Hỗ trợ tài chính gia đình sinh con gái một bề, hỗ trợ hay mặc định “yếu thế”?

VOV.VN - Bộ Y tế vừa đề xuất ưu đãi tài chính, hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho gia đình sinh con một bề 2 con gái nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh. Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, nhiều người bày tỏ băn khoăn tại sao lại phải ưu đãi, hỗ trợ?

Liệu có mặc nhiên thừa nhận việc sinh 2 con gái là thiệt thòi, yếu thế hay không?  PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội về nội dung này.

PV: Thưa bà, bà đánh giá thế nào về đề xuất ưu đãi tài chính cho gia đình sinh con một bề 2 gái?

Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Tôi cho rằng đề xuất của Bộ Y tế là một nỗ lực, xuất phát từ thực trạng đáng lo ngại hiện nay. Đó là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta đang ngày càng nghiêm trọng, với tỷ lệ ngày một gia tăng là bé trai chào đời cao hơn nhiều so với bé gái và đã vượt ngưỡng cảnh báo quốc tế.

Về việc đưa ra ưu đãi đối với những gia đình chỉ sinh con gái, tôi thấy cũng có phần hợp lý. Có lẽ Bộ Y tế không nghĩ đây là việc mặc nhiên thừa nhận những gia đình có 2 con gái là thiệt thòi. Tuy nhiên, ưu đãi như thế nào, ưu đãi bằng hình thức nào? Chúng ta cần phải thiết kế chính sách một cách khéo léo, không phản cảm, tránh hiểu nhầm thành tiếp tục có sự phân biệt giới tính đối với những gia đình có 2 con gái.

Vì sao sinh 2 con gái được hỗ trợ bằng tiền? Liệu có giảm được sự mất cân bằng giới tính khi sinh hay không? Nếu hỗ trợ bằng tiền thì tôi nghĩ đây chưa phải là cách giải quyết tận gốc. Tôi nghĩ nguyên nhân lớn nhất vẫn là do nhận thức. Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã có từ rất nhiều đời, sự thay đổi không dễ dàng. Khi vấn đề nảy sinh từ nhận thức của con người, chúng ta phải tác động vào nhận thức.

Thứ nhất, chúng ta cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng, tăng cường hơn nữa công tác truyền thông. Cần phải nhận diện lại phương pháp, nội dung và cách thức truyền thông để đạt hiệu quả cao hơn trong thời điểm hiện tại.

Thứ hai, người ta muốn sinh con trai vì nhiều phụ huynh tâm sự với tôi rằng phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội hiện nay. Ví dụ việc thăng tiến trong sự nghiệp, phụ nữ rất chật vật vì họ chịu quá nhiều áp lực, vừa phải hoàn thành thiên chức người mẹ, người vợ trong gia đình, lại vừa phải đi làm kiếm tiền nuôi con và đóng góp vào kinh tế chung của gia đình.

Tại sao trong hỗ trợ, chúng ta không giảm bớt áp lực cho người phụ nữ để cái nhìn của các bậc làm cha, làm mẹ là khi sinh con gái không phải con mình vất vả, mà sẽ được nâng niu, sẽ được hưởng rất nhiều những điều kiện thuận lợi dành cho phụ nữ: Phụ nữ được nghỉ thai sản với thời gian phù hợp. Phụ nữ đi làm có chỗ gửi con yên tâm và chắc chắn. Phụ nữ được tạo điều kiện trong mọi hoạt động và ngay cả trong thăng tiến nghề nghiệp…

Tất cả những điều đấy sẽ làm thay đổi nhận thức về việc sinh con trai hay sinh con gái. Đấy mới là gốc rễ của vấn đề, chứ không phải dùng tiền hay hiện vật như một “phần thưởng” cho những người sinh con gái, tôi nghĩ nó chưa đủ sức thuyết phục các gia đình.

PV: Ngoài truyền thông thì cần những giải pháp nào khác để giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh một cách hiệu quả, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Không có giải pháp nào là toàn năng mà chúng ta phải phối hợp rất nhiều giải pháp khác nhau. Thứ nhất, đã có truyền thông, nhưng thứ hai, cần phải siết chặt quản lý kỹ thuật y tế và công nghệ sinh sản, nhất là việc ngăn chặn lạm dụng công nghệ để chẩn đoán giới tính thai nhi, để lựa chọn giới tính trước sinh.

Xét về góc độ nhân đạo, nó đi ngược lại truyền thống nhân đạo. Bởi vì có những thai nhi không được ra đời chỉ vì lý do giới tính, phải chấm dứt sự sống khi mới bắt đầu hình thành. Điều đó cực kỳ nguy hiểm và về lâu dài cũng ảnh hưởng sức khỏe của bà mẹ, dẫn đến mất cân bằng giới tính trầm trọng.

Chúng ta biết có rất nhiều quốc gia lân cận Việt Nam đã và đang phải trả giá cho tình trạng này, và Việt Nam bây giờ cũng đã bắt đầu phải đối mặt. Nó không chỉ đơn thuần là việc con trai nhiều quá, con gái ít quá thì lớn lên đàn ông ít có cơ hội để tìm bạn đời, nó sẽ kéo theo hàng loạt các tệ nạn khác nữa.

Chúng ta đã có quy định nhưng vẫn lén lút thực hiện, chúng ta không kiểm soát được. Ngay cả các biện pháp hỗ trợ sinh sản, nhiều khi người ta không lựa chọn giới tính thai nhi theo kiểu xác định sớm giới tính, rồi thai nhi có giới tính không mong muốn sẽ bỏ, mà bây giờ người ta sử dụng hẳn biện pháp hỗ trợ sinh sản. Ví dụ như kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, sàng lọc luôn giới tính. Những việc đó tôi nghĩ chúng ta cần phải kiểm soát thực sự chặt chẽ và kỹ càng.

Thứ ba, tôi nghĩ chúng ta cũng cần phải xây dựng hệ thống chính sách xã hội để khuyến khích bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực, ví dụ như thừa kế. Hiện nay theo luật dân sự và các luật có liên quan, chúng ta xác định hàng thừa kế và đối tượng thừa kế không phân biệt con trai hay con gái. Nhưng trên thực tế, cha mẹ hầu như để lại hết tài sản cho con trai chứ không phải cho con gái. Con gái, nếu chia thì chỉ được chia một chút xíu thôi.

Chúng ta phải xây dựng cả hệ thống chính sách xã hội để khuyến khích cơ hội tiếp cận nghề nghiệp, để phá vỡ quan niệm rằng chỉ có con trai mới là trụ cột của gia đình. Khi phụ nữ được trao nhiều cơ hội và trách nhiệm ngang bằng với nam giới, tâm lý ưa chuộng con trai sẽ dần dần được hóa giải.

PV: Xin cảm bà!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Con gái quyết sinh con cho người đàn ông đã có vợ
Con gái quyết sinh con cho người đàn ông đã có vợ

VOV.VN - Con gái dại dột, quyết tâm làm người tình và sinh con cho người đàn ông có vợ. Cả gia đình tôi hết lời khuyên ngăn nhưng cháu không nghe. Tôi phải làm sao? Chuyên gia tâm lý tư vấn cho nhân vật giúp giải quyết vấn đề.

Con gái quyết sinh con cho người đàn ông đã có vợ

Con gái quyết sinh con cho người đàn ông đã có vợ

VOV.VN - Con gái dại dột, quyết tâm làm người tình và sinh con cho người đàn ông có vợ. Cả gia đình tôi hết lời khuyên ngăn nhưng cháu không nghe. Tôi phải làm sao? Chuyên gia tâm lý tư vấn cho nhân vật giúp giải quyết vấn đề.

Dù đã có hai cô con gái, hai vợ chồng khao khát sinh thêm một cậu con trai
Dù đã có hai cô con gái, hai vợ chồng khao khát sinh thêm một cậu con trai

VOV.VN - Đã có hai cô con gái, cặp vợ chồng muốn sinh thêm một cậu con trai nhưng mãi chưa được như ý. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho nhân vật trong câu chuyện.

Dù đã có hai cô con gái, hai vợ chồng khao khát sinh thêm một cậu con trai

Dù đã có hai cô con gái, hai vợ chồng khao khát sinh thêm một cậu con trai

VOV.VN - Đã có hai cô con gái, cặp vợ chồng muốn sinh thêm một cậu con trai nhưng mãi chưa được như ý. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho nhân vật trong câu chuyện.

Người mẹ hiến thận để "hồi sinh" cuộc đời cô con gái 26 tuổi
Người mẹ hiến thận để "hồi sinh" cuộc đời cô con gái 26 tuổi

VOV.VN - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên cho một bệnh nhân nữ ở Tuyên Quang vào ngày 8/9 vừa qua. Đến nay, bệnh viện đã thực hiện thành công 3 ca ghép thận và làm chủ được kỹ thuật ghép thận được hướng dẫn đào tạo chuyển giao từ các chuyên gia của BV Quân y 103.

Người mẹ hiến thận để "hồi sinh" cuộc đời cô con gái 26 tuổi

Người mẹ hiến thận để "hồi sinh" cuộc đời cô con gái 26 tuổi

VOV.VN - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên cho một bệnh nhân nữ ở Tuyên Quang vào ngày 8/9 vừa qua. Đến nay, bệnh viện đã thực hiện thành công 3 ca ghép thận và làm chủ được kỹ thuật ghép thận được hướng dẫn đào tạo chuyển giao từ các chuyên gia của BV Quân y 103.