Việt Nam hướng tới nền kinh tế biển xanh

(VOV) - Phát triển một “nền kinh tế xanh” có ý nghĩa là nền kinh tế được phát triển dựa vào hệ sinh thái bền vững, thân thiện với môi trường. 

Trong khuôn khổ chương trình Tuần lễ biển, đảo Việt Nam năm 2013, chiều nay (7/6), tại TP Hà Tĩnh, Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp cùng Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tổ chức diễn đàn kinh tế biển Việt Nam lần thứ IV với chủ đề “Phát triển kinh tế biển xanh: triển vọng và thách thức”.

Với 28 tỉnh, thành có biển, nước ta là một trong 10 nước có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ (chưa kể đến một số đảo) trên thế giới. Bình quân cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển, cao gấp 6 lần chỉ số bình quân của thế giới; bờ biển lại mở ra cả ba hướng đông, nam, tây nam nên rất thuận lợi cho việc giao lưu thương mại quốc tế.

 
 Vận tải biển là lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền kinh tế (Ảnh minh họa)

Mặc dù có nhiều tiềm năng lớn, nhưng nước ta vừa phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, là một trong năm nước ở Châu Á bị thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu nếu không có những giải pháp phòng tránh hữu hiệu.

Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề ra Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, với mục tiêu: Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên vì biển theo định hướng phát triển bền vững. Đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước. Phấn đầu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.

 
 GS. TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Theo GS. TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, để nước ta trở thành quốc gia mạnh lên vì biển, giàu lên vì biển thì phải khai thác thế mạnh của cả nước ở tất cả các tỉnh ven biển từ Móng Cái đến Cà Mau. Đồng thời phát huy tốt lợi thế của từng vùng kinh tế, từng địa phương khắc phục nhược điểm vừa không tạo ra tính đa dạng của vùng và địa phương, vừa lãng phí nguồn lực tự nhiên và lao động sáng tạo. GS Nguyễn Mại dẫn chứng, nước ta có trên 300 khu công nghiệp có cơ cấu sản xuất na ná như nhau, 15 khu kinh tế không có sự khác biệt nhiều. Ở mỗi tỉnh, thành, cơ cấu kinh tế từng địa phương như một “vương quốc” có đủ cảng biển, nhiều nơi đã có hoặc sắp có cảng hàng không, sản xuất từ sắt thép, quần áo, đến xi măng... nhưng lại chưa hình thành được kinh tế vùng lãnh thổ - yếu tố cấu thành nền kinh tế quốc dân có năng lực cạnh tranh cao.

Theo đó, GS Nguyễn Mại nêu rõ: “Cần xây dựng quy hoạch phát triển không gian biển toàn diện trên cơ sở khoa học tiên tiến với sự tham gia và phối hợp giữa các bên có liên quan ở tầm quốc gia cũng như khu vực, không chỉ chú trọng khai thác tiềm năng hiện có mà cần coi trọng việc bảo tồn để khai thác tốt hơn tiềm năng trong tương lai”.

Ông Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết nhận xét: “Làm chủ Biển Đông, mà tổ tiên đã truyền dặn, ngày nay phải thể hiện cả ba mặt. Thứ nhất là làm chủ những vấn đề về lịch sử, pháp lý, cả những gì liên quan đến sức mạnh vật chất, tinh thần, để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thứ hai, phải xây dựng một nền kinh tế biển hoàn chỉnh hữu hiệu. Thứ ba là phát triển khoa học và văn hóa biển. Ba lĩnh vực trên là ba khâu liên hoàn, làm tiền đề, nhân quả lẫn nhau. Bảo vệ chủ quyền để phát triển kinh tế biển. Muốn phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền hữu hiệu lại phải coi trọng xây dựng các ngành khoa học biển và văn hóa biển”.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển cho rằng, để đạt được mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và tạo ra một “nền kinh tế xanh”, trong khi trình độ khai thác biển của nước ta vẫn lạc hậu so với khu vực, chúng ta phải nỗ lực xây dựng một nền công nghiệp hiện đại; phát triển kinh tế biển hiệu quả, bền vững, có khả năng hội nhập quốc tế, có phương thức quản lý tổng hợp biển theo không gian và đảm bảo an ninh chủ quyền vùng biển. Mặt khác, phát triển “kinh tế biển xanh” ở nước ta đang phải đối mặt với các nguy cơ của biến đổi khí hậu, tình trạng axit hóa đại dương, phát triển nghề cá và nuôi trồng hải sản thiếu bền vững, ô nhiễm và chất thải, mất nơi cư trú, giảm đa dạng sinh học và các loài ngoại lai; tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển, các khu bảo tồn biển của các hoạt động sản xuất công nghiệp ven bờ, các hoạt động khai thác tài nguyên biển.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh: “Đây thực sự là những vấn đề quan trọng đòi hỏi các ngành, các cấp, và cộng đồng phải chung tay vào cuộc một cách mạnh mẽ hơn và mang tính đột phá hơn”.

Trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu tiếp tục trao đổi, thảo luận chuyên sâu, góp phần làm sáng tỏ thêm các giải pháp và kinh nghiệm nhằm đưa kinh tế biển Việt Nam phát triển như định hướng đã được đề ra trong chiến lược biển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển kinh tế biển kết hợp tăng cường quốc phòng, an ninh
Phát triển kinh tế biển kết hợp tăng cường quốc phòng, an ninh

Việc kết hợp này cần được coi trọng trong hoạch định chiến lược phát triển quốc gia, và là nhu cầu cấp bách trong giai đoạn chiến lược hiện nay

Phát triển kinh tế biển kết hợp tăng cường quốc phòng, an ninh

Phát triển kinh tế biển kết hợp tăng cường quốc phòng, an ninh

Việc kết hợp này cần được coi trọng trong hoạch định chiến lược phát triển quốc gia, và là nhu cầu cấp bách trong giai đoạn chiến lược hiện nay

Quảng Ngãi chú trọng phát triền kinh tế biển
Quảng Ngãi chú trọng phát triền kinh tế biển

“Khu kinh tế Dung Quất là động lực phát triển kinh tế không chỉ của Quảng Ngãi  mà của cả vùng miền Trung Tây Nguyên và cả nước”.  

Quảng Ngãi chú trọng phát triền kinh tế biển

Quảng Ngãi chú trọng phát triền kinh tế biển

“Khu kinh tế Dung Quất là động lực phát triển kinh tế không chỉ của Quảng Ngãi  mà của cả vùng miền Trung Tây Nguyên và cả nước”.  

Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển
Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển

Nếu không chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực một cách bài bản, thì kinh tế thủy sản của nước ta vẫn thiếu chuyên nghiệp.  

Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển

Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển

Nếu không chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực một cách bài bản, thì kinh tế thủy sản của nước ta vẫn thiếu chuyên nghiệp.  

Nhân rộng điển hình tiên tiến phát triển kinh tế biển, đảo
Nhân rộng điển hình tiên tiến phát triển kinh tế biển, đảo

(VOV) - Năm 2011, tổng sản lượng ngành thủy sản đạt trên 5,2 triệu tấn, tăng gấp 5 lần so với năm 1990.

Nhân rộng điển hình tiên tiến phát triển kinh tế biển, đảo

Nhân rộng điển hình tiên tiến phát triển kinh tế biển, đảo

(VOV) - Năm 2011, tổng sản lượng ngành thủy sản đạt trên 5,2 triệu tấn, tăng gấp 5 lần so với năm 1990.