Hà Nội lập tổ liên ngành tham mưu về chuyển đổi phương tiện giao thông xanh

VOV.VN - Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu UBND Thành phố tổ chức triển khai các nhiệm vụ về: Chuyển đổi phương tiện giao thông xanh và phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện.

Ngày 14/7, UBND Thành phố ban hành Quyết định về Thành lập Tổ công tác liên ngành để tham mưu UBND Thành phố triển khai các nội dung, nhiệm vụ chuyển đổi phương tiện giao thông xanh và hạ tầng trạm sạc xe điện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo Quyết định, thành lập Tổ công tác liên ngành gồm: Ông Đào Việt Long, Phó Giám đốc Sở Xây dựng làm Tổ trưởng; 2 Tổ phó là Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương; Ông Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cùng 6 thành viên là Ông Nguyễn Hồng Ky, Thiếu tướng, Phó Giám đốc Công an Thành phố; Ông Nguyễn Xuân Sáng, Phó Giám đốc Sở Tài chính; Bà Nguyễn Tố Quyên, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Ông Trần Quang Tuyên, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc; Ông Nguyễn Tây Nam, Phó Giám đốc Sở Nội vụ; Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Hà Nội; lãnh đạo UBND các phường, xã và Tổ giúp việc là 19 thành viên đại diện từ các Sở, ngành trên địa bàn Thành phố.

Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu UBND Thành phố tổ chức triển khai các nhiệm vụ về: Chuyển đổi phương tiện giao thông xanh và phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện. Rà soát, đề xuất nhiệm vụ mới phát sinh theo thực tế; tổ giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Sở Xây dựng là Cơ quan thường trực huy động nhân sự, thiết bị, kinh phí từ ngân sách Thành phố. Chủ trì họp, tổng hợp ý kiến, sử dụng con dấu của Sở để thực hiện nhiệm vụ.

Trước đó, ngày 12/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có nội dung yêu cầu UBND thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo, triển khai ngay một số giải pháp trọng tâm, theo đó:

- Lập, công bố đề án về vùng phát thải thấp (trong Quý III/2025) và tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện vùng phát thải thấp.

- Cân đối, bố trí ngân sách địa phương, huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội hóa và có lộ trình cụ thể từ nay đến năm 2030 để tập trung phát triển mạng lưới giao thông công cộng đa phương thức, phủ rộng trên các tuyến, kết nối địa bàn trọng điểm, hệ thống trạm sạc, dịch vụ cho phương tiện sử dụng năng lượng sạch, ưu tiên sử dụng xe buýt điện, tàu điện. Triển khai thực hiện Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 188/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội.

- Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện sử dụng năng lượng sạch, doanh nghiệp phát triển hạ tầng phục vụ phương tiện sử dụng năng lượng sạch trong thực hiện chuyển đổi xanh; chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân chuyển đổi từ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch hoặc sử dụng phương tiện công cộng (Ban hành trước ngày 30/9/2025).

- Nghiên cứu tăng lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng, giá dịch vụ trông giữ phương tiện trong khu vực trung tâm đối với phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch (Xây dựng lộ trình cụ thể từ Quý III/2025 và điều chỉnh hằng năm).

- Thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1; từ ngày 1/1/2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2; từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Xây dựng vùng phát thải thấp: Đi từ từ, theo từng giai đoạn
Xây dựng vùng phát thải thấp: Đi từ từ, theo từng giai đoạn

VOV.VN - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc triển khai xây dựng vùng phát thải thấp thực hiện từ từ, theo từng giai đoạn, theo kiểu “vết dầu loang” là hoàn toàn phù hợp với Hà Nội, khi đã có không gian đi bộ rất được người dân ưa chuộng.

Xây dựng vùng phát thải thấp: Đi từ từ, theo từng giai đoạn

Xây dựng vùng phát thải thấp: Đi từ từ, theo từng giai đoạn

VOV.VN - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc triển khai xây dựng vùng phát thải thấp thực hiện từ từ, theo từng giai đoạn, theo kiểu “vết dầu loang” là hoàn toàn phù hợp với Hà Nội, khi đã có không gian đi bộ rất được người dân ưa chuộng.

Hai quận ở Hà Nội được chọn để thí điểm vùng phát thải thấp
Hai quận ở Hà Nội được chọn để thí điểm vùng phát thải thấp

VOV.VN - Quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, Hà Nội sẽ là khu vực được chọn để thí điểm vùng phát thải thấp (LEZ) vào đầu năm 2025. Sau đó đánh giá hiệu quả và nhân rộng ở các quận huyện.

Hai quận ở Hà Nội được chọn để thí điểm vùng phát thải thấp

Hai quận ở Hà Nội được chọn để thí điểm vùng phát thải thấp

VOV.VN - Quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, Hà Nội sẽ là khu vực được chọn để thí điểm vùng phát thải thấp (LEZ) vào đầu năm 2025. Sau đó đánh giá hiệu quả và nhân rộng ở các quận huyện.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị triển khai Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Thủ tướng chủ trì Hội nghị triển khai Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

VOV.VN - Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Thủ tướng chủ trì Hội nghị triển khai Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Thủ tướng chủ trì Hội nghị triển khai Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

VOV.VN - Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".