Hàng chục ngàn học viên ở TP.HCM được sát hạch cấp phép lái xe cấp tốc

VOV.VN - 16.000 học viên tại TP.HCM (thuộc khu vực Bình Dương trước đây) rơi vào cảnh "treo" giấy phép lái xe sau khi hoàn thành khóa học. Để "gỡ nút thắt" này, Phòng CSGT Công an TP.HCM khẩn trương mở đợt cao điểm, huy động tối đa nguồn lực tổ chức sát hạch, sớm cấp giấy phép cho học viên.

Học viên lo lắng

Những ngày qua, Phòng CSGT Công an TP.HCM liên tục tổ chức các kỳ sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX) ô tô cho thí sinh tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Sát hạch lái xe Bình Dương (khu vực Bình Dương cũ).

Mặc dù cán bộ coi thi hướng dẫn cụ thể, song sự căng thẳng và áp lực vẫn hiện rõ trên gương mặt nhiều học viên, bởi thời gian chờ đợi kéo dài khiến kiến thức bị mai một.

Chị Phạm Thị Lan chia sẻ đã hoàn thành chương trình học từ tháng 12/2024 nhưng đến nay mới có lịch thi. Thời gian chờ đợi quá lâu khiến chị quên nhiều kiến thức lý thuyết và thực hành. Việc lịch thi báo gấp cũng khiến chị lo sợ trượt.

“Có 2 lần báo thi nhưng sau đó lại dời. Tháng 6 vừa qua, trung tâm báo 2 tuần nữa thi nhưng lại dời tiếp để sửa lại sân nên kéo dài đến nay. Chờ rất lâu rồi nên tôi không muốn dời lịch thi nữa, bởi nhiều khi đi đâu, hay về quê lại không thể có mặt kịp để vô đúng lịch hẹn để dự thi", chị Lan nói. 

Để chuẩn bị cho kỳ thi, nhiều học viên đã phải tranh thủ ôn lý thuyết và tập luyện tại các cơ sở đào tạo lái xe. Thậm chí, nhiều người chưa đủ tự tin còn chờ đợi cả đêm tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Sát hạch lái xe Bình Dương chỉ để được tập lại một lần với hệ thống chấm điểm cảm ứng trước khi bước vào kỳ thi chính thức.

Chị Bùi Thị Bích, một học viên cho biết: "Thời gian quá lâu, kiến thức ngày càng quên, học lúc đó thì thi sẽ nhớ nhưng giờ ngưng cả nửa năm sẽ quên. Xe thì cũng không có để chạy nên khi học lại và thi sa hình thấy lạ lẫm và như học lại từ đầu. Thôi bây giờ cứ tự an ủi lần này thi không được thì ở lần sau để đỡ bị tâm lý".

Trước lo lắng của học viên, nhiều trung tâm đào tạo lái xe tại khu vực Bình Dương cũ đã chủ động tăng cường công tác ôn luyện, nhằm đảm bảo tỷ lệ đậu và nâng cao chất lượng đầu ra.

Nhiều trung tâm còn đầu tư nâng cấp trang thiết bị, lắp đặt hệ thống cảm ứng trong sân tập để học viên có thể thực hành trước kỳ thi chính thức.

Đơn cử, trường Trung cấp Nghề nghiệp vụ Bình Dương (thuộc TP.Thủ Dầu Một trước đây) đã đầu tư hệ thống chấm điểm cảm ứng trị giá hơn 1 tỷ đồng. Việc này giúp học viên thi thử, từ đó giảm bớt căng thẳng.

Ông Phạm Tuấn Thành, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề nghiệp vụ Bình Dương, bày tỏ hy vọng các đợt sát hạch sau sẽ không còn tình trạng ùn ứ hồ sơ dự thi. Ông cũng mong CSGT có kế hoạch thi sớm hơn để nhà trường chuẩn bị tốt: "Học viên của nhà trường đã tập cả đêm hôm qua. Sáng nay từ 3 giờ sáng đã tập đến 7h và sau đó bắt đầu vào thi. Đây là sự cố gắng của học viên nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Mong rằng, trong thời gian tới công an có kế hoạch thi trước thì thông báo trước để nhà trường có bước chuẩn bị".

"Làm ngày, làm đêm" giải tỏa hồ sơ tồn đọng

Theo Phòng CSGT Công an TP.HCM, nguyên nhân hàng chục nghìn học viên đã hoàn thành khóa học nhưng chưa được sát hạch là do việc chuyển giao công tác sát hạch từ ngành Giao thông Vận tải sang ngành Công an từ ngày 1/3, dẫn đến việc tạm ngưng để hoàn thiện thủ tục.

Thêm vào đó, từ ngày 30/6, trung tâm sát hạch ở khu vực Bình Dương cũ hết hạn giấy phép, buộc phải cấp đổi mới và cải tạo sân cho phù hợp với quy định mới.

Để nhanh chóng giải tỏa lượng học viên tồn đọng và đảm bảo quyền lợi cho người dân, Phòng CSGT đang mở đợt cao điểm. Lực lượng cảnh sát đã huy động tối đa nguồn lực, từ cán bộ đến cơ sở vật chất, "làm ngày làm đêm", kể cả thứ Bảy, Chủ Nhật để kịp thời đáp ứng nhu cầu, tránh tình trạng ùn ứ kéo dài.

Theo kế hoạch, trong đợt cao điểm này, Phòng CSGT thành lập 2 hội đồng sát hạch mỗi ngày, đáp ứng khoảng gần 1.000 học viên tham gia dự thi.

Thượng tá Nguyễn Thị Thanh Nga, Phó Trưởng phòng CSGT Công an TP.HCM, nhấn mạnh rằng do khu vực Bình Dương cũ chỉ có một điểm tổ chức thi sát hạch ô tô nên số lượng học viên được dự thi còn hạn chế.

Hiện tại, Phòng đang phối hợp với Cục CSGT (Bộ Công an) và các trung tâm để chuẩn bị thêm 2 sân sát hạch loại 2, sau đó sẽ luân phiên tổ chức thi để học viên có thêm nơi tập luyện.

Thượng tá Nga cho biết thêm: "Để học viên chuẩn bị kỹ cho các phần thi và đạt kết quả tốt, chúng tôi đã thông báo các trung tâm chủ động tổ chức cho học viên tập luyện. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng động viên học viên ôn luyện ở các trung tâm chứ không nên nhất thiết về tập tại trung tâm tổ chức sát hạch. Bởi tất cả dồn về 1 trung tâm tổ chức sát hạch thì sẽ không có thời gian tập luyện".

Dự kiến, sau đợt cao điểm cuối tháng 7, Phòng CSGT sẽ tiếp tục tổ chức các hội đồng thi để giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn đọng.

Sau khi các trung tâm đào tạo hoàn thành khóa học đăng ký sát hạch, Phòng sẽ tổ chức các đợt thi để đảm bảo không còn tình trạng hồ sơ ùn ứ.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Yêu cầu giải quyết dứt điểm tồn đọng về sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe
Yêu cầu giải quyết dứt điểm tồn đọng về sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe

VOV.VN - Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) vừa yêu cầu Phòng CSGT các địa phương phải tập trung giải quyết dứt điểm tồn đọng về sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe.

Yêu cầu giải quyết dứt điểm tồn đọng về sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe

Yêu cầu giải quyết dứt điểm tồn đọng về sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe

VOV.VN - Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) vừa yêu cầu Phòng CSGT các địa phương phải tập trung giải quyết dứt điểm tồn đọng về sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe.

Vì sao thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ở Hà Nội thí sinh lại “rụng như sung”?
Vì sao thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ở Hà Nội thí sinh lại “rụng như sung”?

VOV.VN - Cảnh sát sẽ kiểm soát chặt chẽ, khách quan để đánh giá đúng năng lực thực tế của các thí sinh, đảm bảo người điều khiển xe ô tô có đủ kiến thức luật giao thông, kỹ năng điều khiển phương tiện và ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông. Góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn, văn minh.

Vì sao thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ở Hà Nội thí sinh lại “rụng như sung”?

Vì sao thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ở Hà Nội thí sinh lại “rụng như sung”?

VOV.VN - Cảnh sát sẽ kiểm soát chặt chẽ, khách quan để đánh giá đúng năng lực thực tế của các thí sinh, đảm bảo người điều khiển xe ô tô có đủ kiến thức luật giao thông, kỹ năng điều khiển phương tiện và ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông. Góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn, văn minh.

Hơn 3 tháng, công an Đắk Lắk sát hạch cho hơn 11.700 học viên lái xe ô tô
Hơn 3 tháng, công an Đắk Lắk sát hạch cho hơn 11.700 học viên lái xe ô tô

VOV.VN - Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, từ ngày 1/3/2025, nhiệm vụ sát hạch và cấp giấy phép lái xe được chuyển giao cho Bộ Công an, thay vì Bộ Giao thông Vận tải (sau sáp nhập là Bộ Xây dựng) như trước đây.

Hơn 3 tháng, công an Đắk Lắk sát hạch cho hơn 11.700 học viên lái xe ô tô

Hơn 3 tháng, công an Đắk Lắk sát hạch cho hơn 11.700 học viên lái xe ô tô

VOV.VN - Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, từ ngày 1/3/2025, nhiệm vụ sát hạch và cấp giấy phép lái xe được chuyển giao cho Bộ Công an, thay vì Bộ Giao thông Vận tải (sau sáp nhập là Bộ Xây dựng) như trước đây.