Nhiều người lao động “chui” tại Hàn Quốc: Vì sao?

(VOV) -Động cơ lớn nhất khiến người lao động khi hết hạn không trở về là việc làm và thu nhập.

Sáng 16/7, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội thảo công bố các nhân tố ảnh hưởng đến việc lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động tại Hàn Quốc không về nước, ở lại cư trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp.

Báo cáo tại hội thảo cho biết: Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu ký kết biên bản ghi nhớ tiếp nhận lao động theo chương trình phổ thông (EPS) từ năm 2004 và gia hạn 2 năm/lần.

Trong những năm qua, Việt Nam đưa được 63.000 lao động sang Hàn Quốc làm việc. Tuy nhiên, do tình trạng lao động hết hạn hợp đồng, không về nước, bỏ trốn cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc ở mức cao (chiếm trên 50%) nên từ tháng 8/2012 đến nay phía bạn tạm dừng gia hạn hợp đồng, không tiếp nhận lao động mới Việt Nam.

Trong số 15 quốc gia có lao động làm việc tại Hàn Quốc, Việt Nam có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao nhất, với 17.000 người. Do vậy, 12.000 lao động trong nước đã qua kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn không có cơ hội sang Hàn Quốc làm việc.

Bà Nguyễn Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng: “Động cơ lớn nhất khiến người lao động khi hết hạn không trở về là việc làm và thu nhập. Về thu nhập, trong quá trình họ làm việc tại Hàn Quốc họ có thu nhập khá cao. Việc họ không trở về ảnh hưởng lớn đến nhóm lao động khác. Vì vậy, ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động rất quan trọng”.

Ngoài nguyên nhân do nhận thức và ý thức của nhiều lao động Việt Nam còn hạn chế, các ý kiến tại hội thảo cũng cho rằng: Công tác tuyển dụng và quản lý lao động đi làm việc ở Hàn Quốc; nhu cầu sử dụng lao động di cư không có giấy tờ hợp pháp của các chủ sử dụng lao động Hàn Quốc; môi trường, thể chế, chính sách và công tác quản lý lao động di cư của Hàn Quốc còn hạn chế…cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến việc lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động không về nước, bỏ trốn và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Ông Phạm Đỗ Nhật Tân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam cho rằng: Cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương có lao động đang bỏ trốn tại Hàn Quốc cần quyết liệt hơn trong triển khai các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp Nhật Bản "khát" người lao động Việt Nam
Doanh nghiệp Nhật Bản "khát" người lao động Việt Nam

Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thủy - hải sản được các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên tuyển dụng.

Doanh nghiệp Nhật Bản "khát" người lao động Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản "khát" người lao động Việt Nam

Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thủy - hải sản được các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên tuyển dụng.

5.400 lao động Việt Nam có thể trở lại Hàn Quốc làm việc
5.400 lao động Việt Nam có thể trở lại Hàn Quốc làm việc

(VOV) -Số lao động về nước đúng hạn kể từ 1/1/2010 trở lại đây và có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc.

5.400 lao động Việt Nam có thể trở lại Hàn Quốc làm việc

5.400 lao động Việt Nam có thể trở lại Hàn Quốc làm việc

(VOV) -Số lao động về nước đúng hạn kể từ 1/1/2010 trở lại đây và có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc.

Trên 700 lao động Việt Nam sang Lybia làm việc
Trên 700 lao động Việt Nam sang Lybia làm việc

(VOV) -Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp xuất khẩu đưa lao động Việt Nam trở lại làm việc tại thị trường Lybia.

Trên 700 lao động Việt Nam sang Lybia làm việc

Trên 700 lao động Việt Nam sang Lybia làm việc

(VOV) -Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp xuất khẩu đưa lao động Việt Nam trở lại làm việc tại thị trường Lybia.