Những người giữ lửa nghề rèn của người Xơ Đăng

VOV.VN - Ở buôn Kon Wang, xã Ea Yiêng (Krông Pắc, Đắk Lắk), có những người thợ già đang ngày ngày nhóm lửa, giữ nghề rèn truyền thống của người Xơ Đăng.

 

Mỗi buổi sáng mai, buôn Kon Wang thanh bình quyện trong sương khói từ lò rèn thủ công của người thợ già. Đã ngoài 80 tuổi, ông A Lih vẫn miệt mài bên lò than hồng rực, tiếng búa chan chát và ánh lửa chập chờn.

Dù tuổi đã cao, ánh mắt ông A Lih vẫn sáng, bàn tay chai sần, rắn rỏi như chính những lưỡi dao, cái cuốc mà ông đã rèn suốt mấy chục năm qua. Bà con trong buôn thường bảo: “Chỉ cần nghe tiếng búa của ông A Lih, A Hluh vang lên là biết sắp có dao, cuốc tốt cho mùa nương rẫy sắp đến!”. Thế nhưng, để giữ được ngọn lửa nghề trong thời buổi này chẳng dễ dàng. 

“Ngày xưa, còn tìm được quặng, sắt ở suối. Giờ thì không còn nữa. Muốn rèn thì phải mua sắt ở ngoài, giá thì đắt. Một bộ dao, cuốc có khi mất cả tuần mới xong, mà thời gian đó thì không đi làm rẫy được. Nhưng mà... yêu nghề, bỏ sao được!”, ông A Lih chia sẻ.

Hàng ngày, bà con trong buôn mang đến lò rèn từng thanh nhíp ô tô cũ, từng mảnh sắt xin được, hay đổi bằng bắp, lúa, gà, heo… Chẳng cần tiền, họ đến lò rèn miễn là có được con dao bén, cái cuốc chắc.

Bà Laghi, người Xơ Đăng ở buôn Kon Wang, xúc động nói: “Gia đình tôi vẫn thường đem heo, gà đến đổi lấy dao, cuốc. Dụng cụ do ông A Lih rèn dùng rất bền. Nếu hư hỏng gì, chỉ cần mang đến sửa là lại như mới. Tôi mong ông giữ gìn sức khỏe, và quan trọng hơn là truyền dạy nghề lại cho con cháu chúng tôi, để nghề không mất đi…”

Ở buôn Kon Wang, nghề rèn không chỉ là kế sinh nhai, mà còn là linh hồn của cộng đồng. Tiếng búa không chỉ rèn sắt, mà còn tôi luyện tinh thần, thổi hồn vào từng vật dụng lao động. Đó không chỉ là nơi dạy nghề, mà còn là không gian gìn giữ hồn cốt của nghề rèn, nơi những giá trị văn hóa được trao truyền qua từng nhát búa dồn lực, từng đường mài dũa công phu, hun đúc nên bản sắc và niềm tự hào của người Xơ Đăng. 

“Ở buôn làng mình giờ còn vài người biết rèn thôi, như ông Mêp, ông Hluh, ông Roi Pôa Hlak ở thôn 5. Bà con vẫn cần lắm những con dao, xà gạc, cuốc chọc lỗ... Dụng cụ ở chợ thì nhiều, đẹp đấy, nhưng xài không bằng. Dao mình rèn theo tay, vừa vặn, bén và bền. Đó là cái hồn, cái tinh của nghề rèn!”, ông A Lih kể thêm.

Chị Laghon, người Xơ Đăng ở Buôn Êa Mao, một khách quen của lò rèn, cho biết: “Dao rèn ở đây cầm vừa tay, bén mà bền. Còn dao mua ở chợ, dùng vài hôm là cùn, lại dễ mẻ. Tôi tin và quý những sản phẩm do chính người trong buôn làm ra…”.

Nghề rèn truyền thống là niềm tự hào bao đời nay của người Xơ Đăng. Dù cuộc sống hiện đại đã có nhiều công cụ lao động tốt hơn, nhưng người Xơ Đăng ở buôn Kon Wang (xã Ea Yiêng, Krông Pắc, Đắk Lắk) vẫn gắn bó với lò rèn thủ công. Bởi đó là hồn cốt của truyền thống lao động. Mỗi lần nhen lửa là mỗi lần truyền thêm hơi ấm cho bản sắc văn hóa dân tộc.

Khi tiếng búa vẫn còn vang lên giữa núi rừng Kon Wang, khi ánh lửa hồng vẫn cháy đều trong lò đất cũ… tin tưởng rằng, truyền thống của người Xơ Đăng vẫn sẽ tiếp tục sống mãi, rực rỡ và bền bỉ, như chính ngọn lửa trong tim những người thợ già, những người lặng lẽ mà kiêu hãnh, đang giữ lửa cho dân tộc mình.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Gia Lai đầu tư hơn 700 tỷ đồng nâng chất lượng trường dân tộc nội trú, bán trú
Gia Lai đầu tư hơn 700 tỷ đồng nâng chất lượng trường dân tộc nội trú, bán trú

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú giai đoạn 2025-2030, với tổng kinh phí thực hiện là 728 tỷ đồng.

Gia Lai đầu tư hơn 700 tỷ đồng nâng chất lượng trường dân tộc nội trú, bán trú

Gia Lai đầu tư hơn 700 tỷ đồng nâng chất lượng trường dân tộc nội trú, bán trú

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú giai đoạn 2025-2030, với tổng kinh phí thực hiện là 728 tỷ đồng.

Kon Tum hỗ trợ thí sinh dân tộc thiểu số nơi ăn ở thi tốt nghiệp
Kon Tum hỗ trợ thí sinh dân tộc thiểu số nơi ăn ở thi tốt nghiệp

VOV.VN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay tỉnh Kon Tum có hơn 5.300 thí sinh đăng ký tham gia dự thi, trong đó gần 1.800 thí sinh dân tộc thiểu số. Tỉnh Kon Tum quyết tâm không để thí sinh nào phải bỏ thi vì hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế cũng như điều kiện đi lại.

Kon Tum hỗ trợ thí sinh dân tộc thiểu số nơi ăn ở thi tốt nghiệp

Kon Tum hỗ trợ thí sinh dân tộc thiểu số nơi ăn ở thi tốt nghiệp

VOV.VN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay tỉnh Kon Tum có hơn 5.300 thí sinh đăng ký tham gia dự thi, trong đó gần 1.800 thí sinh dân tộc thiểu số. Tỉnh Kon Tum quyết tâm không để thí sinh nào phải bỏ thi vì hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế cũng như điều kiện đi lại.

Sửa đổi chính sách hỗ trợ lao động dân tộc thiểu số để gỡ nút thắt, tạo động lực
Sửa đổi chính sách hỗ trợ lao động dân tộc thiểu số để gỡ nút thắt, tạo động lực

VOV.VN - Ngày 18/6, tại Đắk Lắk, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn-Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo tham vấn sửa đổi Quyết định 42/2012, Quyết định 64/2015 của Thủ tướng – 2 chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Sửa đổi chính sách hỗ trợ lao động dân tộc thiểu số để gỡ nút thắt, tạo động lực

Sửa đổi chính sách hỗ trợ lao động dân tộc thiểu số để gỡ nút thắt, tạo động lực

VOV.VN - Ngày 18/6, tại Đắk Lắk, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn-Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo tham vấn sửa đổi Quyết định 42/2012, Quyết định 64/2015 của Thủ tướng – 2 chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.