Ăn cá hồi sống, coi chừng nhiễm giun Anisakis

Người đàn ông ăn món cá hồi sống bị nhiễm giun Anisakis, giun chui vào dạ dày khiến ông ta đau bụng dữ dội 

Một người đàn ông đã được đưa đến cấp cứu tại một bệnh viện ở Calgary (Canada) ngay sau khi ăn món cá hồi sống, và bị nhiễm giun Anisakis trong dạ dày.


Các bác sĩ ghi nhận đây là trường hợp đầu tiên phát hiện giun Anisakis trong bệnh nhân sau khi ăn cá hồi mua tại cửa hàng.

Xu hướng ẩm thực cá hồi sống trong các món như sashimi ngày càng phổ biến, các bác sĩ cảnh báo rằng những trường hợp nhiễm ký sinh trùng tương tự sẽ ngày càng dễ gặp hơn.

Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Stephen Vaughan đứng đầu đã báo cáo kết quả vụ việc trên lên tạp chí Bệnh truyền nhiễm và vi sinh học Canada.

Theo báo cáo, một người đàn ông 50 tuổi được đưa đến phòng cấp cứu do nôn mửa và đau bụng, khoảng một giờ sau khi ăn món cá hồi sống. Cơn đau kéo dài suốt 6 giờ đồng hồ, ngày càng tăng và bệnh nhân sốt đến 39 độ C.

Sau khi chụp X-quang và xét nghiệm phân, cho kết quả "không có gì đáng chú ý," bác sĩ đã nội soi bên trong dạ dày của bệnh nhân.

Lập tức họ phát hiện những con giun nhỏ - dài từ 1 đến 2 cm – đang ngoe nguẩy trong những vết loét dạ dày. Hai con giun đã được gắp ra và được xác

Ở Nhật Bản từng ghi nhận trường hợp tử vong sau một thời gian dài bệnh nhân ăn hải sản sống và bị nhiễm giun sán ở não. Đó là trường hợp ông Shota Fujiwara ở quận Gifu, Tokai.
định là Anisakis, một loài ký sinh trùng sống trong cá và thủy sản.

Con người có thể bị nhiễm bệnh giun Anisakis sau khi ăn hải sản sống như sushi, ceviche (món gỏi tôm hoặc cá phổ biến ở vùng ven biển Trung và Nam Mỹ), sashimi và các món ăn từ hải sản chưa nấu chín khác.

"Mặc dù một đầu bếp sushi lành nghề sẽ nhận ra sự khác biệt của miếng cá khi có những con giun Anisakis dài khoảng 1-2 cm cuộn tròn trong thớ thịt, nhưng thực khách tự phục vụ thì có thể không nhận ra "- trích từ bản báo cáo.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng món cá sống được làm tại nhà có thể chứa giun Anisakis và một số loài ký sinh trùng nguy hiểm khác vì cá không được đông lạnh, trong khi tại các nhà hàng sushi việc đông lạnh cá có thể giết được những ấu trùng nhỏ xíu của giun.

Một số địa phương có quy định cá sống phải được đông lạnh trước khi mang ra phục vụ thực khách tại các nhà hàng, nhưng quy định này không bắt buộc với các cửa hàng thực phẩm nhỏ.

Báo cáo khuyến nghị rằng cá mua từ các cửa hàng thực phẩm về  nên giữ đông lạnh ở -20 độ C trong một tuần (hoặc ở nhiệt độ lạnh hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn) trước khi mang ra ăn sống.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng các trường hợp giun chui dạ dày tương tự có thể xảy ra thường xuyên hơn bởi hiện nay các món sushi và sashimi được tiêu thụ ngày càng tăng trên toàn thế giới.

Hình ảnh nội soi cho thấy dạ dày bệnh nhân bị viêm cấp tính và nhiễm giun Anisakis.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

60 triệu người Việt Nam nhiễm giun
60 triệu người Việt Nam nhiễm giun

Trong đó, 40 triệu người nhiễm giun tóc và 20 triệu người nhiễm giun móc.

60 triệu người Việt Nam nhiễm giun

60 triệu người Việt Nam nhiễm giun

Trong đó, 40 triệu người nhiễm giun tóc và 20 triệu người nhiễm giun móc.

Giun 3cm nằm trong mắt cậu thanh niên trong 3 tháng
Giun 3cm nằm trong mắt cậu thanh niên trong 3 tháng

VOV.VN - Các bác sĩ đã phải dùng húng quế để nhử con giun dài 3cm này ra bên ngoài mắt một trẻ vị thành niên rồi dùng nhíp gắp nó ra.

Giun 3cm nằm trong mắt cậu thanh niên trong 3 tháng

Giun 3cm nằm trong mắt cậu thanh niên trong 3 tháng

VOV.VN - Các bác sĩ đã phải dùng húng quế để nhử con giun dài 3cm này ra bên ngoài mắt một trẻ vị thành niên rồi dùng nhíp gắp nó ra.

Ăn nem chạo, suýt mất mạng vì nhiễm giun xoắn
Ăn nem chạo, suýt mất mạng vì nhiễm giun xoắn

Bệnh giun xoắn thường liên quan tới thói quen ăn sống, ăn tái.

Ăn nem chạo, suýt mất mạng vì nhiễm giun xoắn

Ăn nem chạo, suýt mất mạng vì nhiễm giun xoắn

Bệnh giun xoắn thường liên quan tới thói quen ăn sống, ăn tái.