Thi THPT mùa dịch Covid-19: Nên giữ hay bỏ?

VOV.VN - Các ý kiến của cả chuyên gia và học sinh đều mong muốn giữ kỳ thi này để giảm xáo trộn cho học sinh khi tuyển sinh đại học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra 2 kịch bản cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Theo đó, nếu học sinh có thể đi học trở lại trước ngày 15/6/2020, thì vẫn đủ thời gian chuẩn bị để học sinh lớp 12 bước vào kỳ thi theo kế hoạch đã điều chỉnh (từ 8 đến 11/8/2020).

thi THPT1.jpg
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các phương án thi THPT Quốc gia năm 2020, ứng phó dịch Covid-19.

Trong điều kiện, học sinh đi học lại sau ngày 15/6, Bộ sẽ trình Chính phủ, Quốc hội cân nhắc phương án thi phù hợp hơn, bao gồm cả việc không tổ chức kỳ thi này và địa phương thực hiện xét tốt nghiệp THPT. Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến mong muốn giữ kỳ thi này để giảm xáo trộn cho học sinh khi tuyển sinh đại học.

Nhiều học sinh, giáo viên và chuyên gia giáo dục chia sẻ, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị các kịch bản cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay nhằm tránh bị động là rất đúng đắn, đáp ứng mong đợi của các nhà trường và học sinh. Cả 2 phương án này đều bao quát được các tình huống diễn biến của dịch bệnh Covid-19 để cơ sở giáo dục, học sinh biết và có định hướng học, ôn tập phù hợp.

Tiến sỹ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường đại học FPT và em Phạm Tô Lâm Phong, học sinh trường THPT Lý Thái Tổ (Hà Nội) nêu ý kiến: "Bây giờ thí sinh và phụ huynh có thể yên tâm hơn khi biết lộ trình vẫn tiếp tục học theo trực tuyến, online… Hai là chờ đến thời điểm gần ngày 15/6, nếu có thể đi học trở lại thì khi đấy sẽ có hướng dẫn chuyên đề thi thay đổi như thế nào, ôn tập như thế nào… Còn trong trường hợp dịch bệnh kéo dài thì phụ huynh cũng biết là khi đấy không thi THPT quốc gia và các địa phương xét tốt nghiệp".

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, phương án vẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là lý tưởng nhất để đỡ gây xáo trộn cho thí sinh và các trường khi xét tuyển đại học. Nhìn từ thực tế tuyển sinh của các trường đại học hiện vẫn chủ yếu dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, nếu bỏ thi và giao cho địa phương xét tốt nghiệp sẽ khó đảm bảo chất lượng đầu vào đại học, vì đánh giá học bạ học sinh mỗi nơi một khác, chưa đồng đều. Nếu các trường đại học tổ chức kỳ thi riêng thì sẽ tốn kém, vất vả hơn cho cả nhà trường và thí sinh.

"Kỳ thi này không chỉ để tốt nghiệp mà còn lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển đại học, cho nên có kỳ thi này vẫn sẽ tốt hơn cho các trường. Bởi vì nếu không có mặt bằng so sánh chung thì việc xét tuyển vào đại học có thể xảy ra không công bằng bởi điểm học bạ không thể đồng đều cả nước được. Đấy là chưa kể là nếu bệnh thành tích nữa có những học bạ điểm rất đẹp, toàn điểm cao thôi. Cho nên có kỳ thi này, kết quả kỳ thi này dựa vào đó để xét tuyển đại học thì nó thuận lợi hơn", ông Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu quan điểm.

Đồng tình với quan điểm này, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt mốc thời gian học sinh đi học trước và sau ngày 15/6 để xây dựng các phương án thi khác nhau, gồm cả không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là hơi cứng nhắc. Việc không tổ chức thi THPT vì bất cứ lý do nào cũng tạo ra sự thiếu công bằng cho các thí sinh khi xét tuyển đại học.

"Ngay cả khi chúng ta đi học vào 15/6 thì chúng ta vẫn có thể đẩy lùi mốc thi THPT quốc gia sau ngày 11/8. Tôi nghĩ là vẫn không vấn đề gì. Vì với các em học sinh lớp 12, thì ngay cả khi xét tốt nghiệp thì hầu hết mong muốn tham gia kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học diễn ra sau đó. Thế thì không có lý do gì chúng ta cứ cứng nhắc một cái mốc. Đặt lên một bàn cân, chúng ta thấy ưu điểm, lợi ích mà kỳ thi THPT mang lại cho các em học sinh, mang lại cho xã hội lớn như vậy thì tôi có mong muốn duy trì kỳ thi năm nay", thầy Tùng nói.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, trong thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa chốt phương án thi THPT quốc gia năm nay, học sinh không nên có tâm lý buông việc học, ngồi chờ khi nào bỏ thi.

Các địa phương cũng cần quan tâm để chọn giải pháp phù hợp, đảm bảo việc dạy học từ xa để học sinh dù dừng đến trường nhưng không dừng việc học, sẵn sàng tham gia kỳ thi THPT quốc gia, hoặc tham gia thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong trường hợp không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

100 đảng viên bị xem xét xử lý do sai phạm ở kỳ thi THPT Quốc gia 2018
100 đảng viên bị xem xét xử lý do sai phạm ở kỳ thi THPT Quốc gia 2018

VOV.VN -UB Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La công bố kết quả kiểm tra, xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

100 đảng viên bị xem xét xử lý do sai phạm ở kỳ thi THPT Quốc gia 2018

100 đảng viên bị xem xét xử lý do sai phạm ở kỳ thi THPT Quốc gia 2018

VOV.VN -UB Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La công bố kết quả kiểm tra, xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ được tổ chức thế nào?
Kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ được tổ chức thế nào?

VOV.VN - Bộ GDĐT yêu cầu các Sở tăng cường vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát, gắn kết trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thi của lãnh đạo địa phương với hội đồng thi.

Kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ được tổ chức thế nào?

Kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ được tổ chức thế nào?

VOV.VN - Bộ GDĐT yêu cầu các Sở tăng cường vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát, gắn kết trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thi của lãnh đạo địa phương với hội đồng thi.

Đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020: Khả thi nhưng cần lộ trình phù hợp
Đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020: Khả thi nhưng cần lộ trình phù hợp

VOV.VN - Những đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020 có tính khả thi nhưng cần có lộ trình phù hợp và cần thí điểm cẩn thận trước khi triển khai trên diện rộng.

Đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020: Khả thi nhưng cần lộ trình phù hợp

Đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020: Khả thi nhưng cần lộ trình phù hợp

VOV.VN - Những đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020 có tính khả thi nhưng cần có lộ trình phù hợp và cần thí điểm cẩn thận trước khi triển khai trên diện rộng.

Thi THPT quốc gia trên máy tính có tránh được gian lận thi cử?
Thi THPT quốc gia trên máy tính có tránh được gian lận thi cử?

VOV.VN- Theo Bộ GD-ĐT, từ năm 2021 khi áp dụng thi THPT quốc gia trên máy tính, thí sinh có thể tham dự 1 số đợt thi trong năm do đơn vị khảo thí độc lập tổ chức.

Thi THPT quốc gia trên máy tính có tránh được gian lận thi cử?

Thi THPT quốc gia trên máy tính có tránh được gian lận thi cử?

VOV.VN- Theo Bộ GD-ĐT, từ năm 2021 khi áp dụng thi THPT quốc gia trên máy tính, thí sinh có thể tham dự 1 số đợt thi trong năm do đơn vị khảo thí độc lập tổ chức.

Từ năm 2021, vẫn thi THPT như cũ là lạc hậu?
Từ năm 2021, vẫn thi THPT như cũ là lạc hậu?

VOV.VN - Đây là ý kiến của chuyên gia giáo dục khi bàn về phương án tổ chức thi xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học Cao đẳng sau năm 2020.

Từ năm 2021, vẫn thi THPT như cũ là lạc hậu?

Từ năm 2021, vẫn thi THPT như cũ là lạc hậu?

VOV.VN - Đây là ý kiến của chuyên gia giáo dục khi bàn về phương án tổ chức thi xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học Cao đẳng sau năm 2020.

Đạt bao nhiêu điểm thi THPT quốc gia mới được xét tuyển ngành Sư phạm?
Đạt bao nhiêu điểm thi THPT quốc gia mới được xét tuyển ngành Sư phạm?

VOV.VN- Chiều 20/7, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố mức điểm sàn ngành Sư phạm năm 2019. Theo đó, mức điểm dao động từ 14-18 điểm. 

Đạt bao nhiêu điểm thi THPT quốc gia mới được xét tuyển ngành Sư phạm?

Đạt bao nhiêu điểm thi THPT quốc gia mới được xét tuyển ngành Sư phạm?

VOV.VN- Chiều 20/7, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố mức điểm sàn ngành Sư phạm năm 2019. Theo đó, mức điểm dao động từ 14-18 điểm.