Tự hào cột mốc biên cương giữa sân nhà

VOV.VN - Cùng với lực lượng Biên phòng, bà con bản Hùng Pèng, xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã canh giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc trên dặm dài biên ải. Biên cương không chỉ được bảo vệ bằng những cột mốc đá, mà còn bởi những “cột mốc lòng dân” vững vàng.

 “Đây là cột mốc của quốc gia, chúng ta phải bảo vệ thật tốt” – đó là lời của ông Lý A Nhị dạy bảo con trai đang tiếp nối, đảm trách vai trò trưởng bản của mình.

Giữa vùng biên giới núi rừng trập trùng mây phủ Lai Châu, nơi dòng suối Nậm Cúm chảy qua những bản làng yên bình, cột mốc 67 (2) nằm ở vị trí khá đặc biệt - ngay giữa sân nhà của gia đình ông Lý A Nhị (sinh năm 1952, dân tộc Dao, bản Hùng Pèng, xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ).

Từ cột mốc 67 (2) trên đất nước Việt Nam, hướng ánh nhìn qua dòng suối Nậm Cúm, khung cảnh sinh hoạt của nước bạn hiện lên rõ ràng. Bên kia bờ suối, cột mốc 67 (1) trên đất bạn - Trung Quốc, tạo nên một mối giao hòa giữa hai quốc gia, vừa phân định biên giới, vừa gắn kết hai miền văn hóa qua dòng chảy thời gian.

Năm 1995, theo chủ trương giãn dân lên vùng biên giới, 30 hộ dân xã Ma Li Pho chuyển đến nơi ở mới, lập nên bản Hùng Pèng. Bản Hùng Pèng cách cửa khẩu Ma Lù Thàng gần 5km. Trước đây, dọc biên giới dài 20km hầu như không có người ở. Dân bản ở cách đó khá xa, nên việc bảo vệ biên giới gặp nhiều khó khăn.

Thời gian đầu, đã không ít lần, người dân bên kia biên giới sang khai thác lâm thổ sản, săn bắt, chăn thả trâu bò, phá hoại hoa màu trên nương của bà con ta.

Ông Lý A Nhị kể rằng, khi đi làm nương chuối cạnh mốc 67 (2), ông Nhị phát hiện một số người lạ mặt ở nơi khác vào sát khu vực mốc để tìm đất ở, phát nương trái phép, ông đã trực tiếp tuyên truyền, giải thích cho họ hiểu về chủ trương của Đảng và Nhà nước về định canh, định cư. Đồng thời, kịp thời báo cho bộ đội biên phòng và chính quyền xã Ma Li Pho ngăn chặn.

“Bảo vệ đường biên, cột mốc và an ninh trật tự bản làng cũng giống như bảo vệ bờ rào ở mỗi gia đình. Từ 2005, tôi cùng với anh em biên phòng bảo vệ biên giới đến bây giờ, cùng với dân quân, bản làng, đảm bảo an ninh của bản, dạy dỗ các cháu bảo vệ cột mốc, thấy người lạ phải báo ngay. Đây là cột mốc của quốc gia, nói dân cũng hiểu hết…” – ông Nhị tự hào nói.

Ngày đó, khi còn là trưởng bản, ông Lý A Nhị tối tối lại đến từng nhà trò chuyện, vận động bà con khi đi rừng kiếm củi, săn bắn không được làm hư hại, bong tróc, ảnh hưởng đến cột mốc, tránh tự ý qua lại biên giới.

Trong mỗi buổi họp bản, ông Nhị luôn căn dặn “cột mốc không chỉ đơn thuần là điểm đánh dấu, phân định ranh giới giữa các nước, mà còn là hình ảnh quốc gia. Không chỉ Bộ đội biên phòng, mỗi người dân Hùng Pèng cũng phải có trách nhiệm bảo vệ đường biên, mốc giới”. Đến hôm nay, bà con vẫn chưa khi nào quên lời dặn dò của ông Nhị.

Sau nhiều năm, kể từ khi chuyển ra bản mới, bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, vùng biên giới nay đã thay da đổi thịt. Những nương ngô, nương chuối đã xanh tốt, những ngôi nhà khang trang dần mọc lên, trong bản có nhà đã sắm được ô tô tải, nhiều gia đình mỗi năm thu được cả trăm triệu từ tiền bán nông sản...  Bản đã có khoảng 50 nóc nhà, trên 170 nhân khẩu là người Dao.

Từ khi dựng nhà ở gần cột mốc, căn nhà của ông Nhị trở thành điểm đến thường xuyên của tổ công tác Đồn Biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng.

Cán bộ Biên phòng không chỉ đến để kiểm tra mốc, nắm tình hình khu vực biên giới, hiện trạng cột mốc mà còn tuyên truyền cho bà con nhiều thông tin, quy định mới liên quan đến công tác bảo vệ biên giới, kể cả việc buôn bán nông sản qua cửa khẩu.

Từ ngôi nhà của ông Nhị, thông tin lại được lan truyền đến mọi ngõ ngách trong thôn bản.

“Đồng bào các dân tộc nơi biên giới chính là tai mắt của cán bộ chiến sĩ biên phòng” – đây là lời khẳng định của Trung tá Triệu Quang Hùng, Chính trị viên phó Đồn biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng.

Trung tá Triệu Quang Hùng nói: “Bà con trong bản luôn tích cực phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng trong công tác bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới…”

Suốt gần 40 năm qua, gia đình ông Lý A Nhị cùng bà con người Dao ở bản Hùng Pèng đã tình nguyện sát cánh cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng bảo vệ, trông coi cột mốc 67 (2).

Chị Trần Thị Hoa, người dân bản Hùng Pèng, đầy tự hào chia sẻ: “Người dân ở đây thấy có dấu hiệu bất thường xung quanh cột mốc đều báo cáo với bộ đội biên phòng. Bộ đội biên phòng rất tốt, người dân ở đây rất quý”.

Chắc chắn không chỉ chị Hoa, mà những người dân bản Hùng Pèng đều ý thức được rằng cột mốc là trái tim của bản làng, “bảo vệ mảnh đất này chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình”.

Giờ đây, trưởng bản Lý Minh Bình, con trai út của ông Lý A Nhị lại tiếp bước công việc của cha mình, đảm trách vai trò bảo vệ, trông coi cột mốc.

“Bố dặn dò tôi rằng mình là người Việt Nam, luôn luôn phải bảo vệ đất nước Việt Nam, thì cả cột mốc này cũng phải chăm sóc, bảo vệ, bởi vì đó là cột mốc tượng trưng cho ranh giới nước ta, không ai có quyền được lấn chiếm. Tôi thấy điều này là đúng và vẫn đang làm theo lời bố dặn” – Anh Lý Minh Bình chia sẻ.

Anh Lý Minh Bình vui mừng vì bà con trong bản luôn coi đây là trách nhiệm chung, thường xuyên thay nhau tới dọn dẹp, chăm sóc cột mốc. Đó chính là tinh thần toàn dân đoàn kết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Biên cương dọc dài gian nan, nguy hiểm, song “cột mốc lòng dân” vẫn luôn vững vàng, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính thức giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai
Chính thức giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai

VOV.VN - Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai là hoạt động đối ngoại quốc phòng quan trọng trong năm 2024 của Bộ Quốc phòng hai nước, được tổ chức xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của hai Đảng, hai Nhà nước về xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển.

Chính thức giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai

Chính thức giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai

VOV.VN - Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai là hoạt động đối ngoại quốc phòng quan trọng trong năm 2024 của Bộ Quốc phòng hai nước, được tổ chức xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của hai Đảng, hai Nhà nước về xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển.

“Lòng dân” là cội nguồn sức mạnh của sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới
“Lòng dân” là cội nguồn sức mạnh của sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới

VOV.VN - Thực tiễn công cuộc gìn giữ, bảo vệ biên cương Tổ quốc cho thấy, yếu tố “lòng dân” là cội nguồn sức mạnh của sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Vì vậy, để gìn giữ biên cương, lãnh thổ, Bộ đội Biên phòng luôn coi “mỗi người dân ở biên giới, vùng biển là một người lính biên thùy”.

“Lòng dân” là cội nguồn sức mạnh của sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới

“Lòng dân” là cội nguồn sức mạnh của sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới

VOV.VN - Thực tiễn công cuộc gìn giữ, bảo vệ biên cương Tổ quốc cho thấy, yếu tố “lòng dân” là cội nguồn sức mạnh của sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Vì vậy, để gìn giữ biên cương, lãnh thổ, Bộ đội Biên phòng luôn coi “mỗi người dân ở biên giới, vùng biển là một người lính biên thùy”.

Những đảng viên đặc biệt nơi biên giới
Những đảng viên đặc biệt nơi biên giới

VOV.VN - Chủ trương tăng cường, giới thiệu đảng viên là cán bộ biên phòng tham gia sinh hoạt chi bộ với các bản biên giới và giúp đỡ các hộ gia đình khó khăn được Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm.

Những đảng viên đặc biệt nơi biên giới

Những đảng viên đặc biệt nơi biên giới

VOV.VN - Chủ trương tăng cường, giới thiệu đảng viên là cán bộ biên phòng tham gia sinh hoạt chi bộ với các bản biên giới và giúp đỡ các hộ gia đình khó khăn được Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm.