Liên tiếp ngăn chặn các đối tượng giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thời gian qua, do nắm bắt được thông tin về phương thức, thủ đoạn tội phạm giả danh công an... để lừa đảo chiếm đoạt tài sản và nhất là những khuyến cáo của Công an thành phố Hà Nội về loại tội phạm này, các nhân viên ngân hàng trên địa bàn đã nâng cao ý thức cảnh giác, kịp phối hợp với cơ quan công an, giúp nhiều người dân không "sập bẫy" lừa đảo.

Điển hình như, ngày 22/6, bà Th, trú tại Tổ 16, phường Đức Giang (Long Biên, Hà Nội) nhận được cuộc gọi của một người, tự nhận là cán bộ Công an quận Long Biên, yêu cầu bà Th. phải tất toán số tiền tiết kiệm khoảng hơn 3 tỷ đồng, rồi chuyển ngay số tiền đó vào một tài khoản do đối tượng này cung cấp.

Tiếp theo đó, bà Th. đã đến Phòng giao dịch Ngân hàng BIDV Thành Đô (Long Biên, Hà Nội) để thực hiện theo yêu cầu của đối tượng. Trong quá trình tiếp nhận yêu cầu của bà Th, do đã được tuyên truyền về phương thức thủ đoạn lừa đảo của bọn tội phạm, đồng thời nhận thấy bà Th. có biểu hiện bất thường, cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng BIDV Thành Đô  đã báo ngay cho cơ quan công an.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an phường Đức Giang đã cử cán bộ đến phòng giao dịch của ngân hàng, gặp gỡ, giải thích, tuyên truyền để bà Th. hiểu rõ phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhờ đó vụ việc đã được ngăn chặn kịp thời.

Tương tự, 21/6, bà N, trú tại thôn Yên Kỳ, xã Phú Sơn (Ba Vì, Hà Nội) nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ, nhận là cán bộ Công an tỉnh Bình Định, thông báo bà N. liên quan đến đường dây buôn bán ma túy lớn. Sau đó, người này hướng dẫn bà N mở một tài khoản ngân hàng rồi chuyển tiền vào tài khoản đó để phục vụ điều tra, nếu không sẽ bị bắt giam. 

Do lo sợ, bà N. một mình đến ngân hàng Agribank để rút tiền từ sổ tiết kiệm và mở tài khoản chuyển tiền vào tài khoản đó theo hướng dẫn của đối tượng lừa đảo. Khi đến Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Ba Vì, bà N yêu cầu rút tiền 260 triệu đồng từ sổ tiết kiệm, với nét mặt mệt mỏi, trạng thái tâm lý hoang mang. 

Nhận thấy bà có dấu hiệu bất thường, nhân viên ngân hàng đã nhanh chóng liên hệ với Công an huyện Ba Vì. Ngay sau đó, Công an huyện Ba Vì đã tiếp nhận thông tin, xử lý vụ việc; cùng nhân viên Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Ba Vì giải thích rõ cho bà N hiểu về phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các loại tội phạm này.

Trước phương thức và thủ đoạn như trên, Công an thành phố Hà Nội tiếp tục khuyến cáo người dân cần cảnh giác, không chuyển tiền và cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại, tránh mắc bẫy đối tượng tội phạm.

Theo Công an thành phố Hà Nội, để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an xã, thị trấn; Tuyệt đối không có việc Công an gọi điện thoại yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.
 
Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, giải quyết kịp thời./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắt giữ nam thanh niên 19 tuổi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Bắt giữ nam thanh niên 19 tuổi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

VOV.VN - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La vừa thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với đối tượng Lô Anh Hoàng (SN 2004), trú tại xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bắt giữ nam thanh niên 19 tuổi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bắt giữ nam thanh niên 19 tuổi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

VOV.VN - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La vừa thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với đối tượng Lô Anh Hoàng (SN 2004), trú tại xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lên mạng rao bán thuốc điều trị ung thư để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Lên mạng rao bán thuốc điều trị ung thư để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

VOV.VN - Trần Đức Tiến lên mạng xã hội rao bán các loại thuốc chữa bệnh ung thư, qua đó lừa đảo nhiều bị hại với số tiền hơn 400 triệu đồng.

Lên mạng rao bán thuốc điều trị ung thư để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lên mạng rao bán thuốc điều trị ung thư để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

VOV.VN - Trần Đức Tiến lên mạng xã hội rao bán các loại thuốc chữa bệnh ung thư, qua đó lừa đảo nhiều bị hại với số tiền hơn 400 triệu đồng.

Giả nhân viên bưu cục lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên tỉnh
Giả nhân viên bưu cục lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên tỉnh

Sau khi đặt mua hàng trên mạng, Tuấn giả danh nhân viên giao hàng, yêu cầu người bán cung cấp mã OTP gói hàng, tìm cách chiếm đoạt tài sản trị giá hàng trăm triệu đồng liên tỉnh.

Giả nhân viên bưu cục lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên tỉnh

Giả nhân viên bưu cục lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên tỉnh

Sau khi đặt mua hàng trên mạng, Tuấn giả danh nhân viên giao hàng, yêu cầu người bán cung cấp mã OTP gói hàng, tìm cách chiếm đoạt tài sản trị giá hàng trăm triệu đồng liên tỉnh.