Di sản văn hóa và nguy cơ bị biến dạng

(VOV) - Việt Nam có 54 dân tộc thì trong đó nền văn hóa của 53 dân tộc thiểu số là văn hóa dân gian.

Ngày 27/11, ngày làm việc thứ 2 của hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 với chủ đề “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững”. “Di sản văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” là một trong những chủ đề được các đại biểu tập trung thảo luận.

Tại phiên họp, có 7 tham luận được trình bày, liên quan đến những vấn đề cụ thể về số phận, vai trò của Di sản văn hóa trong đời sống hôm nay; một số kiến nghị trong quá trình phục dựng và bảo tồn những giá trị Di sản văn hóa. Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô ngọc Thanh- Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam khẳng định: văn hóa văn nghệ dân gian tuy được bảo tồn cả về nội dung và hình thức, nhưng trên thực tế nó phải chịu những thay đổi, không còn nguyên vẹn như vốn có. Ví dụ: từ chức năng nghi lễ thông quan với thần thánh, cồng chiêng ngày nay được “giải thiêng” và trở thành sinh hoạt văn học nghệ thuật của nhân dân; Các tác phẩm văn học nghệ thuật được sử dụng để làm chất liệu để xây dựng những sáng tạo mới. Do vậy, cần phải nhìn nhận lại vai trò cũng như cách thức bảo tồn các giá trị văn hóa văn nghệ dân gian nếu không số phận của những Di sản văn hóa quý báu này sẽ rơi rụng và bị làm mới.

Việt Nam có 54 dân tộc thì trong đó nền văn hóa của 53 dân tộc thiểu số là văn hóa dân gian. Người Kinh có một ít văn hóa chuyên nghiệp, rất hay nhưng nó mới chỉ ở tầng lớp trên. Trong thôn xóm của người Việt xưa cũng có văn hóa dân gian. Do đó, hơn ở bất cứ nước nào, văn hóa dân gian đóng vai trò duy trì nền văn hóa dân tộc. Vì vậy người ta gọi làng xóm Việt Nam là những pháo đài văn hóa. Vai trò trong lịch sử là như thế nhưng ngày nay nó đang bị phá vỡ.

Đưa ra kết quả nghiên cứu tổng quát về lễ hội cung đình triều Nguyễn (với hơn 100 lễ hội) trên các phương diện: số lượng, quy mô, ý nghĩa, các giá trị đặc trưng của di sản văn hóa…Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn- Nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế kiến nghị: Trong gần 100 lễ hội cung đình triều Nguyễn tùy theo mục đích và nhu cầu, có thể lựa chọn một số lễ hội để phục dựng, tái hiện theo nhiều mục đích khác nhau như: mục đích phát triển văn hóa, mục đích phục vụ du lịch, mục đích bảo tồn di sản văn hóa.

Giáo sư Ốt-ca Sa-le-mich, Đại học Copenhaghen, Đan Mạch cũng bày tỏ ý kiến Di sản văn hóa phải được sống trong cộng đồng, được bảo tồn trong tính đa dạng, phong phú trong đời sống tinh thần của người dân.

Ngày 28/11, hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 sẽ bế mạc, kết thúc sau 3 ngày làm việc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng Bí thư tiếp các đại biểu dự Hội thảo Việt Nam học
Tổng Bí thư tiếp các đại biểu dự Hội thảo Việt Nam học

(VOV) -Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 này sẽ thành công tốt đẹp.

Tổng Bí thư tiếp các đại biểu dự Hội thảo Việt Nam học

Tổng Bí thư tiếp các đại biểu dự Hội thảo Việt Nam học

(VOV) -Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 này sẽ thành công tốt đẹp.

 Hơn 1.200 nhà khoa học dự Hội thảo Việt Nam học
Hơn 1.200 nhà khoa học dự Hội thảo Việt Nam học

(VOV) - Hội thảo có sự tham gia của hơn 1000 nhà khoa học trong nước và hơn 200 nhà khoa học quốc tế.

 Hơn 1.200 nhà khoa học dự Hội thảo Việt Nam học

Hơn 1.200 nhà khoa học dự Hội thảo Việt Nam học

(VOV) - Hội thảo có sự tham gia của hơn 1000 nhà khoa học trong nước và hơn 200 nhà khoa học quốc tế.

Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 4
Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 4

(VOV) -Hội nghị có sự tham dự của gần 1.000 nhà khoa học đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 4

Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 4

(VOV) -Hội nghị có sự tham dự của gần 1.000 nhà khoa học đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.