Hoàn thành bản dịch: Khi người Việt Nam đầu tiên vào Krem-li

(VOV) - Cuốn hồi ký đã nói lên tình cảm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho đất nước, nhân dân Liên Xô và Lê-Nin.

Ngày 30/6/1923, Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đó mang tên Nguyễn Ái Quốc, đã đặt chân đến nước Nga, bắt đầu quãng đời hoạt động của mình tại Quốc tế Cộng sản, đồng thời tìm đến với tư tưởng của Lê-Nin về vấn đề giải phóng dân tộc thuộc địa. Nhân dịp kỷ niệm tròn 90 năm sự kiện lớn này, bản dịch tiếng Nga cho cuốn sách ghi lại tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Liên Xô, với nước Nga và nhân dân Nga, đặc biệt là dấu ấn lần đầu tiên Hồ Chí Minh đến Liên Xô đã được hoàn thành.

Người hiệu đính chụp ảnh cùng dịch giả Gla-zu-nôv.

“Khi người Việt Nam đầu tiên vào Krem-li” là tên cuốn hồi ký của ông Vũ Kỳ, người nhiều năm làm thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được xuất bản tại Việt Nam vào năm 1987 và tái bản sau đó nhiều năm. Cuốn sách đã hấp dẫn nhà Việt Nam học Ev-ghê-ni Gla-zu-nôv ngay khi ông được chính tác giả gửi tặng bởi là người bạn thân thiết của ông và ông đã đọc rất nhiều lần. Cuốn sách chỉ vẻn vẹn gần 100 trang nhưng chứa đựng không ít tư liệu quý mà tác giả viết lại những gì ông đã ghi chép trong nhật ký về chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Liên Xô và tới gần khắp các nước Cộng hòa Xô Viết vào đầu tháng 7/1959. Đây là chuyến đi theo lời mời của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô với danh nghĩa là kỳ nghỉ hè... thế nhưng cuối cùng nó lại trở thành những chuyến thăm viếng, làm việc kín đặc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà lãnh đạo và nhiều đại biểu nhân dân ở các nước cộng hòa. Chuyến thăm diễn ra ở 10 trong số 15 nước Cộng hòa thuộc Liên Bang Xô Viết thời đó.

Xen kẽ với những địa danh, những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm và làm việc là những tư liệu lịch sử về những sự kiện, những con người liên quan đến lịch sử Liên Xô, lịch sử nước Nga, về sự nghiệp xây dựng CNXH ở đất nước Xô Viết và về quan hệ Việt - Xô. Đặc biệt sự kiện Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh lần đầu tiên tới nước Nga, tham gia Quốc tế Cộng sản và làm việc ở trụ sở tại Moscow từ cách đó hơn 30 năm cũng được viết lại rất sống động.

Từng chi tiết của cuốn hồi ký đã nói lên một cách sâu sắc nhất tình cảm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho đất nước, nhân dân Liên Xô, đất nước của Lê-Nin và cũng khắc họa rất rõ nét tình cảm mà nhân dân các nước cộng hòa của Liên Xô dành cho Hồ Chí Minh khi Người tới thăm. Đặc biệt, trong những dòng hồi ký về chuyến thăm lịch sử đó cũng ghi lại nhiều thông tin mang tính tư liệu về quan hệ hữu nghị - hợp tác truyền thống giữa Liên Xô với Việt Nam trước kia và trở thành nền tảng của quan hệ Nga – Việt Nam sau này.

Bìa cuốn sách Khi người Việt Nam đầu tiên vào Krem-li.

Về cảm xúc của mình khi dịch cuốn sách quý này, nhà Việt Nam học Gla-zu-nôv, người từng gắn bó tên tuổi mình với Việt Nam gần như suốt cả cuộc đời, nói: “Khi dịch cuốn sách này, từ trang đầu đến trang cuối, tôi đã thấy rất ngạc nhiên về khát vọng hiểu biết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là người ham hiểu biết và rất quan tâm đến mọi thứ. Tôi đã rất ngạc nhiên vì Hồ Chí Minh đã đi rất nhiều, gặp gỡ rất nhiều người. Và bởi thế, tôi đồng tình với ông Vũ Kỳ khi ông kể chuyện là ông không kịp viết tất cả những điều mắt thấy, tai nghe về hoạt động của Hồ Chí Minh. Khi dịch phần có nhan đề “Kỳ nghỉ dài 16.200 km” tôi thực sự ngạc nhiên về sức lực của Chủ tịch vì suốt thời gian đó Chủ tịch và ông Vũ Kỳ đã bay tới 9 - 10 nước cộng hòa với chặng đường dài tới hơn 16.000 km. Điều đó đến người trẻ thực hiện được cũng là khó khăn, vậy mà Hồ Chí Minh đã làm được, Thật đáng khâm phục!”

Cuốn sách đã được ông Gla-zu-nôv dịch trong khoảng 1 năm. Tuổi đã ngoài 80 và thậm chí nhiều khi công việc dịch thuật bị gián đoạn vì ông bị ốm, hoặc đi nghỉ dưỡng... nhưng ông đã rất kỹ lưỡng trong chọn từ, chọn chữ phù hợp nhất để chuyển nghĩa đúng với tinh thần Hồ Chí Minh trong những phong cách giao tiếp, lời phát biểu của Người khi gặp gỡ các đối tượng khác nhau trong chuyến thăm lịch sử đó.

Chị Phạm Thanh Xuân, người hiệu đính bản dịch tiếng Nga đã làm việc tích cực trong khoảng thời gian ngắn nhất cũng đưa ra những đánh giá rất khách quan về bản dịch cuốn sách đầy ý nghĩa này: “Tôi rất vui mừng và vinh dự được tham gia hiệu đính bản dịch tiếng Nga cuốn sách “Khi Người Việt Nam đầu tiên vào Kremli”. Tham gia hiệu đính, tôi đã cảm nhận được tình cảm của ông dành cho Bác Hồ cũng như dành cho đất nước Việt Nam. Bản thân ông Gla-zu-nôv cũng đã từng được gặp Bác Hồ và làm phiên dịch cho Bác Hồ nên ông cũng cảm nhận được tình cảm Bác Hồ dành cho nhân dân Liên Xô, nhân dân Nga và ông đã cố gắng chuyển tải tất cả những tình cảm đó qua bản dịch cuốn sách. Chính vì vậy tôi thấy lời lẽ trong bản dịch rất trau chuốt từng câu, từng từ. Và có lẽ ông Gla-zu-nôv cũng muốn thông qua cuốn sách này thể hiện tình cảm của mình cũng như của người Nga đối với Bác Hồ”.

Cuốn sách được xuất bản theo sáng kiến của Hội Hữu nghị Nga – Việt nhân dịp kỷ niệm nhiều ý nghĩa này và nhận được sự ủng hộ tích cực của Hội Người Việt Nam tại Liên bang Nga. Cùng với nhiều hoạt động nhằm giữ gìn và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa nhân dân Nga và nhân dân Việt Nam, việc dịch và xuất bản cuốn sách “Khi người Việt Nam đầu tiên vào Krem-li” đúng dịp kỷ niệm tròn 90 năm ngày Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu tiên đến nước Nga (30/6) sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về lịch sử và mối quan hệ đang ngày càng tốt đẹp giữa Nga và Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đêm thơ Nguyên tiêu tại Liên bang Nga
Đêm thơ Nguyên tiêu tại Liên bang Nga

(VOV) - Đêm thơ này đã trở thành một điểm hẹn và thu hút sự tham gia của đông đảo bà con người Việt xa xứ.

Đêm thơ Nguyên tiêu tại Liên bang Nga

Đêm thơ Nguyên tiêu tại Liên bang Nga

(VOV) - Đêm thơ này đã trở thành một điểm hẹn và thu hút sự tham gia của đông đảo bà con người Việt xa xứ.

Thúc đẩy quan hệ toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga
Thúc đẩy quan hệ toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

(VOV) - Chủ tịch nước và Tổng thống Nga đã trao đổi những biện pháp nhằm đưa quan hệ Việt Nam-Nga ngày càng đi vào chiều sâu.

Thúc đẩy quan hệ toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

Thúc đẩy quan hệ toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

(VOV) - Chủ tịch nước và Tổng thống Nga đã trao đổi những biện pháp nhằm đưa quan hệ Việt Nam-Nga ngày càng đi vào chiều sâu.

Liên bang Nga kỷ niệm “Ngày thống nhất Dân tộc”
Liên bang Nga kỷ niệm “Ngày thống nhất Dân tộc”

(VOV) - Ngày 4/11, người dân LB Nga kỷ niệm “Ngày Thống nhất dân tộc” - (4/11/2612 – 4/11/2012).

Liên bang Nga kỷ niệm “Ngày thống nhất Dân tộc”

Liên bang Nga kỷ niệm “Ngày thống nhất Dân tộc”

(VOV) - Ngày 4/11, người dân LB Nga kỷ niệm “Ngày Thống nhất dân tộc” - (4/11/2612 – 4/11/2012).