Hàng vạn khối đất đá dọa đổ sập xuống nhiều nhà dân sau mưa lũ

VOV.VN - Nhiều vết nứt khổng lồ xuất hiện trên triền núi, hàng vạn khối đất đá có nguy cơ đổ sập xuống uy hiếp tính mạng nhiều hộ dân phía dưới.

Trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều người dân tại bản Bụng Xát 2, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An bàng hoàng khi phát hiện ngọn núi nằm ngay phía trên bản xuất hiện những vết nứt khổng lồ, kéo dài hàng trăm mét. Sau những tiếng động lớn, đất đá bắt đầu đổ xuống khiến người dân nơi đây khiếp sợ, hốt hoảng di tản đến nơi khác để đảm bảo an toàn.

Bà Lục Thị Diện (62 tuổi, trú tại bản Bụng Xát) có nhà nằm ngay sát phía dưới vết nứt khổng lồ trên núi, bàng hoàng nhớ lại: “Hôm đó mưa to lắm, mưa mấy ngày rồi, tôi nghe tiếng ùm lớn, một số tảng đá to lăn xuống. Mọi người đi xem thì thấy trên núi có những vết nứt sâu. Tôi ở có một mình nên sợ, người dân trong bản đến giúp di dời đồ đạc, tôi cùng mọi người chạy sang nơi khác ở từ hôm đó”.

Thông tin nhanh chóng được trình báo đến chính quyền địa phương, theo khảo sát của UBND xã Châu Khê, vết nứt chạy dọc triền núi xuất hiện từ ngày 29/10, sau đợt mưa lớn. Ngay sau khi nhận được thông tin, xã đã sơ tán 17 hộ với hơn 50 nhân khẩu. Những người này phải tá túc ở nhà người thân, họ hàng gần đó.

Tại hiện trường, vết nứt có nhiều điểm sâu hơn 2m, những vị trí rộng đến 80cm, vết nứt chạy theo hình vòng cung có chiều dài hơn 200m, có thể đổ ập xuống phía dưới bất cứ lúc nào.

Theo ước tính, lượng đất đá có thể tách rời hoàn toàn khỏi triền núi từ vết nứt này lên đến hàng chục vạn m3. Nếu xảy ra mưa lớn, lượng đất đá khổng lồ này có thể san phẳng cả khu vực phía dưới thành “bình địa”.

Trong ngày 10/11, một số hộ dân tại đây đã trở về nhà sau nhiều ngày sơ tán, ai cũng trong tâm trạng bất an lo lắng. Họ không dám sống trong chính ngôi nhà của mình vì lo sợ “tử thần” có thể đổ ập xuống, cướp đi tính mạng bất cứ lúc nào.

Bà Quang Thị Thiện (65 tuổi, trú tại bản Bủng Xát) lo lắng: “Hơn 10 ngày rồi, hôm nay trời nắng tôi mới dám về thăm nhà. Sống như thế này sợ lắm, chúng tôi cũng mong nhà nước hỗ trợ để di dời đến nơi ở mới an toàn hơn”.

Theo cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Châu Khê, để đảm bảo an toàn, nhiều ngày qua UBND xã đã cắt cử lực lượng để không cho người dân trở về nhà khi mưa lớn. Xã cũng đã báo cáo lên huyện, UBND tỉnh cũng đã về khảo sát để có phương án di dời người dân đến nơi an toàn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng cường ứng phó với hoàn lưu bão số 12, bão số 13 và mưa lũ, sạt lở đất tại Kon Tum
Tăng cường ứng phó với hoàn lưu bão số 12, bão số 13 và mưa lũ, sạt lở đất tại Kon Tum

VOV.VN - Tại tỉnh Kon Tum hoàn lưu bão số 12 đang gây mưa và trước nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông.

Tăng cường ứng phó với hoàn lưu bão số 12, bão số 13 và mưa lũ, sạt lở đất tại Kon Tum

Tăng cường ứng phó với hoàn lưu bão số 12, bão số 13 và mưa lũ, sạt lở đất tại Kon Tum

VOV.VN - Tại tỉnh Kon Tum hoàn lưu bão số 12 đang gây mưa và trước nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông.

Mưa kéo dài từ tối qua, nhiều vùng ở Đăk Lăk bị ngập lụt
Mưa kéo dài từ tối qua, nhiều vùng ở Đăk Lăk bị ngập lụt

VOV.VN - Do ảnh hưởng của cơn bão số 12, từ 19h tối qua (9/11) đến chiều nay (10/11), mưa liên tục trên diện rộng khắp các khu vực trong tỉnh Đăk Lăk. Hiện, nhiều xã đã bị ngập lụt cục bộ.

Mưa kéo dài từ tối qua, nhiều vùng ở Đăk Lăk bị ngập lụt

Mưa kéo dài từ tối qua, nhiều vùng ở Đăk Lăk bị ngập lụt

VOV.VN - Do ảnh hưởng của cơn bão số 12, từ 19h tối qua (9/11) đến chiều nay (10/11), mưa liên tục trên diện rộng khắp các khu vực trong tỉnh Đăk Lăk. Hiện, nhiều xã đã bị ngập lụt cục bộ.

Mưa lũ khẩn cấp phía đông tỉnh Đăk Lăk
Mưa lũ khẩn cấp phía đông tỉnh Đăk Lăk

VOV.VN - Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 12 gây mưa kéo dài, lũ đang dâng cao ở phía đông tỉnh Đắk Lắk, gây chia cắt giao thông, cô lập một số điểm dân cư.

Mưa lũ khẩn cấp phía đông tỉnh Đăk Lăk

Mưa lũ khẩn cấp phía đông tỉnh Đăk Lăk

VOV.VN - Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 12 gây mưa kéo dài, lũ đang dâng cao ở phía đông tỉnh Đắk Lắk, gây chia cắt giao thông, cô lập một số điểm dân cư.