Lấy tạng của người hiến chết não không cần ý kiến gia đình: Liệu có khả thi?

VOV.VN - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác, Bộ Y tế đề xuất, nếu một người đã đăng ký hiến tạng trước khi qua đời, sau khi được xác định chết não có thể tiến hành lấy mô, tạng mà không cần có sự đồng ý của gia đình.

Ưu tiên cấp cứu, trẻ em

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác (gọi tắt là Luật Hiến mô, tạng sửa đổi) do Bộ Y tế soạn thảo, có 2 Điều, gồm: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hiến mô, tạng và Hiệu lực thi hành.

Cụ thể, dự thảo Luật Hiến mô, tạng sửa đổi đặt ra những nguyên tắc rõ ràng trong điều phối ghép mô, bộ phận cơ thể người, ưu tiên trường hợp cấp cứu, trẻ em, người chờ ghép tại nơi có người hiến, rồi đến các trường hợp khác theo danh sách quốc gia. Mục tiêu là tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tạng, đồng thời giữ vững sự minh bạch và công bằng.

Tại dự thảo Luật này, Bộ Y tế cũng đề xuất đơn giản hóa quy trình chẩn đoán chết não, rút ngắn thời gian để tránh mất cơ hội ghép tạng; xây dựng hệ thống tổ chức điều phối hiến - ghép chuyên nghiệp, hiện đại và ứng dụng công nghệ số để quản lý danh sách chờ, kết nối dữ liệu toàn quốc, bảo đảm công bằng, nhân đạo và chống thương mại hóa tạng.

Dự luật mới cũng đề xuất mở rộng quyền hiến tạng cho người dưới 18 tuổi trong trường hợp chết não hoặc chết tim, với điều kiện phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện hợp pháp.

Đặc biệt, một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo Luật đã bổ sung quy định: nếu một người đã đăng ký hiến mô, tạng trước khi qua đời, thì sau khi được xác định chết não hoặc chết tim, cơ sở y tế có thể tiến hành lấy mô, tạng mà không cần thêm sự đồng ý của gia đình. Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy mô, bộ phận cơ thể người phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện hoặc người giám hộ hợp pháp của người hiến và đã được công bố là chết não.

Theo Bộ Y tế, thay đổi này nhằm tôn trọng tuyệt đối ý nguyện của người hiến, giảm bớt vướng mắc về thủ tục, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đây là điểm mở quan trọng, có thể tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều bệnh nhân đang chờ ghép.

Dự thảo Luật Hiến mô, tạng sửa đổi đã được Bộ Y tế lấy ý kiến rộng rãi các Bộ, ngành, địa phương và lấy ý kiến rộng rãi nhân dân. Dự thảo Luật sẽ tiếp tục được Bộ Y tế chỉnh lý, hoàn thiện trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trước khi trình Quốc hội xem xét, ban hành.

Chỉ giữ được trong thời gian ngắn, cần ghép sớm

Vì sao Bộ Y tế lại đề xuất cho phép lấy tạng của người hiến chết não mà không cần ý kiến gia đình? PV VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn ông Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) – đơn vị chủ trì soạn thảo Luật:

PV: Thưa ông, được biết tại dự thảo Luật Hiến mô, tạng, Ban soạn thảo có đưa ra đề xuất nếu như người có đăng ký hiến mô ghép tạng thì khi mà họ được xác định là chết tim, chết não thì cơ sở y tế có thể lấy mô tạng mà không cần thêm sự đồng ý của gia đình. Vì sao ban soạn thảo lại đưa ra đề xuất này?

Ông Hà Anh Đức: Trên thực tế, khi đã quyết định hiến tạng thì một là mình phải tôn trọng ý kiến,  quyết định của cá nhân người đó. Thứ hai, khi người ta đã quyết định hiến thì trong thời gian từ khi chẩn đoán chết não tới lúc mà lấy tạng và ghép thì có những tạng cũng chỉ giữ được trong thời gian ngắn, và vì vậy nếu như chúng ta phải chờ một ngày để đi xin người nhà thì nó sẽ hỏng mất.

Vì vậy, ban soạn thảo cố gắng đưa ra tiêu chí cho nó gọn gàng, đơn giản và nhanh. Và cái này thì cố gắng làm sao sẽ truyền thông tốt cho người có nguyện vọng hiến, và gia đình, để làm sao người ta hiểu được rằng là khi đã tôn trọng và ký vào cam kết đồng ý hiến tạng thì đồng nghĩa với việc là cá nhân người ta sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về cam kết của họ.

PV: Khi đưa ra đề xuất này, Ban soạn thảo có lường trước được phản ứng của gia đình những người có nhu cầu hiến mô, ghép tạng hay không?

Ông Hà Anh Đức: Kinh nghiệm những quốc gia mà người ta có tỉ lệ hiến tạng nhiều, VD như Pháp như Tây Ban Nha chẳng hạn thì chỉ những người nào không hiến tạng người ta mới đăng ký không hiến tạng, còn lại mặc định cứ chết là người ta hiến.

Còn đối với câu hỏi về việc đo lường phản ứng, chúng tôi cũng đang rất muốn đưa ra dự thảo, để trên cơ sở đó các cơ quan truyền thông sẽ truyền thông, để xem người dân phản ứng như thế nào, và nếu như thấy được sự đồng thuận tốt thì mình sẽ sử dụng.

Chúng tôi cũng cố gắng làm sao xây dựng được cái cam kết nó rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, dễ làm, và người nhà của người có nhu cầu hiến tạng cũng hiểu được cái việc mà người hiến tạng người ta quyết định, để trên cơ sở đó có cái sự thống nhất trước, trước khi có việc xảy ra rồi lại phải đi xin ý kiến.

PV: Ông kỳ vọng gì vào đề xuất này? Nếu quy định này trở thành hiện thực, sẽ giúp tháo gỡ vướng mắc đang tồn tại ra sao?

Ông Hà Anh Đức: Nếu như nhận thức của người dân tốt hơn, quyền lợi, tâm nguyện của người tham gia hiến được thực hiện một cách nhanh chóng hơn thì một là cùng một số lượng người hiến, nhưng mà số lượng tạng lấy được trong một thời gian ngắn thì chắc chắn là sẽ tăng cao hơn so với cùng số lượng người đó nhưng mà lại phải chờ đợi sau khi xin ý kiến.

Tóm lại, số lượng tạng mà được hiến nó chắc chắn nó sẽ tăng lên. Còn nếu như chúng ta có thêm được lượng người tham gia hiến tạng nhiều nữa, thì tôi tin rằng số lượng ca ghép tạng của chúng ta sẽ tăng không phải theo cấp số cộng, mà phải tăng theo cấp số nhân trong thời gian tới.

PV: Xin cảm ơn ông. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Hơn 1.000 người ở Đà Nẵng đăng ký hiến tặng mô, tạng
Hơn 1.000 người ở Đà Nẵng đăng ký hiến tặng mô, tạng

VOV.VN - Đà Nẵng hiện có hơn 1.000 người tự nguyện đăng ký hiến tặng mô, tạng và được Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cấp thẻ. Điều này, đồng nghĩa với việc những người này đã hoàn tất thủ tục và thực hiện tâm nguyện khi qua đời.

Hơn 1.000 người ở Đà Nẵng đăng ký hiến tặng mô, tạng

Hơn 1.000 người ở Đà Nẵng đăng ký hiến tặng mô, tạng

VOV.VN - Đà Nẵng hiện có hơn 1.000 người tự nguyện đăng ký hiến tặng mô, tạng và được Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cấp thẻ. Điều này, đồng nghĩa với việc những người này đã hoàn tất thủ tục và thực hiện tâm nguyện khi qua đời.

Ghép tạng đồng thời cho hai bệnh nhân nam từ người hiến chết não
Ghép tạng đồng thời cho hai bệnh nhân nam từ người hiến chết não

VOV.VN - Tối 8/4, tại tỉnh Quảng Ninh, hai bệnh nhân nam đã được ghép tạng thành công từ người hiến là một phụ nữ chết não tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội).

Ghép tạng đồng thời cho hai bệnh nhân nam từ người hiến chết não

Ghép tạng đồng thời cho hai bệnh nhân nam từ người hiến chết não

VOV.VN - Tối 8/4, tại tỉnh Quảng Ninh, hai bệnh nhân nam đã được ghép tạng thành công từ người hiến là một phụ nữ chết não tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội).

Hơn 123.000 người đã đăng ký hiến tạng sau khi qua đời
Hơn 123.000 người đã đăng ký hiến tạng sau khi qua đời

VOV.VN - Sau gần nửa năm Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người ứng dụng công nghệ thông tin, người dân đã thuận lợi hơn trong việc đăng ký hiến mô, tạng sau khi qua đời. Đến nay cả nước đã có hơn 123.000 người đăng ký thực hiện nghĩa cử cao đẹp này. 

Hơn 123.000 người đã đăng ký hiến tạng sau khi qua đời

Hơn 123.000 người đã đăng ký hiến tạng sau khi qua đời

VOV.VN - Sau gần nửa năm Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người ứng dụng công nghệ thông tin, người dân đã thuận lợi hơn trong việc đăng ký hiến mô, tạng sau khi qua đời. Đến nay cả nước đã có hơn 123.000 người đăng ký thực hiện nghĩa cử cao đẹp này.