý tuyển dụng lao động ở Bình Dương
Nghịch lý tuyển dụng lao động ở Bình Dương

VOV.VN - Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội Bình Dương cần rà soát để tránh tình trạng doanh nghiệp và người lao động “bắt tay” trục lợi trợ cấp thất nghiệp.

Nghịch lý tuyển dụng lao động ở Bình Dương

Nghịch lý tuyển dụng lao động ở Bình Dương

VOV.VN - Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội Bình Dương cần rà soát để tránh tình trạng doanh nghiệp và người lao động “bắt tay” trục lợi trợ cấp thất nghiệp.