Vận hội thoát nghèo từ Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Hà Giang

VOV.VN - Chủ tịch UBND huyện Xín Mần Phạm Duy Hiền cho biết: "Chìa khóa thành công, đầu tiên là phân bổ nguồn lực là phải dựa trên nhu cầu thực tiễn của địa phương, tức là xác định các nhóm ngành, các lĩnh vực ưu tiên để cho địa phương tổ chức thực hiện".

Xác định 3 chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) là nguồn lực, vận hội để bà con thoát nghèo bền vững, tỉnh Hà Giang đã có những cách làm sáng tạo, linh hoạt và quyết liệt trong triển khai, thực hiện và đã đạt được mục tiêu giảm nghèo theo lộ trình Chính phủ đề ra.

Bữa cơm tối muộn trong ngôi nhà mới còn mới nguyên mùi vôi vữa, vợ chồng anh Thèn Văn Xín và chị Vàng Thị Khương ở Thị trấn Cốc Pài đang tính lại những khoản tiền đã dùng để xây căn nhà mới và những vật dụng cần phải mua.

Khi lên kế hoạch từ năm 2022, gia đình anh thuộc diện được hỗ trợ sửa lại nhà cũ. Tuy nhiên, năm 2023, anh chị lại quyết định làm nhà mới. Và Tết này, gia đình anh chị sẽ chuyển từ căn nhà tường cũ nát đã làm cách đây hơn 20 năm sang ngôi nhà xây mới khang trang.

"Nhà nước hỗ trợ xóa nhà tạm, hộ nghèo này. Hai vợ chồng gia đình cảm ơn, phấn khởi. Mưa gió cũng không lo. Không có tiền thì mình sẽ mua sắm đồ dần dần. Có nói như thế nào cũng rất phấn khởi rồi", anh Thèn Văn Xín nói.

Gia đình anh Xín, chị Khương là một trong rất nhiều hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở theo Chương trình mục tiêu quốc gia. Cho đến nay, toàn tỉnh Hà Giang đã đạt được hơn 80% chỉ tiêu đề ra. Một con số khiến nhiều địa phương mong ước.

Để có được kết quả này là nhờ kinh nghiệm từ năm 2019, tỉnh Hà Giang đã thực hiện chương trình mang tên 1953- xã hội hóa xóa nhà tạm cho hộ nghèo cựu chiến binh. Với 6700 ngôi nhà đã được xây mới từ chương trình này nên theo ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, địa phương có nhiều kinh nghiệm để dẫn đầu cả nước về thực hiện chương trình nhà ở theo chương trình mục tiêu quốc gia.

"Ban chỉ đạo của tỉnh vẫn nòng cốt lại là các thành phần của 1953 để chỉ đạo triển khai thực hiện thì với điều kiện những hộ gia đình vậy thì được 40.000.000 cộng với đối ứng của địa phương nữa, thêm sự tham gia đóng góp của cộng đồng bằng ngày công thì mới làm được chứ còn nếu không mình hộ nghèo khó có thể làm với 44.000.000 có thể làm được một căn nhà. Đó là tại sao trong chương trình hỗ trợ nhà ở cho bà con của chương trình Hà Giang, chúng tôi thực hiện khá tốt phải nói là đến thời điểm này. Tôi đánh giá là chúng tôi đang dẫn đầu về giải ngân và thực hiện chương trình nhà ở cho bà con", ông ông Nguyễn Văn Sơn cho biết.

Và an cư rồi đến lạc nghiệp

Tiếng hát, trò chuyện của những nông dân thu hoạch củ cải trên thửa ruộng bậc thang tại xã biên giới Xín Mần rộn ràng như mùa xuân đến. Niềm vui của những người nông dân hạnh phúc trên chính vùng được thụ hưởng chương trình mục tiêu quốc gia.

"Giống củ cải này tốt lắm, mỗi củ to bằng bắp tay thế này cơ mà. Gia đình mới trồng vụ thứ 2 thôi nhưng thấy năng suất và có thu nhập hơn trước, rất vui", chị Sùng Thị Xoa nói.

"Trước đây trồng ngô năng suất thấp hơn. Bây giờ trồng củ cải năng suất cao hơn, tăng thu nhập hơn lần trước", anh Thào Mí Sẻng nói.

"Hiện tại lên 2,2 ha. Ước tính sản lượng 50 tấn 1ha. Lãi 100 triệu trong 3 tháng", anh Hoàng Văn Mơi nói.

Để có được 1200 tấn củ cải xuất khẩu sang Nhật Bản mỗi năm, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương và tạo thu nhập ổn định, cao gấp 2-3 lần so với sản xuất ngô lúa thông thường, huyện Xín Mần đã ban hành Nghị quyết số 15 nhằm thu hút, liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã để triển khai thực hiện chuỗi liên kết phát triển nông nghiệp thuộc các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia.

Và khi đã an cư lạc nghiệp thì tiếp tục làm giàu cho diện mạo của địa phương.

Văn phòng điều phối nông thôn mới của huyện hầu như luôn sáng đèn, vì các chỉ tiêu nông thôn mới của từng xã được phân công trách nhiệm đến từng cán bộ phụ trách.

Theo Bí thư Huyện ủy Xín Mần Hoàng Nhị Sơn, cấp ủy chính quyền chỉ đạo rất quyết liệt để đến cuối tháng 12 này, giải ngân đạt 95% kế hoạch vốn đầu tư và 100% kế hoạch vốn sự nghiệp chương trình MTQG.

"Chúng tôi phải nêu gương và đảng viên phải đi trước, làm trước và phải có những mô hình, những công việc cụ thể, để bà con nhân dân đến để học tập và làm theo. Ví dụ, một đồng chí Bí thư Đảng ủy xã gắn với giảm nghèo 10 hộ cụ thể. Rồi phân công một số chi bộ liên quan đến chương trình này, như chi bộ của Phòng Tài chính Kế hoạch; chi bộ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Chi bộ Kho bạc Nhà nước, các đồng chí phải trực lãnh đạo và trực quân số 100% để triển khai chương trình này", ông Hoàng Nhị Sơn nói.

Câu chuyện tại huyện nghèo vùng cao Xín Mần cho thấy, rõ ràng vai trò chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu, sự chủ động, trách nhiệm của cơ quan điều hành, thực thi là yếu tố then chốt để đạt kết quả Chương trình. Đây cũng là địa phương tiên phong trong việc xin được thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp ủy quyền trong việc phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Chủ tịch UBND huyện Xín Mần Phạm Duy Hiền cho biết: "Chìa khóa thành công, đầu tiên là phân bổ nguồn lực là phải dựa trên nhu cầu thực tiễn của địa phương, tức là xác định các nhóm ngành, các lĩnh vực ưu tiên để cho địa phương tổ chức thực hiện. Thứ hai là phân cấp gắn với phân quyền cụ thể để cho địa phương được tính chủ động linh hoạt trong điều tiết nguồn lực sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn. Với người dân khi triển khai thực hiện này phải thực sự đóng một vai trò chủ thể là người trực tiếp tham gia, người được hưởng lợi, người phải có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn làm sao cho hiệu quả, tránh tình trạng là chỉ biết Nhà nước hỗ trợ nhưng vai trò, trách nhiệm của bản thân hộ gia đình, bản thân những người được hưởng chương trình này không rõ ràng, dẫn đến tình trạng lại trông chờ ỷ lại".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trao “cần câu” sinh kế giúp đồng bào thoát nghèo
Trao “cần câu” sinh kế giúp đồng bào thoát nghèo

VOV.VN - Trao “cần câu” sinh kế là cách làm thiết thực, hiệu quả để hỗ trợ đồng bào vươn lên trong cuộc sống, thay đổi tư duy, nhận thức để thoát nghèo.

Trao “cần câu” sinh kế giúp đồng bào thoát nghèo

Trao “cần câu” sinh kế giúp đồng bào thoát nghèo

VOV.VN - Trao “cần câu” sinh kế là cách làm thiết thực, hiệu quả để hỗ trợ đồng bào vươn lên trong cuộc sống, thay đổi tư duy, nhận thức để thoát nghèo.

Tiếp sức cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi thoát nghèo
Tiếp sức cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi thoát nghèo

VOV.VN - Thời gian qua, Quảng Ngãi đã triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được xác định trong Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi "Đổi mới và mở rộng chính sách tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội theo hướng tăng định mức, mở rộng đối tượng được vay đến các dự án sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số".

Tiếp sức cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi thoát nghèo

Tiếp sức cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi thoát nghèo

VOV.VN - Thời gian qua, Quảng Ngãi đã triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được xác định trong Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi "Đổi mới và mở rộng chính sách tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội theo hướng tăng định mức, mở rộng đối tượng được vay đến các dự án sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số".

Bộ đội Biên phòng Gia Lai giúp người dân biên giới vươn lên thoát nghèo
Bộ đội Biên phòng Gia Lai giúp người dân biên giới vươn lên thoát nghèo

VOV.VN - Nhiều năm qua, ngoài nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai còn phối hợp với các cấp ủy, chính quyền và các ngành, đoàn thể ở cơ sở giúp đỡ nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

Bộ đội Biên phòng Gia Lai giúp người dân biên giới vươn lên thoát nghèo

Bộ đội Biên phòng Gia Lai giúp người dân biên giới vươn lên thoát nghèo

VOV.VN - Nhiều năm qua, ngoài nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai còn phối hợp với các cấp ủy, chính quyền và các ngành, đoàn thể ở cơ sở giúp đỡ nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

Thanh niên dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động để thoát nghèo
Thanh niên dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động để thoát nghèo

VOV.VN - Đưa thanh niên người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi ở tỉnh Quảng Ngãi. Đây cũng là mục tiêu của Dự án về Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững thuộc “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025". 

Thanh niên dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động để thoát nghèo

Thanh niên dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động để thoát nghèo

VOV.VN - Đưa thanh niên người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi ở tỉnh Quảng Ngãi. Đây cũng là mục tiêu của Dự án về Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững thuộc “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025".