“Văn bằng chỉ nên thực hiện một lần khi cán bộ, công chức trúng tuyển“

VOV.VN - Ông Bùi Sỹ Lợi: Văn bằng, chứng chỉ thì nên thực hiện một lần khi cán bộ, công chức trúng tuyển, không nên yêu cầu quá nhiều lần gây bức xúc...

Năng lực thực tế, chuyên môn hiệu quả sau thời gian công tác trên chục năm cũng không giúp được gì cho cán bộ, công chức khi tiến hành chuyển ngạch hay bổ nhiệm. Thiếu “Chứng chỉ tin học văn phòng” là không đủ hồ sơ, dù rằng họ đã ngồi mòn cả máy tính, sử dụng thành thạo word, exel, power point… Với những người không dùng đến ngoại ngữ cho công việc chuyên môn, một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết cũng buộc phải có chứng chỉ. Và giải pháp không gì khác là cấp tốc đi học, đi thi để lấy cho đủ chứng chỉ.

Ngày đi làm, đến tối lại tuần vài buổi tới trung tâm học, bất cứ ai cũng biết rằng, những khóa học “chớp nhoáng” để lấy chứng chỉ chẳng mang lại được bao nhiêu kiến thức mà chỉ mất thời gian học. Rồi chưa kể đến việc học xong để đấy, không làm thực tế sẽ lại quên, sẽ “chữ thầy trả thầy”. Phải chăng thủ tục chuẩn hóa cán bộ này có đang “hành” công chức? Và thực tế, vì quá bận việc hay vì không muốn mất thời gian, nhiều người đã “đi tắt” để nhanh chóng có đủ những chứng chỉ, giấy tờ này.

Ông Hoàng Ngọc Vinh, Nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT).

Trao đổi với PV VOV.VN, ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cho rằng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam năm 2016. Trong đó, mục tiêu đầu tiên là: “Phân loại, chuẩn hóa năng lực, khối lượng học tập tối thiểu và văn bằng, chứng chỉ phù hợp với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực”.

“Vậy, bây giờ cần thêm chứng chỉ làm gì?”, ông Vinh nêu quan điểm.

Theo ông Vinh, đây là cách làm quan liêu. Trong văn bằng đã yêu cầu trình độ về tiếng Anh hay tin học và các trường Đại học phải làm được điều này.

“Ngoại ngữ có phải là nhu cầu thực sự cho công việc hàng ngày của đội ngũ viên chức hay không? Có cần không? Cơ quan sử dụng lao động nếu có yêu cầu như vậy thì phải có cách kiểm tra. Có những người có bằng nhưng ngoại ngữ lại kém hơn những người đã làm thực tế, làm hiệu quả nhưng lại không có bằng”, ông Vinh nhận định.

Nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cũng cho rằng, văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp phải đảm bảo điều kiện chất lượng của cơ sở đào tạo và có đánh giá tin cậy. Cơ quan tuyển dụng viên chức có quyền đòi hỏi các thủ tục văn bằng này, nhưng thủ tục lại không thực chất nên trở thành vô lý.

Vấn đề nữa là, đòi hỏi của công việc cần trình độ tiếng Anh ra sao, Tin học thế nào… công chức, viên chức có cần điều này để phát triển chuyên môn nghiệp vụ hay không? Các đợt thi tuyển công chức, viên chức hay các đợt thi nâng hạng, nâng ngạch năm 2019, các thí sinh ngoài việc có đầy đủ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học văn phòng thì cần phải có chứng chỉ hạng, ngạch mà chính công chức, viên chức đó đang đảm nhiệm.

Còn trong xét tuyển, thi tuyển công chức, ngoài yêu cầu về những văn bằng, chứng chỉ cụ thể và cần thiết, cán bộ công chức, viên chức còn cần nhiều chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, chứng chỉ hạng ngạch mà công chức sẽ đảm nhiệm.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, các cơ quan Nhà nước cần bỏ thủ tục hành chính và nếu phải trình diện, báo cáo văn bằng, chứng chỉ thì nên thực hiện một lần khi cán bộ, công chức trúng tuyển, không nên yêu cầu quá nhiều lần gây bức xúc cho cán bộ.

“Chỉ kiểm tra những bằng cấp nào có liên quan đến công việc, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ. Ví dụ, một người mà công việc không bao giờ tiếp xúc với người nước ngoài mà đòi hỏi phải có bằng ngoại ngữ B, C, thì vô hình chung bắt buộc họ phải tìm cách mua”, ông Lợi nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dùng bằng cấp 3 không đúng, 2 cán bộ Tỉnh ủy Đắk Lắk bị cách chức
Dùng bằng cấp 3 không đúng, 2 cán bộ Tỉnh ủy Đắk Lắk bị cách chức

VOV.VN - Theo tường trình, nữ cán bộ này cho biết mới học hết lớp 11, sau đó nhờ người thân mua bằng cấp 3 để làm hồ sơ thăng tiến.

Dùng bằng cấp 3 không đúng, 2 cán bộ Tỉnh ủy Đắk Lắk bị cách chức

Dùng bằng cấp 3 không đúng, 2 cán bộ Tỉnh ủy Đắk Lắk bị cách chức

VOV.VN - Theo tường trình, nữ cán bộ này cho biết mới học hết lớp 11, sau đó nhờ người thân mua bằng cấp 3 để làm hồ sơ thăng tiến.

Bộ GD-ĐT chỉ đạo xử lý nghiêm trường hợp mua bán văn bằng chứng chỉ
Bộ GD-ĐT chỉ đạo xử lý nghiêm trường hợp mua bán văn bằng chứng chỉ

VOV.VN -Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở phối hợp với cơ quan công an xử lý nghiêm các trường hợp mua bán văn bằng, chứng chỉ; làm giả văn bằng, chứng chỉ trên địa bàn.

Bộ GD-ĐT chỉ đạo xử lý nghiêm trường hợp mua bán văn bằng chứng chỉ

Bộ GD-ĐT chỉ đạo xử lý nghiêm trường hợp mua bán văn bằng chứng chỉ

VOV.VN -Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở phối hợp với cơ quan công an xử lý nghiêm các trường hợp mua bán văn bằng, chứng chỉ; làm giả văn bằng, chứng chỉ trên địa bàn.

Chấn chỉnh việc đào tạo và cấp các loại văn bằng, chứng chỉ
Chấn chỉnh việc đào tạo và cấp các loại văn bằng, chứng chỉ

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành rà soát, chấn chỉnh việc đào tạo, cấp các loại văn bằng, chứng chỉ.

Chấn chỉnh việc đào tạo và cấp các loại văn bằng, chứng chỉ

Chấn chỉnh việc đào tạo và cấp các loại văn bằng, chứng chỉ

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành rà soát, chấn chỉnh việc đào tạo, cấp các loại văn bằng, chứng chỉ.