Hội thảo quốc tế Việt Nam học:

Quy tụ trí tuệ đóng góp vào sự phát triển của đất nước

(VOV) - GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam chia sẻ về Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 sắp diễn ra tại Hà Nội.

Từ ngày 26/11 đến 28/11 tới, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 với chủ đề: "Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững". Hơn 1.350 đại biểu trong nước và quốc tế tham gia Hội thảo sẽ thảo luận các lĩnh vực liên quan đến hội nhập và phát triển bền vững như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quan hệ quốc tế và an ninh khu vực…

Nhân dịp này, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam:

PV: Thưa giáo sư, xin ông chia sẻ rõ hơn về chủ đề của cuộc Hội thảo lần này?

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng: Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học lần thứ 4 này là sự tiếp nối của 3 cuộc hội thảo. Hội thảo đầu tiên là vào năm 1998. Lúc bấy giờ chúng ta vừa mới qua 10 năm mở cửa hội nhập quốc tế, chuyển đổi sang Kinh tế thị trường cho nên người ta bàn nhiều đến mở cửa, đổi mới phát triển. Nhưng càng về sau, đặc biệt sau 25 năm đổi mới phát triển, thì hội thảo lần này nhấn rất mạnh đến hội nhập & phát triển bền vững.

Đây cũng chính là mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chúng ta ở giai đoạn hiện nay để đến năm 2020, chúng ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính vì vậy, chủ đề xuyên suốt trong tất cả các nội dung của 15 tiểu ban của Hội thảo để làm rõ từ những nhận diện, đánh giá, những kiến nghị chính sách cho Việt Nam cũng như quan hệ của các nước có học giả đến với Việt Nam trong việc thực hiện hội nhập và phát triển bền vững của Việt Nam, thúc đẩy quan hệ hợp tác.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

 

PV: Số lượng các nhà Việt Nam học tham gia Hội thảo lần này gấp đôi so với dự kiến ban đầu của Ban Tổ chức. Điều này cho thấy tầm quan trọng, tính thực tiễn cũng như ý nghĩa của Hội thảo?

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng: Có 3 ý nghĩa rất quan trọng. Các nhà khoa học sẽ báo cáo kết quả nghiên cứu của mình trên những chủ đề hội thảo đặt ra cho nên vấn đề học thuật là quan trọng nhất. Thứ 2 thông qua hội thảo để xây dựng mạng lưới nghiên cứu, tức là chúng ta mở rộng phạm vi ảnh hưởng và tăng cường lực lượng nghiên cứu về Việt Nam học không chỉ ở trong mà cả ở ngoài nước. Đặc biệt là ở ngoài nước thì mong muốn cần phải mở rộng hơn nữa.

Để thực hiện ý nghĩa thứ 3 chúng ta thông qua trao đổi trực tiếp với những nhà khoa học quốc tế, thông qua nguồn lực con người, những người nghiên cứu sâu về Việt Nam. Họ sẽ là những hạt nhân để chúng ta xây dựng những Trung tâm nghiên cứu Việt Nam học ở nước ngoài. Tất nhiên là do họ xây dựng, nhưng trên cơ sở quan hệ hợp tác mật thiết với chúng ta, để chúng ta có thể quy tụ được trí tuệ của các nhà khoa học trên thế giới đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

PV: Sau mỗi kỳ Hội thảo, BTC đều tổng hợp những đề xuất, kiến nghị của các nhà nghiên cứu với các cơ quan chức năng. Qua 3 lần tổ chức Hội thảo, ông có thể cho biết một số đề xuất từ hội thảo được vận dụng trong thực tiễn?

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng: Tôi nói ví dụ như thông qua các trao đổi quốc tế, đặt ra vấn đề hội nhập chẳng hạn. Trước kia chúng ta bàn thì chủ yếu chỉ bàn hội nhập về kinh tế, dần dần trên cơ sở kiến nghị của các nhà khoa học trong và ngoài nước, chúng ta đưa ra những ý tưởng cho việc hội nhập một cách toàn diện và sâu rộng trên các lĩnh vực ở các cấp độ. Cái này không chỉ là ý tưởng của các nhà khoa học, mà còn của các nhà hoạch định chính sách. Nhưng hoạch định chính sách bây giờ phải dựa trên luận cứ khoa học mà luận cứ khoa học phải có sự tham gia đóng góp rất lớn của các nhà khoa học.

Hoặc là trước đây chúng ta chưa bàn về những ứng phó biến đổi khí hậu, chưa nói về tác động của biến đổi khí hậu. Mà nghiên cứu của biến đổi khí hậu thì không phải thuần túy tác động về kinh tế kỹ thuật, xử lý nó trong kinh tế kỹ thuật, mà phải xử lý cả vấn đề về kinh tế xã hội, tác động về mặt xã hội của sự biến đổi khí hậu. Thì đấy cũng là những đóng góp của những nhà khoa học.

Thông qua hội thảo chúng ta nhận được rất nhiều những ý tưởng mới. Chẳng hạn về vấn đề về giải quyết năng lượng, chúng ta hiện nay cũng có chương trình nghiên cứu về năng lượng tái tạo. Nhưng mà những việc đó thế giới đi trước chúng ta rất nhiều năm. Tôi nghĩ cái tham chiếu, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế chính là ở chỗ đó. Cho nên ý nghĩa của kiến nghị chính sách, đôi khi tưởng như là bình thường, nhưng nó là kết quả của sự tích tụ trong cái trao đổi, trong cái chia sẻ kinh nghiệm của quốc tế cũng như trong nước.

PV: - Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

1500 đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế Việt Nam học
1500 đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế Việt Nam học

Với chủ đề Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững, Hội thảo sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 26 đến 28/11 tại Hà Nội

1500 đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế Việt Nam học

1500 đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế Việt Nam học

Với chủ đề Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững, Hội thảo sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 26 đến 28/11 tại Hà Nội

Ngành Việt Nam học đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới
Ngành Việt Nam học đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới

(VOV) - GS Phan Huy Lê nhận định điều này trước khi diễn ra Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4, tại Hà Nội từ ngày 26-28/11.

Ngành Việt Nam học đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới

Ngành Việt Nam học đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới

(VOV) - GS Phan Huy Lê nhận định điều này trước khi diễn ra Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4, tại Hà Nội từ ngày 26-28/11.

Nga nghiên cứu về Việt Nam học
Nga nghiên cứu về Việt Nam học

Hội thảo “Những vấn đề cấp bách của ngành nghiên cứu Việt Nam học của Nga” là cơ hội để Nga hiểu hơn về những thành tựu trong quá trình đổi mới của Việt Nam  

Nga nghiên cứu về Việt Nam học

Nga nghiên cứu về Việt Nam học

Hội thảo “Những vấn đề cấp bách của ngành nghiên cứu Việt Nam học của Nga” là cơ hội để Nga hiểu hơn về những thành tựu trong quá trình đổi mới của Việt Nam