TP.HCM: Giao thông công cộng hoạt động ra sao sau sáp nhập?

VOV.VN - Từ ngày 1/7/2025, sau sáp nhập 3 tỉnh (TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu), Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP.HCM đã tổ chức các tuyến xe buýt vận chuyển hành khách từ trung tâm hành chính của Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu về TP.HCM.

TP.HCM hiện có 138 tuyến xe buýt với hơn 2.200 phương tiện. Trong 6 tháng đầu năm 2025, hệ thống xe buýt ghi nhận khoảng 246 triệu lượt hành khách, tăng hơn 10% so với năm ngoái.

Thành phố đang tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng kết nối mạng lưới xe buýt với tuyến metro, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển xe buýt xanh, góp phần cải thiện môi trường, giảm ùn tắc và nâng cao hiệu quả vận tải hành khách đô thị.

Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động giao thông công cộng trong 6 tháng cuối năm, cũng như sau khi sáp nhập hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu vào TP.HCM, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Lê Hoàn – Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP.HCM.

PV: Ông có thể chia sẻ thông tin về tình hình hoạt động của hệ thống xe buýt trên địa bàn TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2025?

Ông Lê Hoàn: Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang có 138 tuyến xe buýt với khoảng 2.200 phương tiện, mỗi ngày vận chuyển hơn 13.000 lượt chuyến để phục vụ khoảng 250.000 lượt hành khách đang di chuyển trong thành phố.

Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng hành khách của hệ thống xe buýt đạt khoảng 246 triệu lượt, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2024 và đạt khoảng 43% so với kế hoạch năm. Kết quả này có được là nhờ thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào hoạt động  quản lý, điều hành. Cụ thể, chúng tôi tiếp tục theo dõi hoạt động của xe buýt thông qua các hệ thống ứng dụng để kiểm soát lịch trình, tần suất vận hành của các chuyến xe.

Về việc thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trên hệ thống vé xe buýt, hiện nay chúng ta đã triển khai phương thức này trên 1.124 phương tiện, chiếm khoảng 53%. Từ nay đến cuối năm, chúng tôi đặt mục tiêu đạt 100% xe buýt có thể thanh toán không tiền mặt.

PV: Vậy từ nay đến cuối năm, thành phố sẽ triển khai những giải pháp nào để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra?

Ông Lê Hoàn: Trong 6 tháng cuối năm, chúng tôi sẽ tập trung triển khai nhiều giải pháp trong công tác quản lý, điều hành, trong đó tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý hiệu quả hơn các hoạt động của xe buýt.

Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục phát triển các tuyến xe buýt mới và mở rộng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt nhằm hỗ trợ việc thu thập thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý và phân tích dữ liệu. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để kịp thời điều chỉnh biểu đồ giờ, lộ trình, cũng như tiếp nhận thường xuyên ý kiến phản ánh của người dân thông qua các kênh như ứng dụng MultiGo, website, fanpage Facebook và phản ánh từ các cơ quan báo chí. Chúng tôi luôn cầu thị, tiếp thu và điều chỉnh kịp thời.

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ trên các tuyến xe buýt, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và thông tin rõ ràng hơn cho hành khách.

Song song đó, một số bến bãi mới như bến xe buýt Hóc Môn và bến xe buýt Lê Minh Xuân cũng sẽ được đưa vào hoạt động, góp phần ổn định mạng lưới xe buýt tại các khu vực này.

Hằng ngày, chúng tôi sẽ tăng cường công tác giám sát hoạt động xe buýt, cả trực tiếp và gián tiếp, từ đó góp phần xây dựng hình ảnh xe buýt ngày càng văn minh, lịch sự, phục vụ tốt hơn cho người dân TP.HCM.

Trong công tác truyền thông, Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, chủ động cung cấp thông tin đến người dân về tình hình hoạt động của hệ thống giao thông công cộng. Các kênh truyền thông như website, ứng dụng MultiGo và hệ thống bến xe cũng sẽ được đầu tư, cải tạo  hiện đại, văn minh hơn.

Quan điểm của chúng tôi là: khi hành khách bước vào một bến xe buýt, họ sẽ dễ dàng tiếp cận được đầy đủ thông tin cần thiết thông qua các ứng dụng và bảng điện tử, từ đó có thể chủ động hơn trong hành trình của mình.

PV: Thưa ông, từ ngày 1/7 vừa qua, TP.HCM đã chính thức sáp nhập 2 tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu vào Tp.HCM, địa bàn hoạt động sẽ được mở rộng hơn rất nhiều. Về phía Trung tâm đã có sự chuẩn bị như thế nào để việc đi lại của người dân không bị ảnh hưởng?

Ông Lê Hoàn: Về việc sáp nhập ba tỉnh, gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, chúng tôi đã chủ động làm việc với các trung tâm điều hành giao thông của các địa phương này để có sự chuẩn bị từ sớm. Trước mắt, chúng tôi đã tổ chức các tuyến xe buýt để vận chuyển từ trung tâm hành chính của Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu về TP.HCM.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã đề xuất với Sở Xây dựng về việc kết nối các tuyến xe buýt hiện có trên địa bàn TP.HCM, đồng thời điều chỉnh một số tuyến xe nhằm phục vụ cho 24 cơ sở hành chính mới theo mô hình sáp nhập.

Điều này giúp đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động của các tỉnh khi làm việc tại TP.HCM có thể chủ động hơn trong việc đi lại, cũng như tiếp cận được phương tiện giao thông công cộng trong giai đoạn trước mắt.

Về lâu dài, chúng tôi sẽ xây dựng mạng lưới tuyến xe buýt kết nối liên vùng giữa ba địa phương để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Chuyển đổi xe buýt xanh: Kinh nghiệm của Pháp
Chuyển đổi xe buýt xanh: Kinh nghiệm của Pháp

VOV.VN - Hà Nội hiện có 348 xe buýt sử dụng năng lượng sạch, gồm 139 xe buýt khí CNG và 209 xe buýt điện, đạt 18,5%. Tỷ lệ xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh đến năm 2030 đạt khoảng 70%-90% và 100% vào năm 2035.

Chuyển đổi xe buýt xanh: Kinh nghiệm của Pháp

Chuyển đổi xe buýt xanh: Kinh nghiệm của Pháp

VOV.VN - Hà Nội hiện có 348 xe buýt sử dụng năng lượng sạch, gồm 139 xe buýt khí CNG và 209 xe buýt điện, đạt 18,5%. Tỷ lệ xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh đến năm 2030 đạt khoảng 70%-90% và 100% vào năm 2035.

TP.HCM tuyên dương tài xế xe buýt tiêu biểu, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt
TP.HCM tuyên dương tài xế xe buýt tiêu biểu, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt

VOV.VN - Ngày 25/6, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng (thuộc Sở Xây dựng TP.HCM) tổ chức chương trình “Tri ân đồng hành – Kết nối thông minh”, nhằm tôn vinh những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực xe buýt và phát động phong trào thúc đẩy thanh toán không tiền mặt.

TP.HCM tuyên dương tài xế xe buýt tiêu biểu, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt

TP.HCM tuyên dương tài xế xe buýt tiêu biểu, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt

VOV.VN - Ngày 25/6, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng (thuộc Sở Xây dựng TP.HCM) tổ chức chương trình “Tri ân đồng hành – Kết nối thông minh”, nhằm tôn vinh những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực xe buýt và phát động phong trào thúc đẩy thanh toán không tiền mặt.

Người đàn ông ở Quảng Ngãi tử vong khi cố ngăn xe buýt trôi
Người đàn ông ở Quảng Ngãi tử vong khi cố ngăn xe buýt trôi

VOV.VN - Thấy xe buýt bị trôi tự do khi không có tài xế, phụ xe chạy lại dùng tay và cả thân mình cố ngăn xe lại, nhưng ô tô tiếp tục trôi, đè người đàn ông này tử vong vào trưa ngày 14/5.

Người đàn ông ở Quảng Ngãi tử vong khi cố ngăn xe buýt trôi

Người đàn ông ở Quảng Ngãi tử vong khi cố ngăn xe buýt trôi

VOV.VN - Thấy xe buýt bị trôi tự do khi không có tài xế, phụ xe chạy lại dùng tay và cả thân mình cố ngăn xe lại, nhưng ô tô tiếp tục trôi, đè người đàn ông này tử vong vào trưa ngày 14/5.