Bài 1:

Sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long đe dọa sinh kế hàng triệu hộ dân

VOV.VN - Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở các tỉnh ĐBSCL giờ đây đang nóng hơn bao giờ hết khi nhà cửa, đất đai hàng ngày bị cuốn ra sông, ra biển.

Nhiều đê bao và diện tích rừng phòng hộ đang ngày đêm bị mất dần do biển xâm thực, tốc độ sạt lở ngày một trở lên trầm trọng, khiến hàng triệu hộ dân trong vùng đang đứng trước nguy cơ đe dọa tới tính mạng và tài sản của mình.

Vậy ĐBSCL đang phải đương đầu với thực trạng này ra sao và giải pháp căn cơ là gì?

Sạt lở tại Vàm Nao tỉnh An Giang làm hơn chục căn nhà trôi sông

Từ đầu năm đến nay, tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn TP Cần Thơ diễn ra phức tạp, làm trôi sông 4 căn nhà và hàng trăm km đường giao thông nông thôn, khiến việc đi lại và giao thương hàng hóa của người dân bị đình trệ. Sinh kế của người dân khu vực sạt lở bị đảo lộn, nhiều gia đình sống cạnh bờ sông thấp thỏm trong sợ hãi.

Ông Trần Hoàng Nam, chủ cơ sở xay xát gạo bị sạt lở ở huyện Phong Điền cho biết, hiện ông đang lo lắng không biết tính mạng và tài sản của gia đình trôi sông khi nào.

“Trước đây, khu vực này không thấy sạt lở. Mới đây thôi mới thấy sụp rất là nhanh, giống như mình lấy cục đá chọi xuống nước rồi mất tiêu. Chỉ nghĩ là trời mưa xe qua lại bị lún mấy miếng đan nứt vậy thôi chứ còn không nghĩ là sẽ sụp đất”- ông Trần Hoàng Nam nói.

Huyện Phong Điền hiện có 36 vị trí có nguy cơ sạt lở với tổng chiều dài hơn 30.000 mét. Trong đó, 7 điểm có nguy cơ sạt lở rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến 175 hộ dân và các công trình giao thông, quân sự, trường học.

Nhiều gia đinh phải dời bỏ nhà cửa vì tình trạng sạt lở vẫn đang hoành hành

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho rằng, việc thay đổi dòng chảy làm tình hình sạt lở diễn ra thường xuyên và phức tạp hơn trước. Để khắc phục tình trạng sạt lở, huyện sẽ vận động các hộ dân tiến hành hạ tải các công trình kiến trúc nặng dễ gây sạt lở,  tiến hành gia cố. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không bền vững.

“Đối với các hộ dân sinh sống hai bên bờ sông có nguy cơ sạt lở thì huyện cũng có biện pháp đầu tư khu tái định cư, mời các hộ dân về khu dân cư nay xây nhà cất ở cho an toàn, không để ở nơi có nguy cơ sạt lở khi ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản”- ông Văn Thắng nói.

Tại tỉnh Vĩnh Long, trước tình trạng cát tặc lộng hành dẫn đến sạt lở, người dân sống khu vực hai bên sông thuộc xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh và xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, thay phiên nhau canh chừng cát tặc, đồng thời tự đắp đê bao để bảo vệ tính mạng và tài sản. Tuy nhiên, tình trạng sạt lở vẫn diễn ra trầm trọng khiến nhiều diện tích vườn cây ăn trái bị nhấn chìm.

Bà Nguyễn Thị Ba, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn cảm thấy hoang mang khi sống trong thấp thỏm lo âu trước sinh kế của gia đình không biết đi về đâu khi sạt lở vẫn đang hoành hành.

Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang có hơn 400 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài gần 900km. Một số tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Bạc Liêu và Cà Mau đã phải gánh chịu mức độ thiệt hại năng nề do sạt lở gây ra.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra sạt lở ở ĐBSCL là sự sự mất cân bằng trên hệ thống, sự giảm phù sa mịn, phù sa lơ lửng trong nước và lượng cát giảm do các thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông. Bên cạnh đó, sự tác động của dòng chảy, tình trạng cấp phép và khai thác cát ồ ạt thời gian qua cũng là những nguyên nhân khiến sạt lở diễn ra nhanh, trên phạm vi rộng; đặc biệt là khu vực ven song,ven biển.

Có nhiều năm nghiên cứu về sinh thái ĐBSCL, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện cho rằng, trong 15 năm qua, lượng cát mất đi trên sông Tiền, sông Hậu khoảng 200 triệu tấn; khiến đáy sông hạ thấp trung bình khoảng 1,3m. Đây  là nguyên nhân chính gây ra sạt lở trên trên toàn ĐBSCL.

Đê biển gành hào

Ngoài ra, trên hệ thống sông Mekong có khoảng 500 hố sâu, có những hố sâu đến 80 – 90m, riêng ĐBSCL có 22 hố sâu tự nhiên từ 13 đến 44m. Hàng năm dòng sông mang lượng cát vào hố lấp khoảng 20 – 30% chiều sâu của hố, đến tháng 8 tháng 9 khi nước sông Mekong mạnh lại lấy cát từ các hố xuôi xuống bên dưới.

Hiện nay, do phía trên khai thác cát, làm các hố bị thiếu hụt lượng cát, trong khi nước vẫn nạo vét hố; đồng thời nạo vào bờ tạo ra hàm ếch và âm thầm gây ra sụt lún bất ngời. Bên cạnh đó, sự quản lý và khai thác nguồn tài nguyên cát của các tỉnh còn lỏng lẻo, chồng chéo dẫn tới tình trạng khai thác ồ ạt làm cho sạt lở trở lên trầm trọng hơn. ĐBSCL do phù sa và cát tạo nên, theo dự báo khi 11 đập thủy điện trên lưu vực sông Mekong hoàn thành, ĐBSCL sẽ không còn một hạt cát nào về, khi đó mức độ sạt lở sẽ còn nghiêm trọng hơn.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện cảnh báo, khuynh hướng sạt lở sẽ diễn ra ngày càng trầm trọng hơn và khó có thể đảo ngược được, trong tương lai khi có 11 đập thủy điện bên dưới hạ lưu vực thì sẽ không còn một hạt cát hay một hạt cát một viên sỏi nào về đồng bằng. Vẫn biết khai thác cát là nhu cầu cần thiết để phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhưng khai thác cát  một nơi nó sẽ ảnh hưởng đến hàng trăm cây số bên dưới, kể cả ảnh hưởng bờ biển.

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thượng nguồn bị chặn dòng chảy và tình trạng khai thác nguồn tài nguyên quá mức đã làm cho tình trạng sạt lở ở các tỉnh ĐBSCL ngày càng trở lên trầm trọng, khiến cho sinh kế của hàng triệu hộ dân sống ven sông, ven biển ở khu vực càng thêm hoang mang, sợ hãi về sự tồn tại của mình trong nay mai.

Việc tìm giải pháp ứng phó với tình trạng sạt lở, cũng như ổn định cuộc sống cho người dân vẫn đang là bài toán khó cần có lời giải trong tình thế hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khắc phục những điểm sạt lở trên Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long – Mông Dương
Khắc phục những điểm sạt lở trên Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long – Mông Dương

VOV.VN - Vị trí sạt lở nghiêm trọng nhất tại tổ 6, khu 2, phường Cửa Ông, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh. Nguyên nhân do mưa lớn kéo dài, gây xói mòn và sạt lở

Khắc phục những điểm sạt lở trên Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long – Mông Dương

Khắc phục những điểm sạt lở trên Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long – Mông Dương

VOV.VN - Vị trí sạt lở nghiêm trọng nhất tại tổ 6, khu 2, phường Cửa Ông, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh. Nguyên nhân do mưa lớn kéo dài, gây xói mòn và sạt lở

Sạt lở liên tục, Đồng Tháp lập phương án di dời dân vùng sạt lở
Sạt lở liên tục, Đồng Tháp lập phương án di dời dân vùng sạt lở

VOV.VN -  UBND tỉnh Đồng Tháp đã yêu cầu các địa phương vùng sạt lở chuẩn bị công tác xây dựng cụm, tuyến dân cư.

Sạt lở liên tục, Đồng Tháp lập phương án di dời dân vùng sạt lở

Sạt lở liên tục, Đồng Tháp lập phương án di dời dân vùng sạt lở

VOV.VN -  UBND tỉnh Đồng Tháp đã yêu cầu các địa phương vùng sạt lở chuẩn bị công tác xây dựng cụm, tuyến dân cư.

Ảnh: Đèo Hoàng Liên Sơn sạt lở do mưa lũ gây ùn ứ giao thông
Ảnh: Đèo Hoàng Liên Sơn sạt lở do mưa lũ gây ùn ứ giao thông

VOV.VN - Hàng chục điểm sạt lở và lún sụt mặt đường với khối lượng đất đá hàng chục nghìn mét khối, gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.

Ảnh: Đèo Hoàng Liên Sơn sạt lở do mưa lũ gây ùn ứ giao thông

Ảnh: Đèo Hoàng Liên Sơn sạt lở do mưa lũ gây ùn ứ giao thông

VOV.VN - Hàng chục điểm sạt lở và lún sụt mặt đường với khối lượng đất đá hàng chục nghìn mét khối, gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.

Cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất ở Sơn La
Cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất ở Sơn La

VOV.VN -Từ 13h-21h hôm nay (8/7) tại Sơn La đã có mưa lớn trên diện rộng, bà con đề phòng xảy ra lũ quét, sạt lở đất. 

Cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất ở Sơn La

Cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất ở Sơn La

VOV.VN -Từ 13h-21h hôm nay (8/7) tại Sơn La đã có mưa lớn trên diện rộng, bà con đề phòng xảy ra lũ quét, sạt lở đất. 

Lai Châu lại sạt lở quốc lộ 4D trên đèo Hoàng Liên Sơn
Lai Châu lại sạt lở quốc lộ 4D trên đèo Hoàng Liên Sơn

VOV.VN - Tuyến đường 4D huyết mạch nối tỉnh Lai Châu và tỉnh Lào Cai, hiện lưu thông tạm thời bị chia cắt.

Lai Châu lại sạt lở quốc lộ 4D trên đèo Hoàng Liên Sơn

Lai Châu lại sạt lở quốc lộ 4D trên đèo Hoàng Liên Sơn

VOV.VN - Tuyến đường 4D huyết mạch nối tỉnh Lai Châu và tỉnh Lào Cai, hiện lưu thông tạm thời bị chia cắt.

Sơn La: sạt lở gây ách tắc giao thông trên QL 279D
Sơn La: sạt lở gây ách tắc giao thông trên QL 279D

VOV.VN - Tỉnh Sơn La đang khẩn trương khắc phục tuyến đường 279D bị sạt lở, ách tắc giao thông do mưa lớn những ngày qua.  

Sơn La: sạt lở gây ách tắc giao thông trên QL 279D

Sơn La: sạt lở gây ách tắc giao thông trên QL 279D

VOV.VN - Tỉnh Sơn La đang khẩn trương khắc phục tuyến đường 279D bị sạt lở, ách tắc giao thông do mưa lớn những ngày qua.  

Hậu Giang: Di dời khẩn cấp 11 hộ dân do sạt lở bờ sông
Hậu Giang: Di dời khẩn cấp 11 hộ dân do sạt lở bờ sông

VOV.VN - Do sông Cái Côn, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang bị sạt lở mạnh, 11 hộ dân đã phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn.

Hậu Giang: Di dời khẩn cấp 11 hộ dân do sạt lở bờ sông

Hậu Giang: Di dời khẩn cấp 11 hộ dân do sạt lở bờ sông

VOV.VN - Do sông Cái Côn, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang bị sạt lở mạnh, 11 hộ dân đã phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn.