Nước Úc, những chuyện nhỏ tử tế
VOV.VN - Điều tôi muốn kể về nước Úc đó là những chuyện tử tế. Và đất nước này cho mọi người thấy sự tử tế ngay qua một người lái xe.
Mặc dù hơn thập kỷ trở lại đây, Úc hướng về châu Á và tự coi mình thuộc về Châu Á (bóng đá Úc bây giờ sinh hoạt cùng AFC), nhưng ở Úc vẫn thấy đặc sánh chất Âu. Nước Úc theo cảm nhận của tôi những ngày ngắn ngủi ở đây nổi bật ở hai đặc tính: cởi mở và yên bình.
Người đàn ông này tự nhận mình là "mõ tòa". Suốt mấy chục năm qua, ông tự nguyện làm việc không công là giới thiệu với du khách về Barossa nói riêng và nước Úc nói chung. |
Bà chinh phục chúng tôi ngay ở sân bay bởi thái độ chu đáo, chuyên cần và nồng hậu. Bà nói tiếng Anh chậm, đơn giản để chúng tôi có thể hiểu được. Đưa khách đến đâu, bà lại giải thích về lịch sử, phong tục và truyền thống của vùng đó. Sue là người Úc mang lại cho tôi nhiều kiến thức nhất về nước Úc cho đến bây giờ.
Sue luôn tự hào với mảnh vườn nhỏ trồng đủ thứ rau củ của bà |
Đoàn phóng viên VOV chụp ảnh chung với gia đình ông Bàng trước nhà hàng nhỏ của họ |
Trong nhà hàng này, cô và chồng phải vừa làm đấu bếp vừa bưng bê phục vụ. Nhìn cung cách tất bật của họ, tôi thầm nghĩ, dù có giàu có thành đạt đến mấy thì họ hoàn toàn xứng đáng với từng đồng xu kiếm được. Ở đất nước này, không có chuyện làm dối ăn thật. Phải lao động thì mới có ăn chứ không chụp giật được. Đó là một sự tử tế. Chạnh nghĩ đến lương của một giám đốc doanh nghiệp công ích ở nhà mình lên đến mấy tỷ một năm mà thấy choáng và khó hiểu.
Ông Bàng sang đây đã lâu, không được nói tiếng Việt với người Việt nên khi gặp đoàn phóng viên Đài TNVN sang ông mừng lắm, kể lể không biết bao nhiêu chuyện. Hoá ra ông nghe VOV qua mạng Internet và không bỏ sót một tin nào ở quê nhà. Kể cả những chuyện bếp núc ở Đài được giới thiệu lên sóng ông cũng biết.
Ông bà tự hào vì hai vợ chồng con gái thành đạt, đóng nhiều thuế cho nước Úc và được cộng đồng ở đấy coi trọng. Ông bảo nếu đôi bên quan hệ tốt với nhau mà đưa con em ta sang đây kiếm việc làm thì đỡ lắm. "Nhưng mà phải tử tế, đàng hoàng thì ai cũng quí".
Lúc chia tay, hai ông bà bế cháu lưu luyến tiễn chúng tôi ra tận cửa xe, mắt ngân ngấn nước.
Adelaide về đêm. Ảnh chụp từ trên Đồi gió - Món quà mà Sue muốn gửi tặng chúng tôi trước khi chia tay |
3. Hôm cuối cùng ở Úc, mặc dù sau một ngày dài làm việc, dự tiệc chia tay xong đã muộn, Sue vẫn nói là sẽ tặng đoàn một món quà. Thế là bà lái xe đưa chúng tôi lên Windy point (đồi gió). Đấy là điểm cao và đẹp nhất để có thể ngắm toàn thành phố Adelaide. Đây cũng là nơi mà mấy chục năm về trước khi cô Sue, lúc đó mới 17 tuổi, từ một thị trấn nhỏ lên thành phố, mỗi khi bối rối và cô đơn thường lên đây ngồi một mình. Bà muốn Dũng có thêm một khuôn hình đẹp.
Khi Dũng quay xong, lên xe, trên đường về bà mới nói: "Tôi sẽ không bao giờ quên, với tôi những ngày qua là một kỷ niệm ngọt ngào"
Tôi nhớ ngày đầu tiên làm thủ tục xuất cảnh ở sân bay Việt Nam để đi Úc, không may visa vào Úc của tôi lại thừa một số 9 so với hộ chiếu, mặc dù cuối cùng rắc rối cũng được giải quyết nhưng cách thức, thái độ làm việc của các bạn ở sân bay khiến cả đoàn lo lắng, tưởng như chuyến đi bị huỷ.
Khi rời sân bay Melbourne, chúng tôi cũng gặp rắc rối về gửi hành lý nối chuyến, thấy cả đoàn lo lắng, người nhân viên hàng không già trước khi giải quyết không quên ôn tồn trấn an: "Đừng lo! Không sao đâu!". Nước Úc khiến tôi yêu mến từ những điều tử tế nhỏ bé như thế/.