Phê bình văn học trông chờ đổi mới

(VOV) – Những gương mặt phê bình văn học trẻ ngày càng “hiếm hoi” khiến bộ môn này đang dần thiếu đi những lớp kế cận.

Chưa đến 10% số lượng nhà phê bình trẻ có mặt tại cuộc gặp gỡ bàn về nâng cao chất lượng phê bình văn học tổ chức tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Ban tổ chức cho biết: những cuộc gặp gỡ như thế này đang có chiều hướng chỉ nhìn thấy “những gương mặt quen”, tức là với các bậc “gạo cội” trong ngành phê bình văn học. Còn những người trẻ đam mê chọn con đường phê bình văn học ngày càng ít. Một lần nữa, nhiều người lại có dịp suy ngẫm về một thực tế phê bình văn học đang bị lép vế trong đời sống văn học.

Cách đây không lâu, trong một lần trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN, nhà phê bình Văn Giá, Trưởng khoa Sáng tác và Phê bình văn học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho biết: 5 năm nay khoa của ông không tuyển được sinh viên nào học chuyên ngành lý luận phê bình văn học. Điều đó có nghĩa là thế hệ kế cận làm công việc này ngày càng ít đi.

Nguyên nhân là bởi rất nhiều người trong số những sinh viên ra trường không được làm đúng nghề và nếu đúng nghề lại khó có thể sống được bằng nghề. Đồng quan điểm với nhà phê bình Văn Giá, anh Phan Tuấn Anh- giảng viên trường Đại học khoa học Huế khẳng định: “Sinh viên học chuyên ngành phê bình văn học sau khi ra trường không được làm đúng ngành. Nhiều người trong số họ đi làm báo, làm phê bình điện ảnh, âm nhạc.”

Nhà phê bình Văn Giá . (ảnh: Phương Thúy)

Anh Phan Tuấn Anh cho biết: “Tôi thấy, chủ yếu sinh viên ngữ văn ra trường hiện nay nếu xin được làm báo, tạp chí về văn nghệ thì đã là hiếm lắm rồi. Số bạn được vào báo, tạp chí đó viết về phê bình, nghiên cứu văn học lại càng hiếm hơn nữa, có thể đếm trên từng khóa cả hơn 100 người thì chỉ được 1-2 người thôi. Nếu như được nhận vào báo thì họ đưa tin, viết phóng sự. Số còn lại đi làm văn phòng, thư kí hay kinh doanh mà thôi.”

Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho phê bình văn học nói riêng thiếu sức hấp dẫn với thế hệ trẻ. Trong khi đó ở tầm vĩ mô, việc đầu tư cho lĩnh vực phê bình văn học, nghệ thuật một cách thỏa đáng với những bước đi cụ thể như đầu tư xây dựng đội ngũ, khuyến khích các công trình nghiên cứu khoa học, ưu tiên chế độ nhuận bút để những người làm công tác phê bình có điều kiện phát triển chuyên nghiệp…chưa thực sự được quan tâm. Điều đó khiến cho chúng ta mới chỉ có những người làm phê bình “nghiệp dư” như ý kiến của nhà văn Ngô Thảo:

“Vừa rồi tôi làm 400 trang sách của ông Thu Bồn, từ xếp chữ đến bản in được 6 triệu. Người bỏ ra tâm huyết bao nhiêu năm, hàng chục năm để ra một cuốn sách cũng chỉ được 6  triệu. Đấy là chưa kể anh là người có quan hệ bạn bè thì 6 triệu ấy không đủ để mua sách tặng bạn bè. Người ta sống bằng cách gì? Cho nên vĩnh viễn anh chỉ là người nghiệp dư.”

Có một thực tế không thể không đề cập đến đó là phê bình văn học đang bị phụ thuộc khá nhiều vào truyền thông đại chúng. Việc đánh giá một hiện tượng văn học, một thể nghiệm nghệ thuật, một tác phẩm  mới bị phụ thuộc vào các nhà báo - những người không chuyên trong lĩnh vực này. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân nói: “Hoạt động quảng cáo và lăng xê tác phẩm đến mức khác trước đây, có khi những quảng cáo về giá trị tác phẩm sắp ra đời thậm chí còn có trước khi tác phẩm công bố. Như thế có những giá trị bị áp đặt. Trong điều kiện truyền thông của thế kỉ 21 này thì rất khó in dấu ấn cá nhân của mình trong việc nhận xét các sự kiện văn học.”

Một thời, văn đàn Việt Nam hiện đại có “Thi Nhân Việt Nam” của Hoài Thanh, Hoài Chân, có Phạm Quỳnh, Trương Tửu với những bàn luận về “Truyện Kiều”, Đặng Thai Mai, Hải Triều với cuộc tranh luận sôi nổi “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh”... Phê bình văn học đương đại của Việt Nam vẫn đang trông chờ sự đổi mới với những cái nhìn mới mẻ hơn. Để sống được bằng nghề thì nên chăng những người làm phê bình văn học hãy chủ động tìm hướng đi cho mình, không quá phụ thuộc vào những tác phẩm văn học có sẵn. Một thái độ cầu thị và ham học, ham đọc của đội ngũ phê bình trẻ hiện nay là không thể thiếu để tăng sự gần gũi với bạn đọc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lý luận phê bình văn học đang bị thờ ơ?
Lý luận phê bình văn học đang bị thờ ơ?

(VOV) – Nhà phê bình văn học Văn Giá: “5 năm nay, chúng tôi không tuyển được một ai theo ngành phê bình văn học.”

Lý luận phê bình văn học đang bị thờ ơ?

Lý luận phê bình văn học đang bị thờ ơ?

(VOV) – Nhà phê bình văn học Văn Giá: “5 năm nay, chúng tôi không tuyển được một ai theo ngành phê bình văn học.”

Bế mạc Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ 3
Bế mạc Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ 3

(VOV) -Sau gần hai ngày làm việc, sáng 5/6 tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã bế mạc Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ 3.

Bế mạc Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ 3

Bế mạc Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ 3

(VOV) -Sau gần hai ngày làm việc, sáng 5/6 tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã bế mạc Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ 3.

Kỳ họp thứ 5 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học
Kỳ họp thứ 5 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học

Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổng kết năm 2012 và bàn định hướng năm 2013

Kỳ họp thứ 5 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học

Kỳ họp thứ 5 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học

Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổng kết năm 2012 và bàn định hướng năm 2013

Phê bình văn học đang lúng túng trước cái mới
Phê bình văn học đang lúng túng trước cái mới

(VOV) - Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ 3 với chủ đề “Nâng cao chất lượng, hiệu quả lý luận phê bình văn học” diễn ra tại Vĩnh Phúc.

Phê bình văn học đang lúng túng trước cái mới

Phê bình văn học đang lúng túng trước cái mới

(VOV) - Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ 3 với chủ đề “Nâng cao chất lượng, hiệu quả lý luận phê bình văn học” diễn ra tại Vĩnh Phúc.