“Làng trôi” ở miền Trung: Bờ biển kêu cứu

VOV.VN -Hàng chục năm nay, nhiều ngôi làng ven biển miền Trung bị sóng cuốn trôi trước sự bất lực của người dân và chính quyền địa phương.

Dân miền biển hết lo bão lũ lại sợ sóng to, gió mạnh cướp tính mạng, nhà cửa của mình. “Bên bồi thì ở, bên lở thì đi”, không ít gia đình phải “bỏ của chạy lấy người”.

Đã có nhiều công trình kè chắn sóng được xây dựng để phòng chống sạt lở bờ biển nhưng chẳng thấm vào đâu. Càng ngày, nước biển càng ăn sâu vào đất liền, sự tàn phá của thiên tai ngày thêm nghiêm trọng. Người dân ven biển từng nhiều lần “kêu cứu” khắp nơi. Loạt bài của nhóm phóng viên VOV miền Trung nêu lên nỗi lo của người dân vùng sạt lở ở nhiều địa phương ven biển.  

Những ngày cuối năm vừa qua, sóng biển gầm thét cả ngày lẫn đêm. Cảm giác lo sợ xoáy sâu trong cuộc sống của người dân Xóm Rớ, khu phố 6, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Những đứa trẻ làng chài thường hay nghịch cát giờ nằm thu lu trong góc phòng. Từng đợt sóng xô mạnh vào tường làm nhiều ngôi nhà rung rinh, chực ngã nhào xuống biển. Những cây bàng chắn gió bị sóng biển quật trơ gốc.

Làm 9, 10 ngày trở thành “công cốc” vì sóng cuốn

Ông Lê Tấn Hồng, một người dân ở đây cho biết, triều cường dâng cao, không ít gia đình bỏ nhà chạy đến ở nhờ nhà người thân. Năm ngoái cũng vào thời điểm này, sóng biển đánh úp, biến khu dân cư và hơn 300m đường Đinh Tiên Hoàng thành đống đổ nát. Bờ kè gần 1 cây số được tỉnh Phú Yên gấp rút xây dựng cũng tan hoang.

Người dân phường Cửa Đại, TP Hội An dùng bao cát làm kè

Ông Hồng lo lắng cho “số phận” của xóm chài này: “Nguy cơ ở xóm Rớ, phường Phú Đông tương lai không còn nữa. Với mức độ gió trung bình hiện bây giờ chỉ có cấp 6, cấp 7 thôi nhưng sóng đã vào nhà dân rồi. Những bờ kè đá của Nhà nước củng cố như vầy thì sóng cấp 8 đủ phá dỡ làng xóm Rớ này không còn nữa. Độ an toàn của kè không chắc và nó sẽ bứng mất”.

Cũng mới đây thôi, hàng trăm người dân ở phường Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam quần quật chống chọi với sóng dữ, cứu nguy bờ biển. Những chiếc xe kéo nối đuôi nhau chở cát từ đất liền ra biển. Phụ nữ xúc cát đổ vào bao. Thanh niên trai tráng dùng búa tạ đóng cọc tre cắm sâu xuống đất. Bà con đan mành che chắn hai bên, chất chồng bao cát ở giữa làm kè mềm chống sạt lở.

Bà Trần Thị Sen ở phường Cửa Đại, thành phố Hội An cho biết, vợ chồng bà đã ngoài 60 tuổi nhưng ngày nào cũng ra xúc đất, làm kè chắn cùng dân làng. Nhiều khi nửa đêm thấy thủy triều xuống liền thức dậy đóng cọc, vác bao cát chắn sóng. Vậy mà, làm đến đâu sóng phá tan tành đến đó.

Bà Trần Thị Sen chua chát thở dài: “Mình làm chuyện nặng không được thì ngồi vịn bao cho anh em họ xúc cát trút vô. Rồi khiêng, vác cực lắm. Như ông chồng tui đây, ổng già rứa mà cũng ra lăn lộn làm 9, 10 ngày thấy tội. Làm thấy trang hoàng lại mặt bằng mừng rồi, nhưng mà giờ trôi hết cũng như không. Bà con cô bác họ cũng ra làm mà thấy ri đây thôi, không còn chi nữa hết. Chừ thả tay chớ làm chi được nữa. Xót xa lắm chớ, ri là thấy đau ruột. Cái chi cũng không qua thiên nhiên. Thiên nhiên nó làm thì mình cũng chịu chớ làm cái chi”.

Mỗi đêm thức dậy, sóng cuốn ra biển 3 – 5m

Ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An sinh ra và lớn lên từ biển, từng “sống chết” với biển Cửa Đại luôn đau đáu nỗi đau biển lở, biển tiến và biển lùi. Theo ông Sự thì 40 năm trước, biển Cửa Đại cách bờ bây giờ trên 3 cây số, đi trong bờ chỉ nghe sóng vỗ chứ không nhìn thấy biển, vì bị che chắn bởi cồn cát cao quá đầu người.

Sạt lở ở xóm Rớ, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Ông Sự cho biết, những năm 80 của thế kỷ trước có đợt sạt lở dữ dội phải di dời hàng trăm hộ dân. Từ năm 1994 đến năm 1999, khi ông Sự mới lên làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thì Hội An cũng tiến hành 1 đợt di dời dân vì biển lở. Theo ông Sự, biển lở xảy ra thường xuyên. Nhưng trước đây người ta ít để ý vì đất rộng, người thưa, nhà cửa tạm bợ, cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì nên lở đến đâu người ta dời đến đó. Bây giờ lở sát vào đất liền, công trình xây dựng nhiều, nhất là các dự án du lịch, nhà cửa của dân cũng kiên cố, nếu lở vào nữa thì thiệt hại vô cùng lớn ngoài việc mất đất.

Ông Sự cho biết thêm, trước đây biển lở chủ yếu do bão kết hợp triều cường. Còn bây giờ thì một năm có khi lở 2, 3 lần. Đợt gió mùa đông bắc vừa qua, cứ sau một đêm ngủ dậy thấy biển ăn sâu vào đất liền từ 3 đến 5m. Hội An không chỉ có phố cổ mà còn có biển Cửa Đại, có Khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm cộng hưởng tạo ra dáng vẻ riêng hiếm nơi nào có được.

Ông Nguyễn Sự nói: “Hội An có hơn 7km bờ biển. Tưởng chừng 7 km đó nhỏ nhưng lớn lắm. Đó là tài nguyên để phát triển kinh tế Hội An, đặc biệt là kinh tế du lịch. Hội An phát triển du lịch trên nền tảng văn hóa và sinh thái, mà bắt đầu của du lịch Hội An là phố cổ. Nhưng nếu Hội An chỉ có phố cổ không thì rõ ràng sức hút du lịch không mạnh.

Hiện nay bãi biển mất đi, nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch đã bị mất đi. Và như vậy, cuộc sống của người dân sẽ gặp khó khăn, trong đó có biển. Bây giờ bãi biển không còn nữa, du khách không đến thì thu nhập của người dân sẽ hạn chế, dịch vụ gặp khó khăn.

Tôi nghĩ bất cứ người nào có trách nhiệm với mảnh đất này đều trăn trở, đều cảm thấy tiếc nuối và phải có trách nhiệm làm một cái gì đó, có thể là cái cọc tre, một bao cát, một ngày công để chúng ta chống chọi với tự nhiên. Rõ ràng đây là cuộc chiến không cân sức. Tôi mong các nhà nghiên cứu hãy thật nhanh, bây giờ chúng ta cứ ngồi bàn mãi, tìm ra nguyên nhân mà không lo cứu bờ biển thì đến khi chúng ta tìm ra được nguyên nhân thì không còn đất để giữ nữa”.

Có nên sạt chỗ nào, kè chỗ đó?

Để bảo vệ bờ biển Cửa Đại, năm 2011, thành phố Hội An được Trung ương và tỉnh đầu tư xây dựng kè chống xâm thực bờ biển với phương thức lát mái bằng cấu kiện bê tông. Giai đoạn 1 của Dự án đã hoàn thành với chiều dài hơn 850m, kinh phí 70 tỷ đồng. Đến năm 2014, tỉnh Quảng Nam tiếp tục đầu tư 25 tỷ đồng chống sạt lở bờ biển Cửa Đại bằng phương pháp đóng cọc cừ Larsen dọc bờ biển dài 400m, kết hợp thi công bằng túi địa kỹ thuật áp mái.

Tuy nhiên, do đầu tư theo kiểu sạt lở chỗ nào kè chỗ đó, mỗi dự án áp dụng một công nghệ khác nhau nên đã làm mất vẻ mỹ quan bờ biển Cửa Đại; việc tạo bãi, tụ bãi không thành. Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Năm nay, thành phố Hội An tiếp tục được Trung ương đầu tư 40 tỷ đồng làm kè mềm chống sạt lở bảo vệ bờ biển.

Giải pháp trước mắt là tiếp tục xử lý 1,3km để hạn chế việc xâm thực. Còn giải pháp lâu dài, Bộ Nông nghiệp tiếp tục khảo sát để bảo vệ toàn bộ 7,6km chiều dài tính từ cầu Cửa Đại về phía Cẩm An và sẽ triển khai từ nay đến trước Tết một số đoạn của giải pháp cấp bách. Tất nhiên, nước biển dâng trong kịch bản biến đổi khí hậu vẫn còn rất xa và hiện nay khu vực Cẩm An chưa xuất hiện rõ mà chủ yếu do triều cường và tất cả những vấn đề về thiên tai, nó phá vỡ là chủ yếu. Cho nên chúng ta đi theo giải pháp là bảo vệ. 

Mỗi khi biển nổi cơn thịnh nộ là cướp đi nhiều làng chài ven biển. Mới đây, sau khi cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương thị sát bờ biển Cửa Đại, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc nhở lãnh đạo địa phương khẩn trương lên phương án phòng chống sạt lở bờ biển, bảo vệ đô thị cổ. Với mức độ sạt lở bờ biển dữ dội như hiện nay thì trong tương lai gần, đô thị cổ Hội An – Di sản Văn hóa Thế giới đang đứng trước nguy cơ biến dạng.

Đất cuốn trôi ra biển không bao giờ lấy lại được. Thế nhưng cuộc chiến giữ đất, giữ làng của cư dân ven biển quá mong manh. Việc xây dựng kè theo kiểu “ăn xổi ở thì” khiến bao nhiêu công sức, tiền của đổ xuống như “muối bỏ biển”. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong bài tiết theo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

400.000 USD xây dựng lá chắn xanh cho ven biển miền Trung
400.000 USD xây dựng lá chắn xanh cho ven biển miền Trung

(VOV) -Dự án Lá Chắn Xanh hỗ trợ nâng cao khả năng của cộng đồng, chính quyền các cấp trong việc chuẩn bị và ứng phó với thiên tai

400.000 USD xây dựng lá chắn xanh cho ven biển miền Trung

400.000 USD xây dựng lá chắn xanh cho ven biển miền Trung

(VOV) -Dự án Lá Chắn Xanh hỗ trợ nâng cao khả năng của cộng đồng, chính quyền các cấp trong việc chuẩn bị và ứng phó với thiên tai

Triều cường xâm thực uy hiếp làng biển Phan Thiết
Triều cường xâm thực uy hiếp làng biển Phan Thiết

VOV.VN -Liên tiếp trong 3 ngày qua, triều cường dâng cao kết hợp với gió mạnh đã gây xâm thực bờ biển tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết.

Triều cường xâm thực uy hiếp làng biển Phan Thiết

Triều cường xâm thực uy hiếp làng biển Phan Thiết

VOV.VN -Liên tiếp trong 3 ngày qua, triều cường dâng cao kết hợp với gió mạnh đã gây xâm thực bờ biển tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết.

Thừa Thiên-Huế: Xâm thực bờ biển ngày càng nghiêm trọng
Thừa Thiên-Huế: Xâm thực bờ biển ngày càng nghiêm trọng

VOV.VN - Xâm thực, sạt lở bờ biển ở tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra nghiêm trọng, xuất hiện 10 điểm bị sạt lở với tổng chiều dài 170km

Thừa Thiên-Huế: Xâm thực bờ biển ngày càng nghiêm trọng

Thừa Thiên-Huế: Xâm thực bờ biển ngày càng nghiêm trọng

VOV.VN - Xâm thực, sạt lở bờ biển ở tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra nghiêm trọng, xuất hiện 10 điểm bị sạt lở với tổng chiều dài 170km

Biển xâm thực 40ha đất rừng mỗi năm ở huyện An Minh - Kiên Giang
Biển xâm thực 40ha đất rừng mỗi năm ở huyện An Minh - Kiên Giang

VOV.VN -Rừng phòng hộ ven biển thuộc huyện An Minh mỗi năm bị nước biển xâm thực 40ha, gây tác động không nhỏ đến môi trường và cuộc sống người dân.

Biển xâm thực 40ha đất rừng mỗi năm ở huyện An Minh - Kiên Giang

Biển xâm thực 40ha đất rừng mỗi năm ở huyện An Minh - Kiên Giang

VOV.VN -Rừng phòng hộ ven biển thuộc huyện An Minh mỗi năm bị nước biển xâm thực 40ha, gây tác động không nhỏ đến môi trường và cuộc sống người dân.

Hai thách thức lớn cho phát triển kinh tế biển Miền Trung
Hai thách thức lớn cho phát triển kinh tế biển Miền Trung

VOV.VN -Theo TS Võ Trí Thành, hai thách thức này là Miền Trung phải làm thế nào để hài hoà hiệu quả kinh tế với an ninh quốc phòng để đảm bảo phát triển bền vững. 

Hai thách thức lớn cho phát triển kinh tế biển Miền Trung

Hai thách thức lớn cho phát triển kinh tế biển Miền Trung

VOV.VN -Theo TS Võ Trí Thành, hai thách thức này là Miền Trung phải làm thế nào để hài hoà hiệu quả kinh tế với an ninh quốc phòng để đảm bảo phát triển bền vững. 

Hội An huy động hàng trăm người làm kè chống xâm thực
Hội An huy động hàng trăm người làm kè chống xâm thực

VOV.VN -Hàng chục cây dừa trên bãi biển bị sóng đánh bật gốc, xiêu vẹo. Một số điểm sạt lở nặng đã tạo nên bờ vực gần 2 m…

Hội An huy động hàng trăm người làm kè chống xâm thực

Hội An huy động hàng trăm người làm kè chống xâm thực

VOV.VN -Hàng chục cây dừa trên bãi biển bị sóng đánh bật gốc, xiêu vẹo. Một số điểm sạt lở nặng đã tạo nên bờ vực gần 2 m…