Chốt trình Chính phủ đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ ngày 1/1/2026

VOV.VN - Sáng nay (11/7), Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ hai để trao đổi về phương án lương tối thiểu vùng năm 2026. Kết thúc phiên họp thứ 2 vào trưa nay, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tiến hành bỏ phiếu, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức tăng 7,2% từ ngày 1/1/2026.

Trao đổi với phóng viên ngay sau khi phiên họp thứ 2 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia kết thúc vào trưa 11/7, ông Nguyễn Mạnh Khương - Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết: Tất cả thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia có mặt tại phiên họp đã bỏ phiếu chốt đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng 2026 là 7,2%, thời gian áp dụng từ 1/1/2026.

Cụ thể, lương tối thiểu Vùng I tăng từ 4,96 triệu đồng/tháng lên 5,31 triệu đồng/tháng (tăng thêm 350.000 đồng); Vùng II tăng từ 4,41 triệu đồng/tháng lên 4,73 triệu đồng/tháng (tăng 320.000 đồng); Vùng III tăng từ 3,86 triệu đồng/tháng lên 4,14 triệu đồng/tháng (tăng 280.000 đồng); Vùng IV tăng từ 3,45 triệu đồng/tháng lên 3,7 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng).

Trước đó, tại phiên thứ nhất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia (diễn ra vào ngày 26/6), các bên liên quan vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về mức đề xuất lương tối thiểu vùng.

Tại phiên thứ nhất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động. Đó là phương án tăng 9,2% và 8,3%.

Cùng với 2 mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ phía đại diện người lao động, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, mức đề xuất điều chỉnh từ 3% đến 5%.

Bên cạnh đó, Bộ phận kỹ thuật của hội đồng cũng đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng từ 6,5% đến 7%.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương

VOV.VN - Từ ngày 1/7/2025, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương làm căn cứ đóng, bao gồm 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất...

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương

VOV.VN - Từ ngày 1/7/2025, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương làm căn cứ đóng, bao gồm 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất...

Việc tăng lương tối thiểu tiếp tục được thương lượng nhưng có thể trước 1/1/2026
Việc tăng lương tối thiểu tiếp tục được thương lượng nhưng có thể trước 1/1/2026

VOV.VN - Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc tăng lương tối thiểu sẽ tiếp tục được thương lượng, nhưng có thể đề xuất thời điểm áp dụng tăng lương trước 1/1/2026.

Việc tăng lương tối thiểu tiếp tục được thương lượng nhưng có thể trước 1/1/2026

Việc tăng lương tối thiểu tiếp tục được thương lượng nhưng có thể trước 1/1/2026

VOV.VN - Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc tăng lương tối thiểu sẽ tiếp tục được thương lượng, nhưng có thể đề xuất thời điểm áp dụng tăng lương trước 1/1/2026.

Bộ trưởng GD-ĐT thừa nhận có đại học tăng quy mô tuyển sinh, ảnh hưởng chất lượng
Bộ trưởng GD-ĐT thừa nhận có đại học tăng quy mô tuyển sinh, ảnh hưởng chất lượng

VOV.VN - Chiều 19/6, ngoài vấn đề dạy thêm, học thêm, phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) Nguyên Kim Sơn còn nóng lên với vấn đề tự chủ đại học và chất lượng giáo dục đại học. Có đại biểu đã chất vấn nhưng chưa hài lòng tiếp tục bấm nút tranh luận Bộ trưởng về vấn đề này. 

Bộ trưởng GD-ĐT thừa nhận có đại học tăng quy mô tuyển sinh, ảnh hưởng chất lượng

Bộ trưởng GD-ĐT thừa nhận có đại học tăng quy mô tuyển sinh, ảnh hưởng chất lượng

VOV.VN - Chiều 19/6, ngoài vấn đề dạy thêm, học thêm, phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) Nguyên Kim Sơn còn nóng lên với vấn đề tự chủ đại học và chất lượng giáo dục đại học. Có đại biểu đã chất vấn nhưng chưa hài lòng tiếp tục bấm nút tranh luận Bộ trưởng về vấn đề này.