“Iron man” Việt Nam tự tin sải bước sau gần 40 năm

VOV.VN - Mắc viêm xương tủy xương đùi trong suốt 38 năm, chịu tác dụng phụ của thuốc giảm đau, chân trái của bệnh nhân đã teo đi 11cm so với chân phải.

Tại buổi họp báo sáng 19/8, ông Nguyễn Đức Vượng (63 tuổi, ở Phúc Thọ, Hà Nội) đã tự tin sải bước trên đôi chân của mình sau gần 40 năm gắn liền với dáng đứng “tháp nghiêng” vì đôi chân so le... 11cm.

“Một bước đi là một kỳ tích”

Ông Vượng vui mừng xen lẫn xúc động khi chia sẻ: “Đối với mọi người, một bước đi là quá dễ dàng nhưng đối với tôi đó là một kỳ tích. Các bác sĩ cho biết, tôi là “Iron man” đầu tiên tại Việt Nam khi toàn bộ đoạn xương đùi từ khớp háng đến khớp gối của tôi được thay bằng kim loại, giúp tôi chữa được đôi chân và thực hiện được ước mơ có thể tự bước đi”. 

Đôi chân so le 11cm khiến dáng đi của ông Vượng xiêu vẹo. Mắc viêm xương tủy xương đùi trong suốt 38 năm, ông Vượng đã trải qua rất nhiều ca phẫu thuật, kết hợp điều trị nội khoa bằng kháng sinh kéo dài. Trong suốt hàng chục năm đó, ông thường xuyên bị hành hạ bởi các cơn đau xương đùi trái kéo dài cả ngày lẫn đêm, gây ảnh hưởng vô cùng lớn tới cuộc sống hằng ngày. Nghe người ta mách thuốc hay, thầy giỏi, ông lại rong ruổi từ Nam ra Bắc, hết dùng thuốc Đông y lại sang Tây y, để điều trị cho đôi chân.

Những cơn đau không hề thuyên giảm còn kéo hệ lụy từ thuốc giảm đau, khiến ông bị suy tuyến thượmg thận và bên chân trái cứ teo ngắn dần theo thời gian, so le với chân phải khoảng 11cm, teo hoàn toàn khối cơ mông, cơ đùi trước cơ đùi sau bên trái, khiến dáng đi đứng trở nên xiêu vẹo. 

Để mong thoát khỏi cơn đau hành hạ cơ thể, không ít lần ông Vượng đã xin bác sĩ cắt cụt chân trái của mình. Trong lần khám tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E, các bác sĩ đã tư vấn cho ông về kỹ thuật rất mới - đó là thay thế toàn bộ đoạn xương bị viêm bằng kim loại. Ông Vượng chia sẻ: “Kỹ thuật này quá mới mẻ ở Việt Nam. Gia đình có tìm hiểu thì được biết, cách đây đây 4 tháng, đã có một bệnh nhân nữ 24 tuổi với chẩn đoán ung thư xương, phá hủy toàn bộ xương đùi đã được thực hiện thay toàn bộ xương đùi. Trường hợp của tôi chỉ mắc căn bệnh viêm xương tủy xương đùi lành tính và chỉ phải điều trị nội khoa kháng sinh và giảm đau thường xuyên”.

Quyết định làm “Iron man”

PGS.TS Trần Trung Dũng - Trưởng phân môn chấn thương chỉnh hình Đại học Y Hà Nội đã cùng các bác sĩ Khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện E chẩn đoán tình trạng của ông Vượng và quyết định phẫu thuật làm 2 thì cho bệnh nhân.

Thì 1 vào ngày 25/5/2020, bệnh nhân đã được phẫu thuật tháo toàn bộ xương đùi và đặt cement kháng sinh với hai mục đích diệt khuẩn và giữ khoảng chiều dài xương đùi bên phải như bên trái. Sau 7 tuần sử dụng 3 kháng sinh liên tục theo kháng sinh đồ, bệnh nhân được mô tháo cement kháng sinh thay toàn bộ xương đùi nhân tạo gồm cả khớp háng và khớp gối. 

Với thì 2, các bác sĩ ví đây như “một trận đánh lớn” bởi đây là một ca bệnh rất phức tạp, mọi thông số cần chính xác từng mm, không được phép sai lệch dù là nhỏ nhất. Do bệnh nhân kèm theo thoái hóa khớp gối và khớp háng nặng, ổ cối biến dạng với rất nhiều chồi xương, khối cơ mông xung quanh khớp teo giảm chức năng nhiều và nguy cơ trật khớp sau mổ, các bác sĩ đã nghiên cứu và áp dụng xu hướng PSI (patient specific instrument) mới.

Đó là sử dụng các thông số của chính bệnh nhân được đo đạc chính xác trên cắt lớp dựng hình để chế tạo bộ khớp háng đặc biệt, xương đùi và khớp gối đặc biệt. Trong đó, khớp háng bệnh nhân được thiết kế ổ cối đặc biệt với phần tai thêm để bắt vít thẳng vào xương chậu, với thiết kế chống trật đặc biệt giúp vững khớp. Xương đùi có chiều dài 36.5cm với 3 modul ghép lại với nhau. Khớp gối cũng thiết kế đặc biệt tạo độ vững cho khớp gối phía sau. 

PGS.TS Trần Trung Dũng đã trực tiếp tham gia ca mổ kéo dài khoảng 3 tiếng rưỡi cho ông Vượng. Ca mổ đã thành công khi xương đùi nhân tạo kèm khớp háng khớp gối đã được đặt vào đúng vị trí, đặc biệt ca mổ không khiến bệnh nhân mất quá nhiều máu và không có biến chứng nào xảy ra trong mổ. Theo các bác sĩ, phẫu thuật thay toàn bộ xương đùi là một phẫu thuật rất phức tạp và khó khăn, đòi hỏi phẫu thuật viên có trình độ cao, đồng thời với đó là chất lượng của bác sĩ gây mê phải rất tốt để có thể kiểm soát thật tốt tình trạng toàn thân của bệnh nhân trước trong và sau phẫu thuật. 

Điều vô cùng đặc biệt, sau phẫu thuật ngày thứ 3, ông Vượng đã tự đứng được và bước đi, tầm vận động khớp gối và khớp háng cải thiện hơn, phần chênh lệch giữa 2 chân được rút ngắn lại. Phẫu thuật thành công giúp bệnh nhân không còn phải chịu đựng cảm giác đau đớn âm ỉ và không cần dùng đến thuốc giảm đau. 

Hiện nay, trên thế giới thay xương đùi toàn phần như bệnh nhân Vượng chưa nhiều. Phẫu thuật thay toàn bộ xương đùi là đại phẫu của đại phẫu vì bao gồm cả khớp háng, khớp gối và toàn bộ xương đùi-xương lớn nhất của cơ thể. 

Thống kê trên thế giới trong 10 năm trở lại đây, có khoảng 5 ca bệnh được thay toàn bộ xương đùi để điều trị bệnh lý viêm xương tủy xương lành tính nhằm bảo tồn chi thể một cách tối đa tránh các trường hợp phải cắt cụt chi thể. 

Ca phẫu thuật thay xương đùi thành công cho bệnh nhân Nguyễn Đức Vượng là một bước tiến lớn của y học Việt Nam, khẳng định vị thế với nền y học thế giới nói chung và chuyên ngành chấn thương chỉnh hình nói riêng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có khối u sợi thần kinh hơn 4kg
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có khối u sợi thần kinh hơn 4kg

VOV.VN - Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, TP Cần Thơ vừa phẫu thuật thành công cắt bỏ khối u nặng hơn 4kg trên lưng một bệnh nhân.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có khối u sợi thần kinh hơn 4kg

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có khối u sợi thần kinh hơn 4kg

VOV.VN - Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, TP Cần Thơ vừa phẫu thuật thành công cắt bỏ khối u nặng hơn 4kg trên lưng một bệnh nhân.

Hưởng ứng tuần lễ “Nuôi con bằng sữa mẹ” trong bối cảnh dịch Covid-19
Hưởng ứng tuần lễ “Nuôi con bằng sữa mẹ” trong bối cảnh dịch Covid-19

VOV.VN - Chưa có bằng chứng về việc Covid-19 có thể lây từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai hay khi cho con bú.

Hưởng ứng tuần lễ “Nuôi con bằng sữa mẹ” trong bối cảnh dịch Covid-19

Hưởng ứng tuần lễ “Nuôi con bằng sữa mẹ” trong bối cảnh dịch Covid-19

VOV.VN - Chưa có bằng chứng về việc Covid-19 có thể lây từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai hay khi cho con bú.

Bà mẹ nhiễm SARS-CoV-2 vẫn có thể cho con bú
Bà mẹ nhiễm SARS-CoV-2 vẫn có thể cho con bú

VOV.VN - Người mang thai có thể có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nghiêm trọng do Covid-19 so với người không mang thai.

Bà mẹ nhiễm SARS-CoV-2 vẫn có thể cho con bú

Bà mẹ nhiễm SARS-CoV-2 vẫn có thể cho con bú

VOV.VN - Người mang thai có thể có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nghiêm trọng do Covid-19 so với người không mang thai.