Dân Phú Yên sống chung với sạt lở bờ sông

(VOV) -Tại tỉnh Phú Yên, tình trạng sạt lở ven sông, ven biển đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Mỗi lần sóng biển dâng cao bất thường, ông Lương Thẫn ở xóm Rớ, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên lại giục cô con dâu và đứa cháu nội 3 tuổi tức tốc chạy sang nhà bà con lánh nạn.

Trước đây ngôi nhà ông Thẫn cách biển dăm ba trăm mét, mà nay nhà chỉ cách mép biển vài chục sải chân. Đã hơn 70 năm sống ven biển, nguy hiểm ngày đêm rình rập, hơn 40 chục hộ dân xóm Rớ khao khát có một nơi an toàn để an cư lạc nghiệp.

Cùng với nỗi lo triều cường, biển xâm thực, tình trạng sạt lở ven 3 con sông lớn ở tỉnh Phú Yên cũng hết sức phức tạp và ngày càng nghiêm trọng, đe dọa cuộc sống của hàng ngàn hộ dân.

Trong 2 năm gần đây, dọc sông Ba đoạn qua 2 xã Hòa Thắng và Hòa An, huyện Phú Hòa, mức độ sạt lở ngày càng nặng đã cuốn trôi hàng trăm ha đất canh tác, gây khó khăn cho hơn 300 hộ dân nơi đây.

Ông Nguyễn Văn Lập, Trưởng thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng xót xa: “Mỗi năm sông Ba lại xâm thực vào bờ hàng chục mét, khoét sâu vào cả đường làng. Mỗi khi mưa bão, nghe đất lở dưới chân, người dân trong thôn lại lo sợ mất ăn, mất ngủ”.

Sau khi bờ taluy sập hết rồi, đá rớt xuống sông thì độ sạt lở ngày càng nguy hiểm. Đá rớt 1 giờ cứ từng mét, từng mét, nhanh lắm, nhất là mùa mưa.

Nguy hiểm nhất là giữa bậc với sông rất là sâu, cao tới gần mái nhà, nếu trẻ em, người lớn rớt xuống là tử vong.

Bây giờ địa phương chưa có quỹ đất để người dân di dời. Nghe đâu Trung ương cho 150 tỷ đồng để là bờ kè chống sạt lở, nhưng chờ qua đến năm 2011 vẫn chưa thấy. Nhân dân nơi đây cũng mong Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ để bà con ổn định cuộc sống.

Tỉnh Phú Yên hiện có hàng chục điểm sạt lở ven sông, ven biển, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép và lấn sông nuôi trồng thủy sản đã và đang làm thay đổi dòng chảy dẫn đến sạt lở bờ sông.

Ông Biện Minh Tâm - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, để hạn chế xâm thực, cách hiệu quả nhất là xây kè chắn sóng. Những năm qua, tỉnh cũng đã xây dựng nhiều dự án chống xói lở và triều cường xâm thực, nhưng do kinh phí đầu tư quá lớn, nên hầu hết vẫn chưa được triển khai.

Ngày nào chưa có kè chống sạt lở, thì ngày đó người dân sống ven sông, ven biển ở tỉnh Phú Yên còn tự lo cứu mình bằng cách chủ động trồng tre, thả rọ đá để hạn chế xói lở, bảo vệ các khu dân cư. Trước mắt, bà con đã sẵn sàng cho việc di dời, sơ tán đến nơi cao, an toàn mỗi khi mưa bão ập đến./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sạt lở cống hở chống lũ tại Đồng Tháp
Sạt lở cống hở chống lũ tại Đồng Tháp

(VOV) -Vụ sạt lở khiến 2 hộ dân phải di dời và đe dọa gần 3.000ha lúa thu đông đang đến giai đoạn thu hoạch.

Sạt lở cống hở chống lũ tại Đồng Tháp

Sạt lở cống hở chống lũ tại Đồng Tháp

(VOV) -Vụ sạt lở khiến 2 hộ dân phải di dời và đe dọa gần 3.000ha lúa thu đông đang đến giai đoạn thu hoạch.

Nghệ An: Sạt lở sông Lam đe dọa hàng trăm hộ dân
Nghệ An: Sạt lở sông Lam đe dọa hàng trăm hộ dân

(VOV) - Hiện nay, tình trạng xói lở diễn ra ngày càng rộng hơn, ăn sâu thêm vào đất liền 20m, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân.

Nghệ An: Sạt lở sông Lam đe dọa hàng trăm hộ dân

Nghệ An: Sạt lở sông Lam đe dọa hàng trăm hộ dân

(VOV) - Hiện nay, tình trạng xói lở diễn ra ngày càng rộng hơn, ăn sâu thêm vào đất liền 20m, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân.

Trên 35 nghìn hộ dân trong vùng lũ quét, sạt lở đất
Trên 35 nghìn hộ dân trong vùng lũ quét, sạt lở đất

(VOV) -Đến năm 2015, trên 850 hộ dân thuộc tỉnh Quảng Trị buộc phải di dời đến nơi an toàn.

Trên 35 nghìn hộ dân trong vùng lũ quét, sạt lở đất

Trên 35 nghìn hộ dân trong vùng lũ quét, sạt lở đất

(VOV) -Đến năm 2015, trên 850 hộ dân thuộc tỉnh Quảng Trị buộc phải di dời đến nơi an toàn.