"Nhiều nhà giáo, nghiên cứu sinh ra nước ngoài học tập rồi ở lại luôn không về"

VOV.VN - GS.TS Huỳnh Văn Sơn nêu thực tế, rất nhiều nhà giáo, nhà khoa học là nghiên cứu sinh của Việt Nam khi ra nước ngoài học tập rồi ở lại luôn quốc gia đó để làm nghiên cứu hoặc làm giảng viên. Dự thảo Luật Nhà giáo cũng cần nghiên cứu giải pháp để giữ chân người tài.

Góp ý về dự thảo Luật Nhà giáo (sửa đổi) Tọa đàm về đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo diễn ra hôm nay (30/5) tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu Trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng, nội dung liên quan đến hợp tác quốc tế về nhà giáo là một trong những điểm mới cần quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên trong dự thảo Luật còn một số nội dung cần làm rõ thêm như nhà giáo ở Việt Nam khi ra nước ngoài làm việc thì sẽ quản lý thế nào.

Bởi thực tế có rất nhiều nhà giáo, nhà khoa học là nghiên cứu sinh của Việt Nam khi ra nước ngoài học tập rồi ở lại luôn quốc gia đó để làm nghiên cứu hoặc làm giảng viên. Như vậy cũng cần nghiên cứu, đảm bảo các định chế để có thể quản lý và giữ chân người tài, cũng như đảm bảo quyền lợi cho họ. Muốn vậy phải có những quy định hết sức cụ thể.

GS,TS Huỳnh Văn Sơn đơn cử như: “Một mặt có thể quy định khi nhà giáo Việt Nam làm việc ở nước ngoài sẽ được bảo vệ như thế nào và sẽ phải tuân thủ những nhiệm vụ gì.

Nhưng ngược lại, cũng nên hết sức cân nhấc, bồi dưỡng những người nước ngoài đến với Việt Nam khi họ làm công tác bồi dưỡng, đào tạo.

Sở dĩ tôi nói như vậy bởi vì chúng ta chưa thể gọi một cách rất là chính danh họ là nhà giáo. Vì thế, tôi cho rằng việc bồi dương về văn hóa, đạo đức nghề giáo cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là điều hết sức quan trọng.

Những quy định này cần được cụ thể hóa hơn để đảm bảo về tính pháp chế”, GS. TS Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh.

Đặc biệt, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng đề xuất cần cân nhắc bổ sung thêm các vấn đề về kiến tạo chính sách hợp tác quốc tế, thu hút nhà giáo là người nước ngoài đến cống hiến cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Hiện nay, các trường đại học thu hút nhà giáo là người nước ngoài rất khó, bởi liên quan đến các vấn đề về bảo lãnh, định chế. Tuy nhiên, để Việt Nam đạt chuẩn giáo dục quốc tế thì đây lại là nội dung quan trọng cần lưu tâm.

“Có một bất cập chúng ta nên nhìn thẳng, nhìn thật, đó là số lượng giảng viên Việt Nam được các trường đại học trên thế giới mời giảng rất lớn, trong khi số giảng viên ở nước ngoài mà chúng ta mời về còn nhiều khó khăn, bởi những vướng mắc về cơ chế, tài chính, hợp đồng và nhiều vấn đề khác. Khi xây dựng Luật và các văn bản dưới Luật cũng cần nghiên cứu để thực hiện hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, không chỉ quan tâm đến những nhà giáo làm giảng viên, giáo viên,  mà còn cần quan tâm đến những nhà giáo có kinh nghiệm về quản lý dự án. Đây là nhóm không chỉ có trình độ chuyên môn cao để hợp tác nghiên cứu khoa học, mà họ còn có mạng lưới các quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học rất tốt tại các quốc gia đã và đang làm việc", GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói.

Liên quan đến vấn đề biệt phái nhà giáo làm việc tại các liên cơ sở giáo dục có trong Điều 32, 33 của dự thảo Luật, GS.TS Huỳnh Văn Sơn cho rằng, một trong những vấn đề thường gặp phải là độ “vênh” rất lớn giữa dự báo nhu cầu đào tạo giáo viên với thực tế đào tạo và sử dụng giáo viên.

Ví dụ, với một số môn mới ở một số địa phương rất cần giáo viên, nhưng khi cưa có những định chế rõ ràng về việc nhà giáo làm việc ở liên cơ sở giáo dục thì rất khó điều động giáo viên. Đơn cử như một giáo viên dạy Khoa học tự nhiên có quá ít lớp, nhưng vẫn chưa có cơ chế để điều họ sang làm việc ở những trường còn thiếu giáo viên. Điều này dẫn đến tình trạng nơi thiếu, nơi thừa. Nếu không quy định rõ ràng, thì dù địa phương có đặt hàng các trường sư phạm đào tạo, thì lâu dần vẫn có sự thừa thiếu cục bộ.

Liên quan đến chính sách thu hút nhà giáo được đề cập trong dự thảo Luật, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng, nếu không cẩn thận sẽ tạo ra cảm giác thiếu công bằng giữa các giáo viên.

“Điều 42 có ý rất hay khi khuyến khích các địa phương có chính sách đặc thù để thu hút nhà giáo. Đơn cử như tại TP.HCM, đội ngũ nhà giáo sẽ có chế độ khác hơn so với một số tỉnh, thành khác. Tuy nhiên, nếu chưa có những hướng dẫn cụ thể, sau này sẽ dẫn đến nhiều bất cập như giáo viên sẽ có xu hướng chuyển về những địa phương có chính sách tốt hơn

Ở TP.HCM những năm gần đây do chính sách đãi ngộ giáo viên, rất nhiều nhà giáo ở các tỉnh, thành khác đang đổ ngược về đây làm việc. Điều này sẽ gây khó khăn cho các địa phương, nhất là trong công tác dự báo, đào tạo giáo viên”, GS.TS Huỳnh Văn Sơn nêu rõ và khiến nghị dự thảo Luật nên nghiên cứu, bổ sung thêm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luật Nhà giáo phải kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo
Luật Nhà giáo phải kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

VOV.VN - Luật Nhà giáo phải kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ nhà giáo. Điều chỉnh các vấn đề về nhà giáo nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề.

Luật Nhà giáo phải kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

Luật Nhà giáo phải kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

VOV.VN - Luật Nhà giáo phải kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ nhà giáo. Điều chỉnh các vấn đề về nhà giáo nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề.

Các quốc gia quy định thế nào về việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo?
Các quốc gia quy định thế nào về việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo?

VOV.VN - Tại nhiều quốc gia phát triển cũng yêu cầu giáo viên có chứng chỉ hành nghề để đảm bảo các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Tại Việt Nam, chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu kỹ lưỡng nếu áp dụng quy định này để thực sự nâng cao năng lực nghiệp vụ cho giáo viên, song cũng tránh tình trạng thêm một giấy phép con, tạo áp lực cho nhà giáo.

Các quốc gia quy định thế nào về việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo?

Các quốc gia quy định thế nào về việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo?

VOV.VN - Tại nhiều quốc gia phát triển cũng yêu cầu giáo viên có chứng chỉ hành nghề để đảm bảo các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Tại Việt Nam, chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu kỹ lưỡng nếu áp dụng quy định này để thực sự nâng cao năng lực nghiệp vụ cho giáo viên, song cũng tránh tình trạng thêm một giấy phép con, tạo áp lực cho nhà giáo.

Cấp chứng chỉ hành nghề để tránh giáo viên "dậm chân tại chỗ" khi dạy?
Cấp chứng chỉ hành nghề để tránh giáo viên "dậm chân tại chỗ" khi dạy?

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đang dự thảo Luật Nhà giáo (sửa đổi) lấy ý kiến xã hội. Một trong những điểm mới của dự thảo Luật là cấp chứng chỉ hành nghề cho giáo viên.

Cấp chứng chỉ hành nghề để tránh giáo viên "dậm chân tại chỗ" khi dạy?

Cấp chứng chỉ hành nghề để tránh giáo viên "dậm chân tại chỗ" khi dạy?

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đang dự thảo Luật Nhà giáo (sửa đổi) lấy ý kiến xã hội. Một trong những điểm mới của dự thảo Luật là cấp chứng chỉ hành nghề cho giáo viên.