“ĐBSCL: Thay đổi để thích nghi và “sống chung” với học trực tuyến”

Đổi mới cách tương tác, vượt qua rào cản “mạng”, tự chủ trong học trực tuyến

VOV.VN - Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh, thành phố tại ĐBSCL phải tổ chức dạy học trực tuyến, song do dung lượng đường truyền internet hạn chế, phần mềm dạy học miễn phí chất lượng không tốt, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập… vẫn là những vấn đề tồn đọng.

>> Mạng “chập chờn”, tài khoản “treo” - Nỗi lo học trực tuyến

Theo Sở Giáo dục - Đào tạo (Sở GD-ĐT) tỉnh Tiền Giang, việc học trực tuyến vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, học sinh khối lớp 12 học trực tuyến sử dụng máy vi tính xách tay dưới 50%, thậm chí có trường chỉ đạt 30%. Tuy nhiên ngành Giáo dục tỉnh vẫn đang cố gắng triển khai vì thời gian này hình thức học online vẫn được xem là tối ưu nhất.

Trước hết, ngành Giáo dục khuyến khích phụ huynh cho học sinh theo dõi các kênh học qua truyền hình (VTV7), đã có thông báo thời khóa biểu rộng rãi cho các khối lớp. Bên cạnh đó, ngành Giáo dục sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức dạy và học qua truyền hình. Riêng đối với học sinh khối lớp 1 và lớp 2, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi cụ thể với cha mẹ học sinh để thống nhất tổ chức dạy và học cho học sinh phù hợp, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố hỗ trợ của phụ huynh.

Riêng đối với lớp 9, lớp 12, sau 1 tuần nỗ lực học online, giáo viên và học sinh đã cùng nhau tìm mọi cách khắc phục khó khăn để công tác truyền đạt và tiếp thu kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất. Thầy Nguyễn  Ngọc Viễn, Hiệu trưởng Trường THPT Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cho biết: "Trường mình tương đối ổn, những giáo viên mà trình độ vi tính không cao sử dụng phần mềm Zoom còn những phần mềm khác tùy giáo viên sử dụng. Nhà trường yêu cầu không để tiết học mà dạy đơn điệu, thay đổi hình thức dạy, ngoài dạy hình thức bình thường phải đưa hình ảnh minh họa cho bài giảng .... nói chung mặc dù dạy trực tuyến nhưng phải làm sao có nhiều hình thức nhất; đặc biệt là phải có tương tác.

Tiến sĩ Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang cho rằng, chủ trương của ngành giáo dục tỉnh là từng bước khắc phục khó khăn để thực hiện phương châm “dừng đến trường chứ không dừng học”: Xác định năm nay thầy trò và phụ huynh sẽ khó khăn, tuy nhiên quan điểm của UBND tỉnh cho các em khởi động năm học mới khi điều kiện dịch bệnh ổn, kiểm soát được rồi sẽ tăng tốc đảm bảo theo khung của Bộ GD-ĐT. Với truyền thống hiếu học của địa phương mình, hy vọng thầy và trò cùng với phụ huynh, chính quyền địa phương sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn này, đảm bảo việc học tập.

Để năm học mới diễn ra thuận lợi, Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang đã đề ra nhiều phương pháp ứng biến khi học trực tuyến hoặc trở lại học trực tiếp. Học sinh các cấp học ở Kiên Giang sẽ thực học vào ngày 20/9. Đến ngày 20/9, nếu dịch bệnh được kiểm soát, tất cả học sinh sẽ đến trường học như mọi năm. Trong quá trình học nếu có học sinh F0 những em này sẽ được đưa đi cách ly tại cơ sở y tế và phân công giáo viên dạy bù cho các em vào thời gian thích hợp. Những em học sinh F1, F2 cách ly tại khu cách ly tập trung nhà trường sẽ phân công giáo viên photo bài học gửi đến các em và sẽ dạy bù cho các em khi hết cách ly.

Ông Trần Quang Bảo, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang cho biết, trong thời gian học trực tuyến, Sở chỉ đạo cho các cơ sở giáo dục trong tỉnh chọn những bài mang tính chất tham khảo để giới thiệu trước cho các em, dạy những bài cơ bản nhất, nội dung cốt lõi nhất. Những em nào chưa hiểu bài, chưa theo kịp bài học, khi trở lại trường, Sở chỉ đạo cho các trường phân công giáo viên dạy bù, củng cố lại kiến thức cho các em, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho giáo viên khi dạy phụ đạo cho các em: " Đối với những em khó khăn, không có thiết bị học ở thị trấn sẽ photo bài gửi đến cho các em để học; những em học sinh ở những xã vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, không có phương tiện Sở sẽ làm việc với UBND cấp huyện để thành lập tổ giáo dục gồm có giáo viên và cán bộ xã, phường thị trấn cho đến khu phố, ấp để gửi bài học, bài tập đến cho các em".

Một tuần qua, học sinh lớp 9, lớp 12 và khối lớp cấp trung học ở thành phố Cần Thơ vẫn còn tình trạng học qua sách online do chưa thể mua được bộ sách mới. Nhờ sự hỗ trợ của địa phương, công tác vận chuyển SGK về các trường học đã được thông thoáng. Các nhà sách đang đẩy nhanh tiến độ để kịp thời đem SGK đến tay học sinh mà vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.

Riêng vấn đề thiếu thiết bị học tập cho học sinh, ngành Giáo dục Cần Thơ đã chủ động xây dựng 5 phương án tổ chức dạy cho các trường, cơ bản đã triển khai đồng bộ đến các đơn vị. Trong đó, những học sinh không có đủ điều kiện tham gia học trực tuyến, nhà trường sẽ tập hợp các em học chung hoặc giáo viên giao tài liệu học tập, bài học nhưng phải tuân thủ nghiêm việc phòng chống dịch COVID-19. Ngoài ra, Sở cũng chỉ đạo các trường xây dựng “Thư viện điện tử”. Thay vì cho mượn sách, các trường sẽ cho học sinh mượn thiết bị thông minh đã qua sử dụng để có thể tham gia lớp học trực tuyến, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau. Em Phạm Thị Thu Hồng, học lớp 10A7, Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, một trong những học sinh nhận được thiết bị học trực tuyến bày tỏ, em sống trong mái ấm Thiên Ân từ khi 5 tuổi, lúc đầu rất lo lắng vì học trực tuyến trong năm học mới.

"Khi mà nhận được thiết bị em cảm thấy rất là vui vì có điều kiện để hội nhập với các bạn đang học online hiện nay. Con sẽ cố gắng học thật tốt. Hiện em đã biết cách vào học lớp trực tuyến, nhưng nếu có gì thắc mắc sẽ hỏi lại các cô đang chăm sóc em"- em Phạm Thị Thu Hồng nói.

Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, không chỉ trường THPT Bùi Hữu Nghĩa, ngay sau khi nhận được hướng dẫn về việc triển khai dạy học trực tuyến, các trường đã chỉ đạo các tổ bộ môn triển khai kế hoạch dạy học trực tuyến cho các em, đồng thời rà soát thống kê học sinh không đủ điều kiện học tập từ đó có giải pháp hỗ trợ: "Nếu mà các em không tham gia học trực tuyến được có phương án gửi bài đến các em. Phương án 2 là những em ở gần nhau sẽ phối hợp tạo thành nhóm để học tập, tuy nhiên phải đảm bảo được công tác phòng chống dịch. Phương án 3, chúng tôi cũng đang triển khai là các trường mua hoặc vận động mạnh thường quân hỗ trợ các thiết bị không còn model như bây giờ nhưng đảm bảo học trực tuyến được sẽ cho các em mượn để học tập trong lúc dịch. Mặt khác, Sở cũng chủ trương phối hợp với các công ty, tập đoàn kinh doanh thiết bị viễn thông bán cho các em thiết bị mới có sự trợ giá, trả góp, chúng tôi sẽ nhanh chóng tập hợp địa chỉ chuyển về các trường để họ chủ động hỗ trợ các em".

Thông tin vui vào tối 12/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì lễ phát động trực tuyến toàn quốc chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp và UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước đã trao tặng, ủng hộ hơn 1 triệu máy tính cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trị giá hàng chục ngàn tỷ đồng. Đồng thời, năm 2021, tất cả địa phương có học sinh học tập trực tuyến cũng sẽ được phủ sóng Internet di động; miễn phí 4Gb/ngày cho 1 triệu học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo khi được tặng máy tính trong thời gian 3 tháng để học tập trực tuyến; hỗ trợ các gói cước, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc dạy và học trực tuyến... 

Năm học 2021-2022, dù còn nhiều khó khăn khi triển khai dạy và học trực tuyến, nhưng cùng cả nước ngành Giáo dục các tỉnh thành ĐBSCL đang đồng lòng vượt khó để thực hiện mục tiêu kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an toàn trường học; vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công nhân nghèo ở Bình Dương và nỗi lo thiết bị cho con học trực tuyến
Công nhân nghèo ở Bình Dương và nỗi lo thiết bị cho con học trực tuyến

VOV.VN - Thất nghiệp, cộng với dịch bệnh COVID-19 khiến cuộc sống công nhân lao động ở Bình Dương khó khăn chồng chất. Do đó, mua sắm điện thoại thông minh, máy tính để con học trực tuyến là điều vô cùng xa xỉ đối với họ. 

Công nhân nghèo ở Bình Dương và nỗi lo thiết bị cho con học trực tuyến

Công nhân nghèo ở Bình Dương và nỗi lo thiết bị cho con học trực tuyến

VOV.VN - Thất nghiệp, cộng với dịch bệnh COVID-19 khiến cuộc sống công nhân lao động ở Bình Dương khó khăn chồng chất. Do đó, mua sắm điện thoại thông minh, máy tính để con học trực tuyến là điều vô cùng xa xỉ đối với họ. 

Cuộc sống bình thường mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
Cuộc sống bình thường mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên

VOV.VN - Nhiều bệnh nhân là đồng bào dân tộc thiểu số được điều trị khỏi bệnh. Họ đã tuyên truyền cho đồng bào mình về cách phòng chống dịch. Bây giờ, đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây tự bỏ một số thói quen, tập quán để thiết lập cuộc sống bình thường mới.

Cuộc sống bình thường mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên

Cuộc sống bình thường mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên

VOV.VN - Nhiều bệnh nhân là đồng bào dân tộc thiểu số được điều trị khỏi bệnh. Họ đã tuyên truyền cho đồng bào mình về cách phòng chống dịch. Bây giờ, đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây tự bỏ một số thói quen, tập quán để thiết lập cuộc sống bình thường mới.

Mạng “chập chờn”, tài khoản “treo” - Nỗi lo học trực tuyến
Mạng “chập chờn”, tài khoản “treo” - Nỗi lo học trực tuyến

VOV.VN - Ngành giáo dục ở ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt nhất là thiếu thiết bị, điều kiện công nghệ còn hạn chế...khiến nỗi lo về chất lượng qua hình thức học online là rất lớn.

Mạng “chập chờn”, tài khoản “treo” - Nỗi lo học trực tuyến

Mạng “chập chờn”, tài khoản “treo” - Nỗi lo học trực tuyến

VOV.VN - Ngành giáo dục ở ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt nhất là thiếu thiết bị, điều kiện công nghệ còn hạn chế...khiến nỗi lo về chất lượng qua hình thức học online là rất lớn.