Cần sự vào cuộc của toàn ngành Văn hoá để thực hiện tốt Nghị quyết 33

VOV.VN -Chiều 21/6, Bộ VHTT&DL tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam. 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, Bộ đã tiến hành sơ kết ở các lĩnh vực chuyên ngành để xây dựng báo cáo tổng kết chung của toàn ngành, đánh giá khá toàn diện các mục tiêu, 5 quan điểm, 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp mà Nghị quyết 33 đề cập.

Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 33/NQ-TW về xây dựng, phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 

Trong thời gian qua, các hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhiều chuẩn mực văn hóa đạo đức mới được hình thành, văn học nghệ thuật cho ra đời nhiều tác phẩm ngày càng phong phú đa dạng; công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng mở rộng góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa....

Tuy nhiên, trong 5 năm thực hiện các nhiệm vụ Nghị quyết còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế. Do đó, hội nghị là diễn đàn để các đại biểu trao đổi, đánh giá, đưa ra các nguyên nhân và giải pháp với những vấn đề còn gặp hạn chế, bất cập để đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả triển khai thực hiện Nghị quyết, góp phần phát triển văn hóa, xây dựng con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Tại Hội nghị, Chánh văn phòng Bộ VHTT&DL Nguyễn Thái Bình đã báo cáo tóm tắt 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Theo đó, báo cáo nêu rõ trong thời gian qua Bộ đã thực hiện 6 nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Kết quả thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW còn được thể hiện rõ nét ở nhiều nội dung như sau: 

Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về văn hóa và con người Việt Nam, tác động sâu rộng đến đời sống của nhân dân. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 3 đề án về giáo dục, đào tạo; triển khai thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt. 

Xây dựng, tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình gắn với chủ đề “Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình”, xây dựng và ban hành các bộ tiêu chí đạo đức, quy tắc ứng xử phù hợp với từng lĩnh vực...

Xây dựng Công nghiệp văn hoá thành các ngành công nghiệp - kinh tế quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương tăng cường bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa; gắn kết các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong quá trình xúc tiến quảng bá, sản xuất kinh doanh. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được các địa phương bảo tồn, phát huy giá trị, góp phần phát triển du lịch, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế địa phương.

Chánh văn phòng Bộ VHTT&DL Nguyễn Thái Bình báo cáo tóm tắt 5 năm thực hiện Nghị quyết 33/NQ-TW của Bộ. 

Chú trọng bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá. Đến nay, Việt Nam có 27 Di sản văn hóa được UNESCO ghi danh, cả nước có trên 4 vạn di tích đã được kiểm kê; 3.486 di tích quốc gia, 105 di tích quốc gia đặc biệt, 62.283 di sản văn hoá phi vật thể được kiểm kê,...

Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đã có chuyển biến tích cực. Sáng tác và hoạt động văn học nghệ thuật tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đội ngũ những người làm văn hóa dân tộc thiểu số phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Du lịch văn hoá là một trong 4 dòng sản phẩm du lịch chủ đạo của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc kết hợp khai thác giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đã góp phần tạo nên giá trị gia tăng, tăng tính hấp dẫn, đặc sắc cho các dòng sản phẩm du lịch khác. 

Bên cạnh hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của các đoàn nghệ thuật của tỉnh, thành phố dần hình thành nhiều hoạt động kinh doanh biểu diễn nghệ thuật có hiệu quả giúp giải quyết công ăn việc làm cho các nghệ sỹ, diễn viên, tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa thu hút quan tâm của cộng đồng tạo nên điểm đến hấp dẫn và kéo dài lưu trú của khách du lịch....

Trong giai đoạn 2014-2018, Việt Nam đã đàm phán, hoàn thiện thủ tục ký kết 55 điều ước, thỏa thuận quốc tế về văn hóa với các quốc gia, tổ chức quốc tế, làm cơ sở triển khai hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác liên quan nhằm quảng bá, giới thiệu về văn hóa Việt Nam, góp phần thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Báo cáo cũng nhấn mạnh các nội dung về thực hiện 4 giải pháp nêu trong Nghị quyết, gồm: đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; công tác đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa; tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Bộ VHTT&DL thẳng thắn thừa nhận trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết còn bộc lộ một số bất cập:

Bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, nhiều cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương đồng. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích còn chưa được coi trọng, có hiện tượng tận thu trong khai thác giá trị di tích. Nguồn lực đầu tư cho tu bổ, giữ gìn di sản văn hóa còn thấp. Đời sống văn hóa, thể thao của công nhân lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất còn nghèo nàn. Các đơn vị nghệ thuật, đặc biệt đối với nghệ thuật truyền thống gặp khó khăn trong việc tuyển chọn, đào tạo diễn viên, nhạc công kế cận….

Theo đó, báo cáo cũng đề cập đến phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 33 trong thời gian tới. Bộ VHTT&DL kiến nghị Ban Bí thư có Kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014....

Kết luận Hội nghị sau khi nghe 9 ý kiến tham luận của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện nhận định vấn đề rất rõ là so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị kinh tế an ninh đối ngoại thì thành tựu trong lĩnh vực văn hóa còn chưa tương xứng.

Một trong những nguyên nhân khiến kết quả đạt được chưa như mong muốn là công tác quản lý nhà nước, đầu tư cho lĩnh vực văn hóa còn chưa tương xứng, dàn trải. Bên cạnh đó, công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động trong lĩnh vực ngành văn hóa, nhất là đội ngũ lãnh đạo quản lý còn chưa được quan tâm đúng mực. Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành văn hóa là một trong yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển văn hóa của đất nước trong tương lai. 

Bộ trưởng khẳng định những nội dung, mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 33 vẫn còn rất thời sự và thiết thực. Các cấp ban, bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội cần tiếp tục nâng cao nhận thức về văn hóa, từ đó khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt nhiệm vụ của ngành Văn hóa trong những năm tới sẽ rất nặng do đó đòi hỏi sự vào cuộc của toàn ngành để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 33 trong thời gian tiếp theo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ VHTT&DL phạt Nhà sản xuất phim “Vợ ba” 50 triệu đồng
Bộ VHTT&DL phạt Nhà sản xuất phim “Vợ ba” 50 triệu đồng

VOV.VN - Chiều nay, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có phản hồi chính thức về bộ phim “Vợ ba” gây xôn xao dư luận những ngày gần đây.

Bộ VHTT&DL phạt Nhà sản xuất phim “Vợ ba” 50 triệu đồng

Bộ VHTT&DL phạt Nhà sản xuất phim “Vợ ba” 50 triệu đồng

VOV.VN - Chiều nay, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có phản hồi chính thức về bộ phim “Vợ ba” gây xôn xao dư luận những ngày gần đây.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL: “Không nên lợi dụng thi Hoa hậu để kinh doanh“
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL: “Không nên lợi dụng thi Hoa hậu để kinh doanh“

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh: Không nên lợi dụng việc thi Hoa hậu để kinh doanh, làm lợi cho bản thân, tổ chức.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL: “Không nên lợi dụng thi Hoa hậu để kinh doanh“

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL: “Không nên lợi dụng thi Hoa hậu để kinh doanh“

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh: Không nên lợi dụng việc thi Hoa hậu để kinh doanh, làm lợi cho bản thân, tổ chức.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL: Kiên quyết xử lý tour du lịch 0 đồng
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL: Kiên quyết xử lý tour du lịch 0 đồng

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các công ty, các hướng dẫn viên thực hiện tour du lịch 0 đồng.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL: Kiên quyết xử lý tour du lịch 0 đồng

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL: Kiên quyết xử lý tour du lịch 0 đồng

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các công ty, các hướng dẫn viên thực hiện tour du lịch 0 đồng.

Bộ VHTT&DL: Không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng
Bộ VHTT&DL: Không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng

VOV.VN - Theo Bộ Văn hóa, cần chấn chỉnh hiện tượng tổ chức dâng sao giải hạn có thu tiền, lợi dụng nhu cầu chính đáng của người dân để trục lợi.

Bộ VHTT&DL: Không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng

Bộ VHTT&DL: Không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng

VOV.VN - Theo Bộ Văn hóa, cần chấn chỉnh hiện tượng tổ chức dâng sao giải hạn có thu tiền, lợi dụng nhu cầu chính đáng của người dân để trục lợi.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL trực tiếp khảo sát thực trạng nhà thờ Bùi Chu
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL trực tiếp khảo sát thực trạng nhà thờ Bùi Chu

VOV.VN - Đoàn khảo sát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã có buổi thị sát, kiểm tra thực trạng của nhà thờ Bùi Chu.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL trực tiếp khảo sát thực trạng nhà thờ Bùi Chu

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL trực tiếp khảo sát thực trạng nhà thờ Bùi Chu

VOV.VN - Đoàn khảo sát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã có buổi thị sát, kiểm tra thực trạng của nhà thờ Bùi Chu.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện là thành viên Chính phủ thứ 4 trả lời chất vấn.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện là thành viên Chính phủ thứ 4 trả lời chất vấn.