“Ma trận” thịt lợn hữu cơ “bẫy” người dùng?

VOV.VN -Các loại thực phẩm hữu cơ có giá đắt gấp 3 - 4 lần nhưng vẫn “hút” khách, song chất lượng thực sự có hữu cơ hay không thì không ai kiểm soát.

Trong bối cảnh thực phẩm “bẩn” bủa vây, len lỏi vào từng bữa cơm gia đình thì các loại thực phẩm hữu cơ được đà lên ngôi.

Đắt có sắt ra miếng?

Thịt lợn hữu cơ dù xuất hiện trên thị trường từ khá lâu, khoảng năm 2012 - 2013, nhưng phải đến thời gian gần đây mới thực sự được người tiêu dùng biết đến. Đặc biệt là do tình trạng lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi, gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng nên không ít bà nội trợ đã “săn lùng” các loại thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ để thay thế.

Cũng bởi vậy, thịt lợn hữu cơ ngày càng có đất sống, nhiều cửa hàng, chuỗi siêu thị quảng cáo bán thịt lợn hữu cơ với giá cao hơn thịt lợn thông thường. Theo khảo sát của chúng tôi, trên thị trường Hà Nội hiện nổi lên sản phẩm thịt hữu cơ Bảo Châu, giá bán dao động từ 170.000 - 250.000 đồng/kg.

Trong khi đó, tại thị trường TP. Hồ Chí Minh, thịt lợn hữu cơ Organic được bán với giá cao nhất xấp xỉ 400.000 đồng/kg. Chị Lê Thanh Mai ở Khu đô thị Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội cho biết: “Kể từ khi có thông tin người chăn nuôi lạm dụng các loại hóa chất độc hại để chăn nuôi, kích thích lợn tăng trưởng, gia đình tôi đã không sử dụng thịt lợn được nuôi thông  thường nữa. Tôi tìm hiểu và tìm mua thịt lợn hữu cơ, thịt lợn mán để gia đình sử dụng. Giá cả có cao hơn thật, nhưng dù sao ăn cũng thấy yên tâm hơn”.

Thịt lợn hữu cơ "đắt có sắt ra miếng?" (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, vì sao được gọi là thịt lợn hữu cơ và vì sao giá lại cao hơn các loại thịt lợn thông thường thì không phải ai cũng nắm rõ. Chị Nguyễn Thùy Linh ở Khu đô thị Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội băn khoăn: “Thịt lợn mà giá còn đắt hơn cả thịt bò Úc, bò Mỹ. Thịt lợn hữu cơ nhưng ai kiểm tra, giám sát và vì sao được gọi là thịt lợn hữu cơ. Dù rất muốn có thực phẩm đảm bảo an toàn để dùng trong bữa ăn hằng ngày nhưng tôi cũng không tin tưởng lắm”.

Ông Nguyễn Đại Thắng, Giám đốc Công ty CP Trang trại Bảo Châu (Hà Nội) thông tin, sở dĩ được gọi là lợn hữu cơ vì toàn bộ quá trình chăn nuôi không sử dụng thuốc kháng sinh, thức ăn không có nguồn gốc động vật, toàn bộ có nguồn gốc thực vật.

Đặc biệt, chuồng trại được lót đệm sinh học để xử lý chất thải, nên dù chăn nuôi lợn nhưng không xả thải bất kỳ cái gì ra môi trường. Thời gian sinh trưởng cũng dài hơn, 6 tháng mới được xuất chuồng một lứa. Vì vậy, thịt khi nấu thường nở và rất thơm ngon.

Chưa có quy chuẩn thịt lợn hữu cơ

Dù các loại thịt hữu cơ được bán khá nhiều trên thị trường nhưng tất cả đến nay vẫn là tự doanh nghiệp quảng cáo, giới thiệu mà chưa có bất kỳ chứng nhận hay tiêu chuẩn cụ thể nào từ phía cơ quan chức năng. Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhìn nhận, đến nay tại Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn, hay quy chuẩn nào về thịt lợn hữu cơ. Thế nào được gọi là thịt lợn hữu cơ thì đến nay vẫn còn “mù mờ”.

Trong khi ngành chăn nuôi đã có quy chuẩn VietGap, nhưng việc giám sát và thực hiện theo quy chuẩn này vẫn chưa đầy đủ thì việc chăn nuôi lợn theo quy trình hữu cơ chưa có bộ tiêu chuẩn nào, không bị giám sát bởi bất kỳ cơ quan chức năng nào thì khó đảm bảo chất lượng.

Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, Nguyễn Đăng Vang đánh giá: “Hiện ở Việt Nam có rất nhiều ý kiến trái chiều khi nói về thực phẩm hữu cơ. Có ý kiến cho rằng cứ mua giống về trồng và nuôi là thành sản phẩm hữu cơ. Tôi cho rằng, đó không phải là thực phẩm hữu cơ.

Ở Việt Nam, để có bộ quy chuẩn rõ ràng về thực phẩm hữu cơ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cùng các cơ quan quản lý Nhà nước phải ngồi lại bàn bạc”. Để chứng nhận một sản phẩm hữu cơ, DN trải qua rất nhiều khâu. Ngoài ra, để được cấp giấy chứng nhận hữu cơ, DN phải đóng khoảng 1.700 USD/năm”.

Đồng quan điểm này, ông Võ Minh Khải, Tổng giám đốc Công ty Viễn Phú, một trong vài DN đã được chứng nhận hữu cơ toàn cầu từ tổ chức giám định quốc tế cho biết để được chứng nhận hữu cơ, DN phải đạt hơn 200 chỉ tiêu về hữu cơ mà tổ chức quốc tế đưa ra. Quy trình chứng nhận này lặp lại mỗi năm và chi phí làm chứng nhận không nhỏ.

Còn ông Nguyễn Như Cường, Cục phó Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Sản xuất hữu cơ hiện đang tự phát, chưa có quy hoạch vùng sản xuất, đối tượng cây, con. Bên cạnh đó còn thiếu những cơ chế chính sách khuyến khích người dân và doanh nghiệp triển khai nông nghiệp hữu cơ. Để làm được nông nghiệp hữu cơ rất cần các cơ chế công nhận và chứng nhận sản phẩm hữu cơ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Băn khoăn quy hoạch, lo lắng thực phẩm bẩn ở TP HCM
Băn khoăn quy hoạch, lo lắng thực phẩm bẩn ở TP HCM

VOV.VN- Vấn đề quy hoạch và thi công đường cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm được đưa ra bàn thảo lại kỳ họp thứ 2, HĐND TP HCM khóa IX.

Băn khoăn quy hoạch, lo lắng thực phẩm bẩn ở TP HCM

Băn khoăn quy hoạch, lo lắng thực phẩm bẩn ở TP HCM

VOV.VN- Vấn đề quy hoạch và thi công đường cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm được đưa ra bàn thảo lại kỳ họp thứ 2, HĐND TP HCM khóa IX.

Ca sĩ Mỹ Linh: “Chồng tôi bị ốm 6 tháng vì sử dụng thực phẩm bẩn”
Ca sĩ Mỹ Linh: “Chồng tôi bị ốm 6 tháng vì sử dụng thực phẩm bẩn”

VOV.VN -Ca sỹ Mỹ Linh nhấn mạnh, bản thân cô rất hoang mang và không thể tin tưởng vào thực phẩm trôi nổi trên thị trường và đã tự sản xuất thực phẩm sạch.

Ca sĩ Mỹ Linh: “Chồng tôi bị ốm 6 tháng vì sử dụng thực phẩm bẩn”

Ca sĩ Mỹ Linh: “Chồng tôi bị ốm 6 tháng vì sử dụng thực phẩm bẩn”

VOV.VN -Ca sỹ Mỹ Linh nhấn mạnh, bản thân cô rất hoang mang và không thể tin tưởng vào thực phẩm trôi nổi trên thị trường và đã tự sản xuất thực phẩm sạch.

Xe khách chở thực phẩm bẩn, chống đối, vứt hàng xuống mương
Xe khách chở thực phẩm bẩn, chống đối, vứt hàng xuống mương

VOV.VN - Khi bị lực lượng chức năng phát hiện, kiểm tra, lái và phụ xe liền đóng cửa, vứt các bao tải thực phẩm bẩn xuống mương nước rồi bỏ đi.

Xe khách chở thực phẩm bẩn, chống đối, vứt hàng xuống mương

Xe khách chở thực phẩm bẩn, chống đối, vứt hàng xuống mương

VOV.VN - Khi bị lực lượng chức năng phát hiện, kiểm tra, lái và phụ xe liền đóng cửa, vứt các bao tải thực phẩm bẩn xuống mương nước rồi bỏ đi.