Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định quản lý động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

VOV.VN - Ngày 22/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Trong đó, Nghị định bổ sung khoản 29 Điều 3 giải thích động vật hoang dã, thực vật hoang dã là những loài động vật, thực vật sinh sống, phát triển trong sinh cảnh tự nhiên, nhân tạo hoặc loài động vật, thực vật được nuôi, trồng trong môi trường có kiểm soát nhưng không phải là vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thuộc một trong các trường hợp là: Loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục của CITES…

Bên cạnh đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14 về điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại như sau: “Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo mẫu, định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh".

Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 15 về điều kiện nuôi, trồng các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại. Theo đó, các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên theo trình tự như sau:

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mã số cơ sở, Cơ quan cấp mã số theo quy định tại Nghị định này có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số, Cơ quan khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với nội dung xác nhận ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2021./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công an Điện Biên bắt giữ đối tượng vận chuyển động vật hoang dã, quý hiếm
Công an Điện Biên bắt giữ đối tượng vận chuyển động vật hoang dã, quý hiếm

VOV.VN - Các lực lượng chức năng tỉnh Điện Biên vừa phát hiện, bắt quả tang 1 đối tượng đang có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép 1 cá thể động vật hoang dã nhóm 1B.

Công an Điện Biên bắt giữ đối tượng vận chuyển động vật hoang dã, quý hiếm

Công an Điện Biên bắt giữ đối tượng vận chuyển động vật hoang dã, quý hiếm

VOV.VN - Các lực lượng chức năng tỉnh Điện Biên vừa phát hiện, bắt quả tang 1 đối tượng đang có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép 1 cá thể động vật hoang dã nhóm 1B.

Người dân Bình Định giao nộp động vật quý hiếm để thả về tự nhiên
Người dân Bình Định giao nộp động vật quý hiếm để thả về tự nhiên

VOV.VN - Ngày 20/4, bà Trần Thị Như ở xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn đến Hạt Kiểm lâm thị xã Hoài Nhơn giao nộp 1 cá thể tê tê vàng nặng 0,2kg.

Người dân Bình Định giao nộp động vật quý hiếm để thả về tự nhiên

Người dân Bình Định giao nộp động vật quý hiếm để thả về tự nhiên

VOV.VN - Ngày 20/4, bà Trần Thị Như ở xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn đến Hạt Kiểm lâm thị xã Hoài Nhơn giao nộp 1 cá thể tê tê vàng nặng 0,2kg.

Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm bị xử phạt thế nào?
Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm bị xử phạt thế nào?

VOV.VN -Cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm sẽ phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm bị xử phạt thế nào?

Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm bị xử phạt thế nào?

VOV.VN -Cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm sẽ phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?