Phổ điểm tốt nghiệp THPT: Không sốc, đúng năng lực?

VOV.VN - Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức công bố phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trái với nhiều lo ngại về độ khó của đề thi năm nay, theo các chuyên gia, phổ điểm được đánh giá là hợp lý, có độ phân hóa tốt, phù hợp với định hướng phát triển năng lực của Chương trình GDPT 2018.

Toán tăng vọt điểm 10, Văn không ai đạt tuyệt đối, Tiếng Anh giữ mức điểm trung bình

Với phổ điểm môn Toán thi tốt nghiệp THPT, trong đó 513 thí sinh đạt điểm 10 (năm ngoái không có thí sinh nào đạt điểm 10). Dù số lượng thí sinh đạt 10 điểm môn Toán tăng đáng kể nhưng tỷ lệ thí sinh đạt mức điểm từ 4-4,5 nhiều nhất năm nay, giảm mạnh so với năm ngoái là 7,6.

Việc phổ điểm môn Toán lệch trái đã được dự đoán trước đó do đề Toán được giáo viên và học sinh đánh giá có độ khó tăng lên đáng kể.

Ở môn Tiếng Anh, có hơn 350.000 thí sinh tham gia dự thi. Đáng chú ý, có 141 thí sinh đạt điểm tuyệt đối (10 điểm), trong khi đó, 2 thí sinh bị điểm 0. Điểm trung bình của môn thi này là 5,38 điểm.

Trước đó, theo nhận định của nhiều giáo viên, đề tiếng Anh được đánh giá có mức độ khó cao hơn cả về từ vựng lẫn cấu trúc câu. Nhiều phụ huynh, thí sinh cho rằng, đề thi tốt nghiệp môn tiếng Anh khó như đề thi IELTS. Do đó, phổ điểm thi môn Tiếng Anh của Kỳ tốt nghiệp THPT năm nay được dự báo thấp hơn so với năm 2024.

Theo đó, top 10 tỉnh có điểm thi môn Tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 cao nhất cả nước năm nay đều có điểm trung bình khoảng 5,2 - 5,7 điểm. Trong đó, Hà Nội có điểm trung bình cao nhất với 5,78 điểm. Xếp sau đó là TPHCM, Quảng Ninh...

Năm nay có 1.126.726 thí sinh dự thi môn Ngữ văn. Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, điểm trung bình môn Ngữ văn 2025 là 7.  Môn Ngữ văn cũng có 7 bài thi bị điểm 0 và 87 bài thi dưới điểm 1. Nếu như năm 2024 có 2 thí sinh đạt điểm 10 môn Ngữ văn, thì năm nay không có thí sinh nào giành được mức điểm này.

Môn Ngữ văn có 1,15 triệu thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó thí sinh dự thi theo chương trình 2018 là 1,13 triệu, số thí sinh thi theo chương trình 2006 là 19.000. Năm 2025, đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT được nhận định là đảm bảo tốt định hướng phát triển phẩm chất - năng lực của chương trình Ngữ văn 2018 và đạt được mức phân hóa cao.

Phản ánh thực chất năng lực học sinh, không còn “ăn may”

Các chuyên gia giáo dục, lãnh đạo ngành, hiệu trưởng và giáo viên đều ghi nhận kỳ thi năm nay đã chuyển trọng tâm từ kiểm tra kiến thức sang đánh giá năng lực thực chất. Những môn thi vốn được đánh giá là “làm khó” học sinh như Toán và Tiếng Anh lại cho phổ điểm ổn định, phản ánh đúng năng lực của học sinh phổ thông.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Tôi thực sự bất ngờ vì đề thi được xây dựng tốt hơn kỳ vọng. Môn Toán – vốn là ‘thước đo’ năng lực tư duy – đã thể hiện rõ tính phân hóa. Điểm trung bình thấp không phải thất bại, mà cho thấy đề thi yêu cầu học sinh phải hiểu bản chất và biết vận dụng thay vì học thuộc.”

Môn Ngữ văn vẫn có phổ điểm cao dù là môn tự luận, cho thấy hướng ra đề đã phù hợp với mặt bằng học sinh. Môn Hóa và Sinh có tỷ lệ điểm thấp hơn nhưng không bất thường, vì số lượng thí sinh chọn tổ hợp xét tuyển liên quan giảm mạnh – một tín hiệu cho thấy học sinh đã chọn lựa tổ hợp sát với định hướng nghề nghiệp.

Với môn Tiếng Anh, phổ điểm năm nay chuyển biến tích cực. Đặc biệt, tỉnh miền núi Điện Biên nằm trong nhóm dẫn đầu về điểm trung bình – một minh chứng cho hiệu quả của đầu tư giáo dục ở vùng khó khăn. Theo GS Đức, điều này cho thấy chất lượng dạy học tiếng Anh vẫn phụ thuộc vào năng lực giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, nhưng tín hiệu cải thiện đã rõ rệt.

Cô Nguyễn Bội Quỳnh – Hiệu trưởng trường THPT Việt Nam nhận định: “Việc học sinh được thi các môn theo sở trường giúp các em học hiệu quả, tâm lý ổn định hơn. Kết quả thi phản ánh đúng năng lực. Giáo viên cũng buộc phải thay đổi phương pháp, không thể chỉ dạy mẹo hay học thuộc mẫu”.

GS.TS Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho rằng: “Phổ điểm Toán năm nay cho thấy độ phân hóa tốt. Không còn chuyện ‘đánh bừa’ mà vẫn đạt điểm. Đề buộc học sinh phải tư duy, phải hiểu – đó là điểm tích cực. Phổ điểm tiếng Anh dù vẫn phân hóa vùng miền, nhưng sự vươn lên của tỉnh như Điện Biên là kết quả của dạy học bài bản.”

Đề thi đổi mới: Không còn đất cho học tủ, đánh bừa

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng khẳng định: “Kỳ thi năm nay đã thực hiện đầy đủ ba mục tiêu: xét tốt nghiệp, cung cấp dữ liệu đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông và làm căn cứ hoạch định chính sách giáo dục.”

Không chỉ kiểm tra kiến thức, kỳ thi đã chuyển trọng tâm sang đánh giá năng lực. Học sinh được lựa chọn môn thi phù hợp năng lực, sở thích – lần đầu tiên, các môn Tin học và Tiếng Anh được đưa vào tổ hợp xét tuyển, thể hiện tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Nhiều tỉnh vùng khó như Gia Lai, An Giang có học sinh đạt điểm cao môn Tin học – phản ánh tác động tích cực của các chính sách như Thông tư 29 về quản lý dạy thêm học thêm và đầu tư hạ tầng công nghệ giáo dục.

GS.TS Phạm Hồng Quang – Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Khoa học Giáo dục  nhấn mạnh: “Kỳ thi không chỉ để tuyển sinh mà còn để trở lại với bản chất của việc học. Không phải học để lấy điểm, mà là học để phát triển năng lực cá nhân.” Ông cho biết, các bài tự luận năm nay có chiều sâu về ngữ cảnh và tư duy phản biện, cho thấy nhu cầu cấp thiết phải mở rộng học liệu và sách giáo khoa theo hướng văn hoá – xã hội – chính trị, chứ không chỉ phục vụ thi cử.

Tuy vậy, TS Trương Hồng Quan cũng đặt vấn đề: “Đề thi đã phân loại được năng lực học sinh chưa? Việc phân hóa vẫn cần cải thiện. Nhưng rõ ràng, phổ điểm năm nay đáp ứng được mục tiêu kép: vừa xét tốt nghiệp, vừa làm cơ sở tuyển sinh đại học.”

TS Quách Tuấn Ngọc lưu ý: “Ra đề thi cần dịch chuyển từ đánh giá định tính sang định lượng. Đề Toán và tiếng Anh năm nay tưởng khó, nhưng phổ điểm lại cân đối – chứng tỏ sự phù hợp. Quan trọng nhất là đã giảm thiểu tình trạng ‘ăn may’, học tủ, đánh bừa. Đó là bước tiến đáng kể trong xây dựng triết lý giáo dục hiện đại: học để làm người, học để phát triển”.

Năm nay, có hơn 1,16 triệu thí sinh đăng ký dự thi, tăng gần 94.000 so với năm trước. Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được công bố vào 8h00 ngày 16/7. Thí sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại các địa chỉ chính thức sau đây.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vào sáng mai (16/7)
Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vào sáng mai (16/7)

VOV.VN - Theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vào 8h sáng mai (16/7).

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vào sáng mai (16/7)

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vào sáng mai (16/7)

VOV.VN - Theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vào 8h sáng mai (16/7).

Bộ GD-ĐT công bố đáp án, thang điểm chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT 2025
Bộ GD-ĐT công bố đáp án, thang điểm chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT 2025

VOV.VN - Chiều 6/7, Bộ GD-ĐT công bố đáp án, thang điểm bài thi Ngữ văn và đáp án các môn thi trắc nghiệm của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Bộ GD-ĐT công bố đáp án, thang điểm chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ GD-ĐT công bố đáp án, thang điểm chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT 2025

VOV.VN - Chiều 6/7, Bộ GD-ĐT công bố đáp án, thang điểm bài thi Ngữ văn và đáp án các môn thi trắc nghiệm của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Đổi mới cần đồng bộ và có lộ trình
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Đổi mới cần đồng bộ và có lộ trình

VOV.VN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đánh dấu bước ngoặt lớn trong tiến trình đổi mới giáo dục vì đây năm đầu tiên đề thi được thiết kế theo định hướng đánh giá năng lực. Tuy nhiên, kỳ thi cũng đặt ra những yêu cầu cấp thiết về sự đồng bộ giữa đổi mới thi cử và điều kiện dạy - học.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Đổi mới cần đồng bộ và có lộ trình

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Đổi mới cần đồng bộ và có lộ trình

VOV.VN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đánh dấu bước ngoặt lớn trong tiến trình đổi mới giáo dục vì đây năm đầu tiên đề thi được thiết kế theo định hướng đánh giá năng lực. Tuy nhiên, kỳ thi cũng đặt ra những yêu cầu cấp thiết về sự đồng bộ giữa đổi mới thi cử và điều kiện dạy - học.