Vì sao… thủy điện?!

(VOV) -Khi chính quyền và nhà đầu tư không còn mặn mà, thậm chí “tháo chạy” khỏi thủy điện - đã để lại những câu hỏi lớn…

Thời gian gần đây, những tranh luận xung quanh câu chuyện thủy điện đã không chỉ dừng lại ở việc chỉ cho tạm dừng hay sẽ dừng hẳn không cho xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A? Rồi, sẽ có hay không việc tích nước thủy điện Sông Tranh 2 - khi những trận động đất vẫn liên tiếp xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Trà My?... Câu chuyện mới đây, khi chính quyền và nhà đầu tư không còn mặn mà với thủy điện, thậm chí quay lưng “tháo chạy” khỏi thủy điện - đã để lại những câu hỏi lớn hơn, những so sánh nhiều hơn về được/mất từ thủy điện, nhất là với thủy điện nhỏ.

Theo đánh giá của chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước về “Xây dựng chiến lược và chính sách năng lượng bền vững”, tiềm năng kỹ thuật thủy điện nước ta ước khoảng 123 tỷ kWh, tương đương công suất lắp đặt khoảng 31.000MW. Nếu trừ đi các tác động ảnh hưởng tới môi trường và kinh tế-xã hội, thì vẫn còn có thể khai thác được khoảng 20.000MW công suất từ nguồn thủy điện.

Bên cạnh 10 lưu vực sông chính để khai thác, phát triển thủy điện lớn thì một phần không nhỏ trong tiềm năng thủy điện Việt Nam còn nhờ vào những công trình thủy điện cỡ vừa và nhỏ, được xây dựng theo dạng bậc thang của hơn 2.000 sông, suối lớn nhỏ khác.

Đập thủy điện Sông Tranh 2

Tính đến nay, Việt Nam đã đầu tư, xây dựng và vận hành gần 30 công trình thủy điện lớn công suất trên 100MW, trên 200 dự án thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất tất cả nguồn thủy điện gần 10.000MW, tổng điện lượng trên 40 tỷ kWh. 40-50% trong số này đã được đưa vào khai thác.

Tính riêng sản lượng điện năm 2011 phát ra từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đạt 7,845 tỷ kWh, chiếm 19% tổng lượng điện phát ra từ nguồn thủy điện, cung cấp 7% sản lượng điện toàn hệ thống. Nếu tính về lợi ích kinh tế của những kWh điện được sản xuất ra từ nguồn năng lượng có thể tái tạo được, trong điều kiện Việt Nam nhiều sông suối, ít nhiên liệu hóa thạch thì con số này quả là lớn! Tuy nhiên, cũng cần nhìn lại những cái mất mà nó mang đi, chúng ta phải đánh đổi từ thủy điện.

Một văn bản Bộ NN&PTNT vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây dựng thủy điện trong giai đoạn 2006-2012, cho thấy: Từ năm 2006 đến nay, cả nước đã có 160 dự án (ở 29 tỉnh, thành phố) thực hiện việc chuyển gần 20.000ha đất rừng tự nhiên sang xây dựng thủy điện, trong đó hơn 3.000ha rừng đặc dụng, hơn 4.400ha rừng phòng hộ và gần 12.500ha rừng sản xuất. Thậm chí, diện tích rừng bị mất để xây dựng thủy điện có thể lớn hơn con số 20.000ha, bởi khi làm thủy điện sẽ kèm theo đất tái định cư, đất sản xuất...

Trong khi những cam kết phải trồng rừng bù lại của các dự án thủy điện còn chưa đạt được, vì thiếu tiền, thiếu cả đất để trồng bù; vì cho dù có trồng được đủ diện tích rừng tự nhiên đã bị đốn ngã cũng khó có thể tiệm cận với nơi mà nó có thể chống được sạt lở, hạn chế được lũ bão… thì thủy điện lại thêm một lần nữa làm đau đầu cơ quan quản lý, khi không chỉ chính quyền nhiều nơi cương quyết nói không với thủy điện nhỏ mà ngay cả nhà đầu tư tâm huyết giờ cũng “tháo chạy” khỏi chính những đứa con mà mình mất rất nhiều năm “ấp ủ, mang nặng đẻ đau” - những nhà máy thủy điện công suất 5MW-10MW-30MW, hay thậm chí nhiều hơn thế.

“Tháo chạy” là bởi đa số các công trình, dự án thủy điện nhỏ thuộc về các nhà đầu tư tư nhân vay vốn với lãi suất cao để đầu tư, nhưng khi đi vào hoạt động, lại bị “ông nhà đèn” ép giá, phải bán với giá thấp hơn nhiều so với quy định thực tế, trong khi thuế tài nguyên nước lại bị thu đủ theo giá điện - dẫn đến thua lỗ, phá sản. Những công trình đang triển khai đã thiếu vốn, khó vay vốn, trước tình cảnh này cũng không muốn tiếp tục đầu tư. Những nghi ngờ không ít chủ đầu tư lấy mục đích đầu tư thủy điện để “đốn rừng lấy gỗ” không phải không có lý. Nhưng vấn đề nhãn tiền là nhiều doanh nghiệp đang “tháo chạy” khỏi thủy điện còn bởi cơ chế nhiều bất cập.

Trong khi suất đầu tư cho mỗi nhà máy thủy điện nhỏ không hề nhỏ, trung bình phải vài chục tỷ đồng đổi lấy 1 MW - thì “cái chết lâm sàng” của nhiều dự án thủy điện ở miền Trung, Tây Nguyên thời gian gần đây cho thấy: đầu tư vào thủy điện nếu không tính toán kỹ, sẽ không chỉ là mất tiền, mất rừng, mất đất, mất đi sự bình an của một bộ phận người dân địa phương nơi có thủy điện… Nó còn mất đi cả sự bảo đảm cho an ninh năng lượng quốc gia, bởi chính sự phụ thuộc và niềm tin vào thủy điện.

Không chỉ những cơn đại hồng thủy giữa mùa mưa lũ cuốn đi cả hồ chứa nước của thủy điện Đắc Rông 3 hay Thủy điện Sông Tranh 2 làm xong không thể hoạt động… Nhìn lại thực tế những cơn đại hạn giữa mùa mưa 2 năm trước (năm 2010) khiến ngay cả những nhà máy thủy điện công suất lớn từ Bắc vào Nam như Hòa Bình, Thác Bà, Yaly… cũng phải “ngồi chơi” chờ trời cho nước.

Thủy điện, lợi ích khi nhìn từ sông từ suối thì khá dễ dàng. Nhưng lợi ích đạt được sau khi đã loại trừ những tác động của nó - cần phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, thận trọng hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Ngãi bất cập đấu nối các nhà máy thủy điện
Quảng Ngãi bất cập đấu nối các nhà máy thủy điện

(VOV) - Sự bất cập đang phần nào gây nên tình trạng lãng phí và mất an toàn cho hệ thống điện ở Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi bất cập đấu nối các nhà máy thủy điện

Quảng Ngãi bất cập đấu nối các nhà máy thủy điện

(VOV) - Sự bất cập đang phần nào gây nên tình trạng lãng phí và mất an toàn cho hệ thống điện ở Quảng Ngãi.

Thủy điện Sông Tranh 2: An toàn phải được đặt lên trên hết
Thủy điện Sông Tranh 2: An toàn phải được đặt lên trên hết

(VOV) - Với Sông Tranh 2 đang có các bước đánh giá hết sức thận trọng về các nứt gãy địa chất…

Thủy điện Sông Tranh 2: An toàn phải được đặt lên trên hết

Thủy điện Sông Tranh 2: An toàn phải được đặt lên trên hết

(VOV) - Với Sông Tranh 2 đang có các bước đánh giá hết sức thận trọng về các nứt gãy địa chất…

Thủy điện lấy gần 20.000 ha rừng trong 6 năm
Thủy điện lấy gần 20.000 ha rừng trong 6 năm

Tây Nguyên là khu vực lấy rừng làm thủy điện nhiều nhất, với trên 8.000 ha.

Thủy điện lấy gần 20.000 ha rừng trong 6 năm

Thủy điện lấy gần 20.000 ha rừng trong 6 năm

Tây Nguyên là khu vực lấy rừng làm thủy điện nhiều nhất, với trên 8.000 ha.

Sẽ dừng dự án thủy điện nếu ảnh hưởng đến môi trường
Sẽ dừng dự án thủy điện nếu ảnh hưởng đến môi trường

(VOV) - Đó là quan điểm của Bộ Công thương về 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

Sẽ dừng dự án thủy điện nếu ảnh hưởng đến môi trường

Sẽ dừng dự án thủy điện nếu ảnh hưởng đến môi trường

(VOV) - Đó là quan điểm của Bộ Công thương về 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

Phát hiện vi phạm quy trình tích nước thủy điện Đakrông 3
Phát hiện vi phạm quy trình tích nước thủy điện Đakrông 3

Chủ đầu tư đã vi phạm trong quy trình vận hành tích nước, tự ý thay đổi điều chỉnh dự án, thiết kế.

Phát hiện vi phạm quy trình tích nước thủy điện Đakrông 3

Phát hiện vi phạm quy trình tích nước thủy điện Đakrông 3

Chủ đầu tư đã vi phạm trong quy trình vận hành tích nước, tự ý thay đổi điều chỉnh dự án, thiết kế.