Không để tinh gọn bộ máy làm gián đoạn Hồ sơ di sản văn hoá thế giới Óc Eo-Ba Thê

VOV.VN - Không để quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy, hệ thống chính trị làm gián đoạn việc xây dựng Hồ sơ Di sản văn hoá thế giới cho Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê.

 

Đây là yêu cầu của ông Lê Trung Hồ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tại buổi làm việc với Ban quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo vào ngày 8/7, tại xã Óc Eo, tỉnh An Giang. Đến thời điểm này, tỉnh An Giang đã hoàn thành nhiệm vụ của giai đoạn 1 trong quá trình xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê tỉnh An Giang trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Ngày 4/1/2022, Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê đã được Trung tâm Di sản Thế giới (UNESCO) cập nhật và danh sách dự kiến lập hồ sơ đề cử Di sản văn hóa thế giới.

Ông Lê Trung Hồ nhấn mạnh, mặc dù Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê đã được Trung ương quan tâm, địa phương triển khai quyết liệt, nhưng quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, nếu không tập trung tháo gỡ kịp thời thì việc trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới sẽ khó đảm bảo lộ trình đề ra.

Để công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê tỉnh An Giang trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới hoàn thành đúng tiến độ, đạt được kết quả như kỳ vọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Trung Hồ đề nghị, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo, các sở, ban, ngành trong tỉnh tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục đối với đội ngũ cán bộ công chức và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê tỉnh An Giang trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, xác định đây là nhiệm vụ chính trị, từ đó nỗ lực hơn trong thực hiện nhiệm vụ.

Ông Lê Trung Hồ cho rằng, nếu khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê tỉnh An Giang được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, đây không chỉ là niềm tự hào của tỉnh An Giang nói riêng, Việt Nam nói chung; đó là sự ghi nhận của quốc tế đối với những giá trị lịch sử, văn hóa, khảo cổ của vùng đất Nam Bộ, đặc biệt là vùng đất An Giang. Đây là bước đi quan trọng, không chỉ mang ý nghĩa chiến lược lâu dài về văn hóa, chính trị, mà còn là những cam kết, nỗ lực không mệt mỏi của Việt Nam trong bảo tồn và quảng bá giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của Di tích Óc Eo-Ba Thê ra thế giới, góp phần nâng tầm vị thế quốc gia, đặc biệt là vùng đất An Giang.

Ông Lê Trung Hồ yêu cầu, Ban quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo phối hợp với các sở, ngành sớm kiện toàn Ban Chỉ đạo, Tổ công tác chuyên trách xây dựng hồ sơ Khu di tích, trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới để kịp thời chỉ đạo, xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Đồng thời, chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên theo dõi, rà soát, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi tiết theo từng tháng, từng quý; phấn đấu hoàn thành công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê tỉnh An Giang trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào cuối năm 2025. 

“Tôi đề nghị Ban quản lý Di tích duy trì nhịp độ công việc của mình. Cần phối hợp với các sở, ngành để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra; hồ sơ bản thảo phải hoàn thành trong vòng tháng 8, hồ sơ chính thức trong tháng 1 phải hoàn thành. Việc tổ chức hội thảo, phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa-Thể thao, Sở Du Lịch, Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh để đảm bảo hồ sơ thủ tục đúng theo quy định”, ông Lê Trung Hồ nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê
Bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

VOV.VN - Hôm nay 10/2, tại Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo (huyện Thoại Sơn), UBND tỉnh An Giang tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê và Quyết định về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 10).

Bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

Bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

VOV.VN - Hôm nay 10/2, tại Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo (huyện Thoại Sơn), UBND tỉnh An Giang tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê và Quyết định về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 10).

Đưa di sản trở thành nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa
Đưa di sản trở thành nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa

VOV.VN - Di sản văn hóa được xác định là trụ cột quan trọng trong phát triển công nghiệp văn hóa. Đây chính là "chất liệu" để thúc đầy các ngành công nghiệp văn hóa của nước ta phát triển và định vị thương hiệu.

Đưa di sản trở thành nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa

Đưa di sản trở thành nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa

VOV.VN - Di sản văn hóa được xác định là trụ cột quan trọng trong phát triển công nghiệp văn hóa. Đây chính là "chất liệu" để thúc đầy các ngành công nghiệp văn hóa của nước ta phát triển và định vị thương hiệu.

Các di sản văn hóa có gì xáo trộn sau khi sáp nhập tỉnh, thành, xã, phường?
Các di sản văn hóa có gì xáo trộn sau khi sáp nhập tỉnh, thành, xã, phường?

VOV.VN - Việc sáp nhập các tỉnh, thành đang đặt ra câu hỏi liên quan đến “số phận” của các di sản văn hóa cấp quốc gia, bao gồm di sản vật thể và phi vật thể. Sự thay đổi về địa giới hành chính có thể kéo theo những điều chỉnh trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Các di sản văn hóa có gì xáo trộn sau khi sáp nhập tỉnh, thành, xã, phường?

Các di sản văn hóa có gì xáo trộn sau khi sáp nhập tỉnh, thành, xã, phường?

VOV.VN - Việc sáp nhập các tỉnh, thành đang đặt ra câu hỏi liên quan đến “số phận” của các di sản văn hóa cấp quốc gia, bao gồm di sản vật thể và phi vật thể. Sự thay đổi về địa giới hành chính có thể kéo theo những điều chỉnh trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.