Sức hấp dẫn của Lễ hội Lồng tồng (xuống đồng)

Lễ hội Lồng tồng (xuống đồng), là một trong những lễ hội được đồng bào dân tộc Tày tại Thái Nguyên tổ chức hằng năm, gắn với tín ngưỡng về nông nghiệp là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tính cố kết cộng đồng, thể hiện khát vọng của người dân trong sự hòa hợp trời đất, âm dương, cầu mong cho con người khoẻ mạnh, cuộc sống no đủ, vạn vật sinh sôi.

Đây là lễ hội truyền thống có từ lâu đời của người Tày ở vùng Việt Bắc được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017.

Do lễ hội mang tính chất cộng đồng, nên trong những ngày trước khi diễn ra các hoạt động của lễ hội, nhà nào cũng chuẩn bị các vật phẩm từ nông nghiệp để dâng lên các vị thần linh. Những khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sinh sôi nảy nở, mọi điều an lành đều được người dân gửi gắm vào mỗi mâm lễ của gia đình mình dâng lên các vị thần.

Người Tày ở Thái Nguyên thường chọn bãi cỏ bằng phẳng, rộng lớn có vị trí trung tâm để tổ chức lễ hội nhằm thuận lợi cho việc đi lại, vui chơi của bà con và du khách. Lễ hội Lồng tồng gồm phần lễ và phần hội. Trong phần lễ, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm gà, thịt lợn, trứng luộc, bánh chưng, mâm xôi, các loại bánh dày, bánh khảo, chè lam... thể hiện sự đảm đang, khéo léo của phụ nữ Tày trong việc nội trợ, nấu nướng. Trên mỗi mâm lễ đều có chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc và hai đôi quả còn được làm bằng vải có nhiều tua rua mầu sắc sặc sỡ cùng hạt giống các loại.

Riêng mâm lễ vật của bản được lựa chọn kỹ lưỡng, phải to hơn, nhiều hơn, trang trí đẹp hơn so với mâm lễ của các gia đình và nhất thiết phải có thủ lợn. Các mâm lễ được xếp thẳng hàng, người chủ lễ (thường là thày Tào, hoặc thày Mo), được gọi là “Pú mo”. “Pú mo” đứng trước mâm lễ của bản khấn tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ cho dân bản, cùng lúc đó dân bản thắp hương, rót rượu. Sau lời khấn tạ ơn, “Pú mo” tiếp tục khấn cầu mưa, một người phụ lễ đội một chậu nước đứng bên cạnh, nhiều người khác cầm tàu lá cọ đi từ nơi cúng tế về cuối bãi đất.

Khấn xong, “Pú mo” vẩy nước ra xung quanh, ngụ ý là trời ban mưa, dân bản xúm lại, ai cũng muốn hứng lấy những giọt nước tượng trưng cho may mắn ấy. Vảy nước xong, “Pú mo” lấy hạt giống từ các mâm lễ vãi ra xung quanh, dân bản lấy hạt giống ấy trộn với hạt giống nhà mình chọn gieo cấy. Tiếp đó, đàn ông sẽ đi những đường cày đầu tiên, còn phụ nữ thì trổ tài thi cấy. Sau các lễ thức, dân bản cùng nhau phá cỗ, chúc tụng nhau khoẻ mạnh, may mắn, thóc lúa đầy bồ, lợn gà đầy sân...

Mở đầu phần hội là hội tung còn. Đây là hoạt động thu hút nhiều người tham gia nhất. Khi quả còn xuyên thủng hồng tâm của vòng tròn, là âm dương đã giao hòa, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu và ai ném trúng hồng tâm đầu tiên sẽ được trao giải thưởng, được coi là điềm may mắn trong cả năm, được thần linh phù hộ. Nếu ở lễ hội nào không có ai tung còn trúng vòng tròn, xuyên thủng hồng tâm thì dân bản không vui, vì theo quan niệm đó là điềm báo một năm mới không thuận lợi. Các trò chơi trong lễ hội Lồng tồng của người Tày ở Thái Nguyên còn có rước cờ, múa sư tử, đi cà kheo, múa rối, chọi gà, đánh đu, múa võ, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ và hát then.

Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày Thái Nguyên là một trong những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Tày, góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đồng thời, lễ hội là dịp để người dân hội tụ giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết, ôn lại truyền thống của quê hương, đất nước, khơi dậy niềm tự hào truyền thống dân tộc, tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian, dân tộc phát triển, kết hợp giữa văn hóa truyền thống với văn hóa đương đại, tạo nên đời sống văn hóa tinh thần vui tươi, lành mạnh.

Thông qua các hoạt động của Lễ hội Lồng tồng còn góp phần “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn riêng có thu hút du khách đến với địa phương. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đưa Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê thành sản phẩm đặc trưng
Đưa Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê thành sản phẩm đặc trưng

VOV.VN - Trong 3 ngày (từ ngày 27 đến 29/2), tại quảng trường Hà Khê, đường Nguyễn Tất Thành, UBND quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ hội Cầu ngư truyền thống năm 2024.

Đưa Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê thành sản phẩm đặc trưng

Đưa Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê thành sản phẩm đặc trưng

VOV.VN - Trong 3 ngày (từ ngày 27 đến 29/2), tại quảng trường Hà Khê, đường Nguyễn Tất Thành, UBND quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ hội Cầu ngư truyền thống năm 2024.

Tỉnh Vĩnh Long có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tỉnh Vĩnh Long có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

“Lễ hội Văn Thánh Miếu” và “Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long” của tỉnh Vĩnh Long vừa được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Như vậy tính đến nay, tỉnh Vĩnh Long đã có bốn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tỉnh Vĩnh Long có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Vĩnh Long có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

“Lễ hội Văn Thánh Miếu” và “Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long” của tỉnh Vĩnh Long vừa được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Như vậy tính đến nay, tỉnh Vĩnh Long đã có bốn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Độc đáo lễ Khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024
Độc đáo lễ Khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

VOV.VN - Ngày 25/2 (tức 16 tháng Giêng), tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ tưởng niệm 690 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả, Khai hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024 và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận “Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn" là Bảo vật Quốc gia.

Độc đáo lễ Khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

Độc đáo lễ Khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

VOV.VN - Ngày 25/2 (tức 16 tháng Giêng), tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ tưởng niệm 690 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả, Khai hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024 và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận “Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn" là Bảo vật Quốc gia.

Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái: Liên kết và lan tỏa
Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái: Liên kết và lan tỏa

VOV.VN - Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái đã được Tổ chức Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và các biểu đạt văn hóa của thực hành Then cũng trở nên "phương thức" giúp tăng cường giao tiếp giữa các cá nhân và cộng đồng.

Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái: Liên kết và lan tỏa

Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái: Liên kết và lan tỏa

VOV.VN - Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái đã được Tổ chức Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và các biểu đạt văn hóa của thực hành Then cũng trở nên "phương thức" giúp tăng cường giao tiếp giữa các cá nhân và cộng đồng.