Chống “xâm lăng văn hóa” để giữ cốt cách dân tộc

VOV.VN - PGS.TS.NGND Nguyễn Bá Dương bày tỏ quan điểm rằng, chống "xâm lăng văn hóa" cần hàng loạt biện pháp đồng bộ, tổng thể, toàn diện.

Toàn cầu hóa, hội nhập về văn hóa là xu thế tất yếu

Làn sóng toàn cầu hóa đã tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới, đem đến cả cơ hội và thách thức mới đối với phát triển toàn cầu, trong đó có phát triển văn hóa. Hội nhập văn hóa quốc tế trở thành một xu thế khách quan.

Trong bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định vai trò hội nhập trong việc phát triển văn hóa.

“Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội; kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của Dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hóa của thế giới, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Trong tham luận tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, bà Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VHTT&DL) nhận định, trong chiều dài lịch sử dân tộc, văn hóa tự hào là một trong những lĩnh vực giao lưu, hội nhập quốc tế từ rất sớm. Quá trình giao lưu, đối thoại, tiếp biến văn hóa đã góp phần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu có hơn nền văn hóa đa dạng của dân tộc Việt Nam, đồng thời giúp cộng đồng các dân tộc trong khu vực và trên thế giới tăng cường hiểu biết, sự tôn trọng, lòng khoan dung, xây dựng lòng tin, tạo tiền đề và cơ sở vững chắc thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, đầu tư, thương mại, du lịch…

Theo bà Nguyễn Phương Hòa, thời gian qua, các hoạt động văn hóa đối ngoại cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8/2/2015, quảng bá được các giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới; làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế, đồng thời tạo điều kiện để công chúng Việt Nam được tiếp cận với những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện.

Cùng với những thành tựu của chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại, kết quả của Chiến lược văn hóa đối ngoại đã đóng góp quan trọng, hiệu quả vào việc nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đạt được những kết quả đáng ghi nhận kể trên là nhờ thành quả của công cuộc đổi mới 35 năm qua do Đảng, Nhà nước lãnh đạo, đem lại cho “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Văn hóa đối ngoại chỉ có thể thực sự vươn xa, khi nền văn hóa dân tộc nở hoa, khoe sắc, khi tiềm lực và vị thế của đất nước ngày càng lớn mạnh.

Toàn cầu hóa tạo nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, đòi hỏi mỗi quốc gia phải tiên liệu những vấn đề mới xuất hiện để tranh thủ cơ hội, hóa giải thách thức, tích cực, chủ động tham gia hội nhập quốc tế. Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Thức, Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, đây là xu hướng có tính tất yếu khách quan nhằm tranh thủ tối đa sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại cho lợi ích và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Từ chối hội nhập quốc tế đồng nghĩa với cản trở phát triển dẫn đến sự tụt hậu của quốc gia trong sự phát triển chung của nhân loại.

“Biết gạn đục khơi trong” trong quá trình tiếp biến văn hóa

Tuy đạt được một số kết quả nêu trên nhưng việc tổ chức thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại Việt Nam kết quả còn khiêm tốn. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, công tác giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại còn hạn chế; chưa coi trọng đúng mức và có biện pháp tích cực để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc; nhiều khi bắt chước nước ngoài một cách nhố nhăng, phản cảm, không có chọn lọc (nói nặng ra là "vô văn hóa", "phản văn hóa").

Trao đổi bên lề Hội nghị văn hóa toàn quốc, Thiếu tướng, PGS.TS.NGND Nguyễn Bá Dương, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Phụ trách Nhóm chuyên gia 35 Quân ủy Trung ương chia sẻ: “Khi chúng ta mở cửa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, điều không mong muốn là “rác” văn hóa cũng ùa vào. Đó là những sản phẩm văn hóa xấu độc, lối sống vị kỷ, sùng bái vật chất, phản giá trị văn hóa...

Nếu chúng ta không tỉnh táo, các loại “rác” sẽ “xâm lăng văn hóa” khiến người dân, nhất là giới trẻ lãng quên bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm với cộng đồng, có lối sống vị kỷ, quên đi tình nghĩa, phai nhạt lý tưởng cách mạng, chỉ quen hưởng thụ mà không có mục tiêu phấn đấu, rèn luyện... Đây là điều nguy hại không chỉ cho văn hóa mà còn ở các lĩnh vực khác về lâu dài”.

Từ đó, PGS.TS.NGND Nguyễn Bá Dương bày tỏ quan điểm rằng, chống "xâm lăng văn hóa" cần hàng loạt biện pháp đồng bộ, tổng thể, toàn diện.

“Trước hết, cần quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề văn hóa. Cụ thể, phải đề cao văn hóa dân tộc, văn hóa gắn liền với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cần có các tiêu chí, quy định rõ ràng, cụ thể về phát ngôn, ứng xử để mọi người tuân thủ, để giữ gìn “nếp nhà”, “gia phong” của người Việt như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc.

Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ, người dân có ý thức đề kháng với quá trình "xâm lăng văn hóa". Mỗi gia đình, dòng tộc, mỗi nhà trường, xã hội, cộng đồng dân cư phải có sức đề kháng, phân biệt rõ cái đúng cái sai biết gạn đục khơi trong, biết phân biệt cái hay, cái đẹp với cái xấu độc trong quá trình tiếp biến văn hóa. Đồng thời, chúng ta cần quan tâm, chăm lo đội ngũ văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hóa. Có thêm nhiều tài năng sáng tạo tức là có thêm nhiều tác phẩm giá trị, làm giàu đời sống văn hóa tinh thần của toàn dân, đủ sức chống chọi lại sự "xâm lăng văn hóa"”, PGS.TS.NGND Nguyễn Bá Dương nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

GS Phong Lê: "Bản lĩnh văn hoá minh chứng cho sự trường tồn của dân tộc Việt Nam"
GS Phong Lê: "Bản lĩnh văn hoá minh chứng cho sự trường tồn của dân tộc Việt Nam"

VOV.VN - Phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người mới, hệ văn hoá mới của Việt Nam như thế nào trong giai đoạn hiện nay? GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã bàn luận về vấn đề này nhân Hội nghị Văn hóa toàn quốc.

GS Phong Lê: "Bản lĩnh văn hoá minh chứng cho sự trường tồn của dân tộc Việt Nam"

GS Phong Lê: "Bản lĩnh văn hoá minh chứng cho sự trường tồn của dân tộc Việt Nam"

VOV.VN - Phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người mới, hệ văn hoá mới của Việt Nam như thế nào trong giai đoạn hiện nay? GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã bàn luận về vấn đề này nhân Hội nghị Văn hóa toàn quốc.

Cơ hội để chấn hưng, phát triển văn hóa của đất nước
Cơ hội để chấn hưng, phát triển văn hóa của đất nước

VOV.VN - Chỉ khi chúng ta sở hữu môi trường dân chủ, nhân văn, giải phóng cá tính tự do sáng tạo, mới có thể bắt đầu hy vọng về sự ra đời của các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị đỉnh cao.

Cơ hội để chấn hưng, phát triển văn hóa của đất nước

Cơ hội để chấn hưng, phát triển văn hóa của đất nước

VOV.VN - Chỉ khi chúng ta sở hữu môi trường dân chủ, nhân văn, giải phóng cá tính tự do sáng tạo, mới có thể bắt đầu hy vọng về sự ra đời của các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị đỉnh cao.

Văn hóa phải được coi là sức mạnh mềm của đất nước để cạnh tranh trên trường quốc tế
Văn hóa phải được coi là sức mạnh mềm của đất nước để cạnh tranh trên trường quốc tế

VOV.VN - GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Trong thời kỳ hội nhập, văn hóa không chỉ là tài sản để cất giữ, để tự hào mà phải được coi là sức mạnh mềm của đất nước để có thể mở rộng hợp tác và cạnh tranh sòng phẳng trên trường quốc tế.

Văn hóa phải được coi là sức mạnh mềm của đất nước để cạnh tranh trên trường quốc tế

Văn hóa phải được coi là sức mạnh mềm của đất nước để cạnh tranh trên trường quốc tế

VOV.VN - GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Trong thời kỳ hội nhập, văn hóa không chỉ là tài sản để cất giữ, để tự hào mà phải được coi là sức mạnh mềm của đất nước để có thể mở rộng hợp tác và cạnh tranh sòng phẳng trên trường quốc tế.