Dệt may - da giày lo lắng khó khăn lưu thông, thiếu nguồn lao động

VOV.VN - Chuỗi cung ứng dệt may, da giày có nguy cơ đứt gãy do những yếu tố trong nước và việc khan hiếm lao động là một nguyên nhân chính.

Tại buổi đối thoại trực tuyến “Chung sức vì sự phục hồi bền vững ngành dệt may - da giày Việt Nam” do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) phối hợp Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) tổ chức chiều 8/10, đại diện 2 Hiệp hội này cho biết, qua khảo sát với 256 doanh nghiệp (DN) dệt may, giày dép và 300 công nhân của 2 ngành này cho thấy, đã có đến 68,1% số DN cho biết bị nhãn hàng phạt do giao hàng chậm; 12,2% DN bị đối tác hủy đơn và DN phải đền hợp đồng.

Chỉ 34,7% DN còn duy trì hoạt động

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch thường trực Vitas cho biết, riêng ngành dệt may với lực lượng lao động 1,2 triệu người, chiếm gần 65% lao động toàn ngành. Thực hiện giãn cách, nhiều DN thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”; “1 cung đường - 2 điểm đến”, “4 xanh”…. Tuy nhiên, với chi phí xét nghiệm, chi phí sản xuất rất lớn và nguy cơ lây nhiễm vẫn rất cao, đây chỉ là giải pháp tình thế cho một bộ phận DN và không thể kéo dài.

“Phương án phòng chống dịch giữa các địa phương không thống nhất, nơi đóng - nơi mở, nơi chặt - nơi lỏng… cũng là nguyên nhân gây ách tắc khâu vận chuyển nguyên phụ liệu và hàng hóa xuất khẩu”, ông Cẩm nói.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Vitas, chưa khi nào chuỗi cung ứng của dệt may và da giày phải đối mặt với những thách thức vô cùng lớn trong thời gian vừa qua, do gián đoạn nguồn cung nguyên phụ liệu và sụt giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường chính. Đặc biệt, từ cuối tháng 4 đến nay, dịch Covid-19 đã làm cho nhiều DN dệt may, da giày phải đóng cửa, thu hẹp sản xuất, người lao động (NLĐ) mất việc làm.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động (ERC) - bà Đỗ Quỳnh Chi cho biết, theo kết quả khảo sát các DN khu vực áp dụng Chỉ thị 16, có 65,3% DN Việt Nam đã ngừng hoạt động trong tháng 9/2021, chỉ còn 34,7% DN còn duy trì hoạt động. Trong khi đó, số DN FDI vẫn duy trì hoạt động chiếm đến 62,7%.

“Với những doanh nghiệp vẫn hoạt động theo mô hình “3 tại chỗ”, chi phí vận hành DN trong dịch tăng rất cao, trung bình 2,2 tỷ đồng/tuần cho 1 nhà máy có 1.000 NLĐ”, bà Chi thông tin.

Đặc biệt theo bà Chi, khảo sát cho thấy trong bối cảnh giãn cách kéo dài, NLĐ ngành dệt may và da giày đã bị những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, sức khỏe và kinh tế gần như kiệt quệ. Trên 60% NLĐ di cư muốn về quê hoặc đã về quê. “Tuy nhiên, phần lớn NLĐ xác định muốn về quê trong một thời gian ngắn để phục hồi sức khỏe và lo cuộc sống cho bản thân và con cái. 89% NLĐ di cư và 96% NLĐ địa phương muốn tiếp tục làm việc ở các nhà máy”, bà Chi nêu ra.

Phục hồi và giữ chân NLĐ là giải pháp căn cơ

Tại buổi tọa đàm, nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề lớn nhất của các DN hiện nay chính là việc kéo NLĐ trở lại làm việc. Nhất là trong thực tế hiện nay do tâm lý lo sợ lây nhiễm cùng với đời sống khó khăn, do không đi làm, không có thu nhập đã khiến hàng triệu NLĐ rời bỏ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... đã trở về quê và không ít trong số đó là công nhân dệt may, da giày.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam dự báo, chuỗi cung ứng dệt may, da giày lại một lần nữa có nguy cơ đứt gãy không phải do yếu tố cung - cầu bên ngoài mà do chính yếu tố trong nước; trong đó việc khan hiếm lao động là một nguyên nhân chính.

“Đây là bài toán khó cho các DN dệt may, da giày khi bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất theo chủ trương mới của Chính phủ là “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” thay cho chủ trương “Không có Covid-19”, bà Xuân bày tỏ.

Mặt khác theo bà Xuân, nếu thời gian tới dệt may và da giày vẫn chỉ phụ thuộc nguồn cung nguyên phụ liệu cũng như nhu cầu tiêu thụ của một số thị trường nào đó, sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn khi có biến động.

“Sắp tới dệt may và da giày phải tìm cách nâng tỷ lệ chủ động nguồn cung để tránh phụ thuộc và hưởng lợi từ các FTA. Bên cạnh đó, NLĐ là vốn quý nhất của DN, nhất là đối với các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày. Cho nên, việc giữ chân NLĐ, làm cho họ gắn bó với DN là giải pháp căn cơ mà mỗi DN phải làm; trong đó có các vấn đề cấp bách như tiêm vaccine, chế độ hỗ trợ...”, bà Xuân nêu giải pháp.

Liên quan đến vấn đề NLĐ, đại diện ERC – bà Đỗ Quỳnh Chi cho rằng, nếu không có biện pháp hỗ trợ tích cực, sẽ phải mất 3-5 tháng để NLĐ di cư trở lại nhà máy. Để kéo NLĐ trở lại làm việc trong giai đoạn phục hồi, DN cần phải tiêm vaccine cho NLĐ; trong đó lưu ý tăng cường cho khu vực miền Bắc và miền Trung, người lao động di cư về quê. Ngoài ra cần có thể cân nhắc nới lỏng biện pháp chống dịch, lưu thông giữa các tỉnh, cho phép NLĐ đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine làm việc bình thường…

“Dự báo trong 3 tháng cuối năm 2021, ngành dệt may, da giày đều sẽ phải đối diện với vấn đề thiếu lao động trầm trọng do NLĐ có xu hướng về quê tránh dịch, chưa quay trở lại làm việc ngay. Do đó, DN cần thường xuyên liên hệ với NLĐ để nắm tình hình và hỗ trợ ngay khi cần thiết, thu  xếp cho NLĐ di cư về quê an toàn hay tiêm vaccine để họ sớm trở lại hoạt động sản xuất”, bà Chi nói./.

Trong tháng 9/2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ước đạt 3,06 tỷ USD, giảm 8,15% so với tháng trước và giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam trong tháng 9/2021 ước đạt 920 triệu USD, giảm 8,0% so với tháng 8/2021 và giảm 35,2% so với cùng kỳ năm 2020./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người lao động về quê đi qua Đà Nẵng được hỗ trợ xăng miễn phí
Người lao động về quê đi qua Đà Nẵng được hỗ trợ xăng miễn phí

VOV.VN - Hôm nay (8/10), Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tổ chức chương trình "Nghìn lít xăng miễn phí" hỗ trợ người lao động đi xe máy về quê ngang qua địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Người lao động về quê đi qua Đà Nẵng được hỗ trợ xăng miễn phí

Người lao động về quê đi qua Đà Nẵng được hỗ trợ xăng miễn phí

VOV.VN - Hôm nay (8/10), Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tổ chức chương trình "Nghìn lít xăng miễn phí" hỗ trợ người lao động đi xe máy về quê ngang qua địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Vận động, thuyết phục người lao động không về quê tự phát
Vận động, thuyết phục người lao động không về quê tự phát

VOV.VN - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn cần vận động, thuyết phục bằng nhiều hình thức đến từng người lao động, tại khu trọ, nơi cư trú, nơi đang làm việc hoặc qua ứng dụng công nghệ để người lao động không về quê tự phát.

Vận động, thuyết phục người lao động không về quê tự phát

Vận động, thuyết phục người lao động không về quê tự phát

VOV.VN - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn cần vận động, thuyết phục bằng nhiều hình thức đến từng người lao động, tại khu trọ, nơi cư trú, nơi đang làm việc hoặc qua ứng dụng công nghệ để người lao động không về quê tự phát.

"Người lao động ngoại tỉnh ồ ạt về quê là những hình ảnh thực sự đáng buồn"
"Người lao động ngoại tỉnh ồ ạt về quê là những hình ảnh thực sự đáng buồn"

VOV.VN - Giữa tâm dịch, hàng trăm ngàn người lao động từ TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam cố gắng về quê bằng mọi giá. Cực chẳng đã, nhiều lao động cho biết, họ đã hết khả năng chịu đựng, chống chọi giữa thành phố khi mất việc, hết tiền.

"Người lao động ngoại tỉnh ồ ạt về quê là những hình ảnh thực sự đáng buồn"

"Người lao động ngoại tỉnh ồ ạt về quê là những hình ảnh thực sự đáng buồn"

VOV.VN - Giữa tâm dịch, hàng trăm ngàn người lao động từ TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam cố gắng về quê bằng mọi giá. Cực chẳng đã, nhiều lao động cho biết, họ đã hết khả năng chịu đựng, chống chọi giữa thành phố khi mất việc, hết tiền.