Diễn đàn báo chí Việt Nam 2024:

Vì sao các báo ngày càng ít phóng sự điều tra?

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, ngoài tâm lý ngại khó, ngại khổ, ngại tiếp xúc, va chạm của nhiều phóng viên trẻ thì còn thiếu hành lang pháp lý, đặc biệt là thiếu sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan báo chí.

 

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn báo chí Việt Nam 2024 diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích”. 

Diễn giả bao gồm các nhà báo: Phùng Công Sưởng, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong; Lê Anh Đạt, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Đại Đoàn Kết. Khách mời bao gồm các nhà báo Hồ Trí (VTV24); Võ Mạnh Hùng (Báo điện tử VietnamPlus), Chu Trung Đức (Đài Tiếng nói Việt Nam-VOV).

Nhiều rủi ro và thách thức 

Khẳng định phóng sự điều tra là thể loại đặc biệt, gây hiệu ứng lớn nhất cho mỗi tờ báo, nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó Tổng biên tập Báo Tiền Phong nhận định, hiện nay, số lượng các tác phẩm thuộc thể loại này đang khá thưa thớt, ít tác phẩm thực sự hấp dẫn.

Trên các trang báo không còn bố trí các chuyên mục điều tra, giống như thiếu một gian hàng trong một cửa hàng tổng hợp để show sản phẩm, cũng là yếu tố cản trở sự phát triển của thể loại này.

Ông Sưởng nêu ra những thách thức mang tính sống còn trong việc phát triển thể loại báo chí điều tra, đó là tâm lý ngại khó, ngại khổ, ngại tiếp xúc, va chạm… của nhiều phóng viên trẻ; thiếu hành lang pháp lý; đặc biệt là thiếu sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan báo chí.

“Khó chấp nhận một người hàng tháng không có tác phẩm nào, bởi vì có khi 6 tháng mới có một loạt bài, trong khi các bạn khác thì một ngày 5-7 tin, bài. Việc điều tra thì thầm lặng, không phải lãnh đạo nào cũng đủ kiên trì. Hành lang pháp lý cho thể loại này cũng rất rủi ro. Tôi biết có những anh chị làm điều tra không ít lần phải đối mặt với ranh giới đúng – sai, không ít lần bị cơ quan chức năng mời làm việc”, ông Phùng Công Sưởng nói.

Theo nhà báo Lê Anh Đạt, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Đại Đoàn Kết, nếu không có thể loại điều tra, tất cả mọi thông tin đều bình thường thì có thể báo không ai đọc, nhất là báo giấy. Phóng sự điều tra có thể giữ chân bạn đọc với hướng tiếp cận mới trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, không thể dự đoán được.

Tuy nhiên, đây cũng là một thể tài báo chí vất vả, nhiều nguy hiểm trong lịch sử và hiện tại. Việc bị kiện tụng, hầu tra… là chuyện bình thường, thậm chí có thể đứng trước cửa nhà tù.

Chia sẻ một số kinh nghiệm về điều tra nhập vai, nhà báo Lê Anh Đạt cho biết, khi cử một tổ, nhóm thâm nhập đường dây mua bán ma túy, phải làm kế hoạch, được ban biên tập duyệt, sau đó chuyển cho lực lượng công an, cảnh sát khu vực.

Như vậy để khi xảy ra sự cố mới có cách để chứng minh, nếu không chắc chắn sẽ bị xử lý theo luật, hoặc bị các đối tượng tận dụng khai thác để trả đũa. Tuy nhiên đây là phương án nhiều rủi ro vì để lộ thông tin, do đó phải cực kỳ sáng tạo mới “thoát” được .

Cho rằng với cách làm báo điện tử hiện nay e là không có tác phẩm điều tra nào đi đến đích vì có một phương tiện rất tiện lợi là gỡ, sửa, ông Lê Anh Đạt chia sẻ: “Tôi có một kinh nghiệm là phải có một tổ và hoạt động công khai minh bạch, giám sát chéo, giám sát lẫn nhau, không thể xin can thiệp được và thứ hai có một thứ không thể gỡ được đó là báo giấy. Có bao nhiêu hay ho nhất trong tuyến điều tra thì tung lên đầu tiên, tạo ra việc đã rồi”.

Tre già liệu măng có mọc?

Với góc độ là phóng viên trực tiếp tác nghiệp và tham gia quản lý báo chí, nhà báo Phùng Công Sưởng cho rằng, để có thêm nhiều nhà báo trẻ, giỏi viết phóng sự điều tra, giải pháp trước tiên là công tác đào tạo ở các trường, phải làm sao truyền lửa nhiệt huyết, lòng đam mê cho sinh viên thì mới có thế hệ tiếp nối.

Về phía các cơ quan báo chí, muốn có đội ngũ chất lượng phải thực sự quan tâm, cầu hiền để đón các nhà báo giỏi về lĩnh vực điều tra, chấp nhận đầu tư về tài chính, nguồn lực con người, cơ chế chính sách.

Về hành lang pháp lý để bảo vệ các phóng viên tác nghiệp phóng sự điều tra, ông Sưởng đề nghị: “Tác nghiệp báo chí trong một số trường hợp, hoàn cảnh cụ thể, nguy hiểm của nhà báo không khác gì người thi hành công vụ. Tôi nghĩ cũng nên nghiên cứu để có cơ chế chính sách, trong một số trường hợp cụ thể xem hoạt động báo chí là thi hành công vụ, thì sẽ có hành lang pháp lý để khuyến khích phóng viên điều tra dấn thân và các cơ quan báo chí cũng mạnh dạn đầu tư”.

Dự toạ đàm, nhà báo lão thành Hồng Vinh, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đưa ra lời khuyên: Để làm được thể tài điều tra, các nhà báo cần hội tụ đủ 3 phẩm chất: bản lĩnh, tri thức và trình độ tác nghiệp.

Ông cho rằng phóng viên làm phóng sự điều tra cần xác định rõ việc mình làm có phải nhằm để nổi danh, chống tiêu cực vì lợi ích nhóm hay không. Quan trọng và cao cả hơn là hướng tới mục tiêu có ích cho xã hội, cho nhân dân và dấn thân để đi tới cùng.

“Có lẽ để làm điều có ích tốt hơn nữa, ở thể loại phóng sự điều tra, quan trọng là cần chọn chủ đề và ngành nghề nào đó thì phải hiểu thực chất nội dung hoạt động của nó cũng như quy định pháp luật có liên quan. Để có tác phẩm được đón nhận, phải có cách viết thế nào để bảo đảm tính chính xác, hấp dẫn và tính thuyết phục”, nhà báo Hồng Vinh chia sẻ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024
Bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024

VOV.VN - Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 - một trong những hoạt động của Hội báo toàn quốc năm 2024 đang diễn ra tại TP.HCM vừa bế mạc chiều nay (16/3). Dự phiên bế mạc có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024

Bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024

VOV.VN - Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 - một trong những hoạt động của Hội báo toàn quốc năm 2024 đang diễn ra tại TP.HCM vừa bế mạc chiều nay (16/3). Dự phiên bế mạc có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam tiếp nhận hiện vật quý tại Hội báo toàn quốc năm 2024
Bảo tàng Báo chí Việt Nam tiếp nhận hiện vật quý tại Hội báo toàn quốc năm 2024

VOV.VN - Sáng nay (16/3), tại Hội báo toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP.HCM, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức trưng bày “Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-2024: 99 chuyện nghề và lễ tiếp nhận các hiện vật, tư liệu quý của các thế hệ nhà báo đi trước.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam tiếp nhận hiện vật quý tại Hội báo toàn quốc năm 2024

Bảo tàng Báo chí Việt Nam tiếp nhận hiện vật quý tại Hội báo toàn quốc năm 2024

VOV.VN - Sáng nay (16/3), tại Hội báo toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP.HCM, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức trưng bày “Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-2024: 99 chuyện nghề và lễ tiếp nhận các hiện vật, tư liệu quý của các thế hệ nhà báo đi trước.

Hội Báo toàn quốc năm 2024: Mỗi cơ quan báo chí là một môi trường văn hóa
Hội Báo toàn quốc năm 2024: Mỗi cơ quan báo chí là một môi trường văn hóa

VOV.VN - Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc năm 2024 diễn ra từ ngày 15-17/3 tại TP.HCM, Hội Nhà báo tổ chức tọa đàm Chủ đề “Xây dựng môi trường văn hóa báo chí”. Tại diễn đàn, ý kiến các đại biểu cho rằng, để xây dựng môi trường văn hóa báo chí xây dựng mỗi cơ quan báo chí là một môi trường văn hóa, đặc biệt là vai trò nêu gương của người đứng đầu. 

Hội Báo toàn quốc năm 2024: Mỗi cơ quan báo chí là một môi trường văn hóa

Hội Báo toàn quốc năm 2024: Mỗi cơ quan báo chí là một môi trường văn hóa

VOV.VN - Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc năm 2024 diễn ra từ ngày 15-17/3 tại TP.HCM, Hội Nhà báo tổ chức tọa đàm Chủ đề “Xây dựng môi trường văn hóa báo chí”. Tại diễn đàn, ý kiến các đại biểu cho rằng, để xây dựng môi trường văn hóa báo chí xây dựng mỗi cơ quan báo chí là một môi trường văn hóa, đặc biệt là vai trò nêu gương của người đứng đầu. 

Hội báo toàn quốc năm 2024: Người dân TP.HCM ấn tượng với ngày hội báo
Hội báo toàn quốc năm 2024: Người dân TP.HCM ấn tượng với ngày hội báo

VOV.VN - Hội báo toàn quốc năm 2024 lần đầu tiên tổ chức tại TP.HCM chính thức khai mạc sáng nay (15/3). Được tổ chức tại khu vực trung tâm của thành phố, với hơn 120 gian trưng bày, trong ngày đầu diễn ra, hội báo đã thực sự thu hút được nhiều người dân, du khách trong nước và quốc tế tham quan.

Hội báo toàn quốc năm 2024: Người dân TP.HCM ấn tượng với ngày hội báo

Hội báo toàn quốc năm 2024: Người dân TP.HCM ấn tượng với ngày hội báo

VOV.VN - Hội báo toàn quốc năm 2024 lần đầu tiên tổ chức tại TP.HCM chính thức khai mạc sáng nay (15/3). Được tổ chức tại khu vực trung tâm của thành phố, với hơn 120 gian trưng bày, trong ngày đầu diễn ra, hội báo đã thực sự thu hút được nhiều người dân, du khách trong nước và quốc tế tham quan.

Hội báo toàn quốc 2024: Không gian mạng là “trận chiến” chính của báo chí
Hội báo toàn quốc 2024: Không gian mạng là “trận chiến” chính của báo chí

VOV.VN - Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, công nghệ số ảnh hưởng rất lớn đối với báo chí truyền thông, tạo ra sự thay đổi căn bản của lĩnh vực này. Không gian mạng hiện nay là “trận chiến” chính của báo chí.

Hội báo toàn quốc 2024: Không gian mạng là “trận chiến” chính của báo chí

Hội báo toàn quốc 2024: Không gian mạng là “trận chiến” chính của báo chí

VOV.VN - Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, công nghệ số ảnh hưởng rất lớn đối với báo chí truyền thông, tạo ra sự thay đổi căn bản của lĩnh vực này. Không gian mạng hiện nay là “trận chiến” chính của báo chí.