Theo tôi có một số vấn đề cần phải xem xét là : 1. Đã là cho vay tiêu dùng thì người đi vay đi vay có thể sử dụng số tiền vào bất cứ việc gì họ cần chi tiêu, trừ những công việc mà pháp luật không cho phép làm. 2. Không thể tiếp tục cho hoạt động đòi nợ thuê hồi sinh lại, vì chúng ta đã có quy định của Hiến pháp và pháp luật, các giao dịch trong hợp đồng đều có câu thực hiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu không tự giải quyết được thì thông qua tòa án để giải quyết. Vậy sinh ra đòi nợ thuê làm gì ? Chỉ gây bất ổn cho ANTT, an toàn xã hội nhiều hơn là làm lợi cho xã hội. 3. Tại sao các công ty tài chính rủi ro cao, nợ xấu nhiều... Theo quy định thì các tổ chức tài chính cho vay hoạt động theo mô hình của tổ chức tín dụng, tuy nhiên trong bốn năm gần đây một số công ty tài chính có thị phần lớn ( trên 50% thị phần cả nước ) đã bất chấp quy định về lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự, họ cho vay với lãi suất bình quân đến 43%/năm và đã thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng, với lượng khách hàng lên đến hàng triệu người. Để thu được số tiền lãi khủng cán bộ nhân viên của tổ chức này mỏi người họ có thể sử dụng hàng trăm sim rác để gọi điện thoại cho khách hàng, nhiều khách hàng đã kiến nghị về việc vi phạm pháp luật về cho vay lãi cao, tuy nhiên các cán bộ nhân viên của công ty tài chính, đối tượng đòi nợ thuê đã bất chấp quy định của pháp luật để gọi điện thoại, nhắn tin đe dọa khủng bố tinh thần khách hàng, người thân của khách hàng, đe dọa tính mạng khách hàng và người thân của khách hàng. Đây chính là hoạt động phạm pháp vi phạm pháp luật có tổ chức và đã làm ảnh hưởng xấu đến nhiều công ty tài chính, ngân hàng làm ăn nghiêm túc. Làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhiều gia đình, người dân và công nhân lao động. Rất nhiều người dân hiểu rõ nếu trả lãi cao vượt quá lãi suất 20%/năm cho các đối tượng đòi nợ và công ty tài chính là tiếp tay cho vi phạm pháp luật lên họ không thể làm. Còn cán bộ, nhân viên công ty tài chính, đối tượng đòi nợ thuê gọi điện thoại đe dọa ép buộc họ phải trả lãi suất cao vượt quá lãi suất 20%/năm, tức là đe dọa ép buộc người khác phải vi phạm pháp luật để thu lợi bất chính thì phải xử lý hình sự với đại diện công ty tài chính và cán bộ, nhân viên, đối tượng đòi nợ thuê đã vi phạm pháp luật. Số tiền thu lợi bất chính cũng phải nộp vào ngân sách nhà nước theo công văn hướng dẫn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đây chính là quy định của pháp luật đảm bảo tính nghiêm minh. 4. Về lãi suất cho vay trong thời gian tới ngân hàng lên thông thoáng với việc cho vay và kiểm soát chặt chẽ với quy định cụ thể về lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất huy động, đảm bảo biên độ chênh lệch không vượt quá 5%/năm, giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay với các khoản vay tiêu dùng cá nhân dưới 100 triệu đồng. Lãi suất phù hợp, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật thì người dân sẽ dễ dàng trả nợ, không bị trói buộc vào hành vi tiếp tay cho vi phạm pháp luật ! Người dân, gia đình họ cũng không còn phải lo lắng cảnh nhân viên công ty tài chính gọi điện thoại đe dọa, quấy rối, bịa đặt vu khống, đăng tải thông tin cá nhân của gia đình họ lên mạng. 5. Chúng ta cũng phải bình đẳng trước pháp luật dù là ngân hàng, công ty tài chính vi phạm pháp luật cũng phải xử lý nghiêm khắc theo pháp luật, phải bồi thường cho khách hàng nếu vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho khách hàng về vật chất lẫn tinh thần, uy tín, danh dự...!

Thành Nguyên - 3 năm 3 tháng trước