Ban Chỉ đạo Thành uỷ Đà Nẵng về phòng chống tham nhũng, tiêu cực họp phiên thứ 2

VOV.VN - Phiên họp tập trung đánh giá kết quả thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ phiên họp thứ nhất đến nay của Ban Chỉ đạo và 3 cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo...

Chiều nay (22/11), Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành phố Đà Nẵng tổ chức phiên họp thứ hai.

Phiên họp tập trung đánh giá kết quả thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ phiên họp thứ nhất đến nay của Ban Chỉ đạo và 3 cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo, nhất là 6 vụ án, vụ việc thuộc diện theo dõi, chỉ đạo đã có nhiều chuyển biến mới, chỉ đạo tháo gỡ nhiều vướng mắc, khó khăn trong công tác định giá tài sản trong tố tụng hình sự, qua đó đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, góp phần ổn định dư luận xã hội, pháp luật thực thi nghiêm minh, kịp thời.

Công tác tuyên truyền được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, Ban Thường vụ Thành ủy tổ chức Hội nghị quán triệt các văn bản mới của Trung ương và Ban Thường vụ Thành ủy về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực với sự tham dự của gần 600 đại biểu.

Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức tập huấn về rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước cho 150 cán bộ các sở, ban, ngành thành phố, quận, huyện và công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực cho hơn 120 cán bộ lãnh đạo cấp phòng và viên chức các Ban Quản lý dự án thuộc UBND thành phố…

Ban Chỉ đạo cũng đã cho ý kiến về Báo cáo của Thanh tra thành phố về kết quả đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; Báo cáo về các khó khăn, vướng mắc thi hành án theo Bản án của Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội và tại TP.HCM.

Tại phiên họp, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Thành uỷ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành phố Đà Nẵng cũng đã trình 14 nội dung cần thảo luận cho ý kiến thực hiện trong thời gian tới.

Trong đó, tập trung vào việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong định giá trong tố tụng hình sự đối với các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; yêu cầu các cấp ủy đảng chỉ đạo các cơ quan tố tụng thành phố chịu trách nhiệm về đẩy nhanh tiến độ xác minh các vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án đảm bảo chứng cứ, không bỏ lọt tội phạm, hành vi phạm tội, thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát; báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc tham nhũng, tiêu cực đối với Đảng ủy Công an thành phố.

Cơ quan thường trực cũng trình kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giám định, định giá trong giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, tiêu cực đối với Đảng ủy Sở Tài chính; cho ý kiến về dự thảo Đề án bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Báo cáo kết quả rà soát các chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy, Ban Chỉ đạo về xử lý vướng mắc liên quan đến 2 bản án (Bản án số 158/2020/HSPT ngày 12/5/2020 của Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Bản án số 30/2017/HSPT ngày 24/01/2017 của Tòa án Nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến sân vận động Chi Lăng).

Ban chỉ đạo cũng thông qua Báo cáo về các giải pháp phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường giám sát đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và thực hiện trách nhiệm nêu gương; Báo cáo chuyên đề về kết quả rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công,... và kiến nghị với các cơ quan Trung ương.

Ban chỉ đạo cũng thông qua Báo cáo kiến nghị hoàn thiện các quy định trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao để kiểm soát quyền lực trong các lĩnh vực góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Báo cáo về đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Báo cáo Kết quả rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước năm 2022; cho ý kiến về Kế hoạch rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội năm 2023.

Ban Chỉ đạo Thành uỷ về phòng chống tham nhũng tiêu cực thành phố Đà Nẵng cũng thông qua Báo cáo kết quả rà soát việc thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm tra của Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực.

Ban Chỉ đạo đã thông qua chủ trương ban hành Quy định về kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo và Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo.

Theo đó, trong năm 2023, thành phố Đà Nẵng tập trung chỉ đạo các lĩnh vực, nhiệm vụ chủ yếu như việc ban hành Quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo; tiếp tục chỉ đạo rà soát, đôn đốc tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo thành phố theo dõi, chỉ đạo; tiến độ thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu theo dõi kết luận thanh tra, kiểm toán; tổ chức sơ kết các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Ban Thường vụ Thành ủy về công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực và về công tác xử lý đơn, thư liên quan tham nhũng, tiêu cực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cử tri TPHCM đề nghị xử lý tình trạng tham nhũng, lãng phí mạnh mẽ hơn
Cử tri TPHCM đề nghị xử lý tình trạng tham nhũng, lãng phí mạnh mẽ hơn

VOV.VN - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao cử tri quan tâm đến đẩy mạnh cơ chế phòng trước khi chống tham nhũng, có một thể chế chính sách phù hợp để đẩy mạnh công tác này trong toàn xã hội. Trong đó có việc nâng cao hơn nữa đời sống của cán bộ, đảng viên.

Cử tri TPHCM đề nghị xử lý tình trạng tham nhũng, lãng phí mạnh mẽ hơn

Cử tri TPHCM đề nghị xử lý tình trạng tham nhũng, lãng phí mạnh mẽ hơn

VOV.VN - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao cử tri quan tâm đến đẩy mạnh cơ chế phòng trước khi chống tham nhũng, có một thể chế chính sách phù hợp để đẩy mạnh công tác này trong toàn xã hội. Trong đó có việc nâng cao hơn nữa đời sống của cán bộ, đảng viên.

Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực có nhiều "đột phá mới"
Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực có nhiều "đột phá mới"

VOV.VN - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ngày càng quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá mới.

Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực có nhiều "đột phá mới"

Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực có nhiều "đột phá mới"

VOV.VN - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ngày càng quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá mới.

Phát biểu kết luận của Tổng Bí thư tại cuộc họp BCĐ TƯ về phòng chống tham nhũng
Phát biểu kết luận của Tổng Bí thư tại cuộc họp BCĐ TƯ về phòng chống tham nhũng

VOV.VN - Đài Tiếng nói Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo tại Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sáng ngày 18/11.

Phát biểu kết luận của Tổng Bí thư tại cuộc họp BCĐ TƯ về phòng chống tham nhũng

Phát biểu kết luận của Tổng Bí thư tại cuộc họp BCĐ TƯ về phòng chống tham nhũng

VOV.VN - Đài Tiếng nói Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo tại Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sáng ngày 18/11.