Ngừng cung cấp điện, nước:

Đang “quá tạo điều kiện” cho cơ quan thi hành pháp luật

VOV.VN - Nhiều đại biểu còn băn khoăn về việc biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước vi phạm quyền con người và “quá tạo điều kiện” cho cơ quan thi hành pháp luật.

Sáng 22/10, Quốc hội thảo luận về một số nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC). Biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp điện, nước nhiều đại biểu còn băn khoăn khi đã có các quy định cụ thể trong xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp cưỡng chế đã đủ quy định.

Chỉ sử dụng biện pháp ngừng cung cấp điện nước hạn chế

Đại biểu Tô Văn Tám, đoàn Kon Tum cho rằng, việc cưỡng chế ngưng cung cấp dịch vụ điện nước là cần thiết. Các đối tượng vi phạm hành chính không tự giác thực hiện thì phải bị cưỡng chế xử lý nghiêm.

“Biện pháp cưỡng chế ngưng cung cấp dịch vụ điện nước là cần thiết cần thiết nhưng chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực, theo phương án 2 của dự thảo Luật XLVPHC cũng thể hiện theo hướng này. Dự thảo đưa ra phương án là chỉ áp dụng nó là trong lĩnh vực xây dựng và bảo vệ môi trường” - đại biểu Tô Văn Tám nói.

Đại biểu Bùi Quốc Phòng, đoàn Thái Bình cũng đồng tình với phương án bổ sung biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp dịch vụ điện nước.

“Thực tế đã có nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Nếu vẫn cung cấp điện nước thì họ vẫn sản xuất và sẽ tiếp tục gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới đời sống sức khỏe của người dân và lợi ích của cộng đồng” - đại biểu Bùi Quốc Phòng nêu ý kiến.

Trong khi đó, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đoàn Hà Nội cho rằng: “biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp điện nước chỉ nên áp dụng trong lĩnh vực xây dựng”.

“Quá tạo điều kiện” trong khi các cơ quan hành pháp chưa hết trách nhiệm

Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, không nên bổ sung biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước. Qua tổng kết thi hành Luật cho thấy, với các quy định hiện hành, việc thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt không gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Trong khi đó, điện, nước là nhu cầu thiết yếu của cá nhân, tổ chức nên nếu áp dụng biện pháp này sẽ tác động tiêu cực không chỉ đến cá nhân, tổ chức vi phạm mà còn có thể ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác. Việc áp dụng biện pháp này là can thiệp sâu vào quan hệ dân sự nên cần được cân nhắc thận trọng.

Đại biểu Sần Sín Sỉnh đoàn Lào Cai cho rằng: “Không sử dụng biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp dịch vụ điện nước, các quy định hiện hành việc thi hành việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính không gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc áp dụng biện pháp này sẽ vi phạm quyền con người và nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, đoàn Nghệ An phân tích, không có một vụ vi phạm hành chính nào mà chính quyền các cấp từ xã, huyện đến tỉnh phát hiện kịp thời và ngăn chặn một cách quyết liệt theo Luật Xử lý vi phạm hành chính mà không thành công. Chúng ta chỉ có thể bỏ qua rồi làm không đến nơi đến chốn thì mới tồn tại. Còn chúng ta đã quyết tâm quyết liệt thì không có một doanh nghiệp nào không có cá nhân nào có thể chống lại các quyết định của cơ quan Nhà nước.

“Tôi đề nghị Quốc hội là chúng ta đừng tạo điều kiện cho cơ quan hành pháp một cách quá dễ dàng khi mà chúng ta thấy rằng các biện pháp của pháp luật đã có thừa và có đủ. Tôi lấy ví dụ một nhà dân xây dựng địa bàn thành phố phải có giấy phép xây dựng, khi họ thi công không đúng chúng ta cắt điện nước. Vậy người già, trẻ con trong nhà lấy đâu nước để ăn, uống và tắm?

Những vi phạm xây dựng chúng ta có thể đình chỉ và thậm chí tháo dỡ công trình người vi phạm phải chấp hành. Tôi cũng đề nghị không nên tạo điều kiện thuận lợi quá cho cơ quan hành pháp khi thực hiện chưa hết trách nhiệm của mình", đại biểu Nguyễn Hữu Cầu kiến nghị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cắt điện, nước để xử vi phạm hành chính: Vẫn còn ý kiến khác nhau
Cắt điện, nước để xử vi phạm hành chính: Vẫn còn ý kiến khác nhau

VOV.VN - Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ trình Quốc hội 2 phương án về bổ sung biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước do còn ý kiến khác nhau.

Cắt điện, nước để xử vi phạm hành chính: Vẫn còn ý kiến khác nhau

Cắt điện, nước để xử vi phạm hành chính: Vẫn còn ý kiến khác nhau

VOV.VN - Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ trình Quốc hội 2 phương án về bổ sung biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước do còn ý kiến khác nhau.

Có thể áp dụng biện pháp cắt điện, nước trong xử lý vi phạm hành chính?
Có thể áp dụng biện pháp cắt điện, nước trong xử lý vi phạm hành chính?

VOV.VN - Chiều 23/7, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Có thể áp dụng biện pháp cắt điện, nước trong xử lý vi phạm hành chính?

Có thể áp dụng biện pháp cắt điện, nước trong xử lý vi phạm hành chính?

VOV.VN - Chiều 23/7, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tranh chấp chung cư 81 Lê Đức Thọ: Chủ đầu tư cắt điện, nước "ép" dân
Tranh chấp chung cư 81 Lê Đức Thọ: Chủ đầu tư cắt điện, nước "ép" dân

VOV.VN - Những tranh chấp về phí dịch vụ, vận hành…giữa cư dân và chủ đầu tư chưa được giải quyết thì việc cắt điện, nước để tạo sức ép đã được thực hiện.

Tranh chấp chung cư 81 Lê Đức Thọ: Chủ đầu tư cắt điện, nước "ép" dân

Tranh chấp chung cư 81 Lê Đức Thọ: Chủ đầu tư cắt điện, nước "ép" dân

VOV.VN - Những tranh chấp về phí dịch vụ, vận hành…giữa cư dân và chủ đầu tư chưa được giải quyết thì việc cắt điện, nước để tạo sức ép đã được thực hiện.