Xin chất vấn lại Bộ trưởng Giáo dục vài câu hỏi

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời đại biểu quốc hội nhiều vấn đề, nhưng có 3 nội dung thấy vẫn còn băn khoăn.

Đổi mới thi tốt nghiệp.

Thực ra đổi mới cách ra đề thi không hề mới. Trong cuộc cải cách GD vừa rồi cũng cố gắng thực hiện nhưng vẫn còn vướng ở nhiều khâu.

Nếu lấy việc thi cử làm đột phá khẩu, là tiếng súng khai hỏa để “đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục” thì cũng nên cân nhắc, bởi như thế đồng nghĩa với việc chấp nhận nền giáo dục ứng thí, thừa nhận quan điểm “thi sao học vậy”, lấy kiểm tra đánh giá để thay đổi việc dạy và học.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tại Hôi đồng thi trường THPT Yên Hòa, Hà Nội

Có một vấn đề đặt ra là khoa học đánh giá trong nhà trường ở ta phát triển tới đâu? Nếu để nó quy định trở lại việc dạy và học (cái gì và như thế nào) thì sẽ ra sao nhỉ? Mặt khác, khi chấp nhận “thi sao học vậy” thì có mâu thuẫn với yêu cầu giáo dục toàn diện? Bởi không phải học cái gì cũng có kỳ thi để đánh giá.

E rằng với “căn bản và toàn diện” mà chỉ đặt vấn đề lấy đổi mới thi cử làm “quả đấm thép” xem ra chưa thuyết phục được xã hội.

Bệnh thành tích:

Bệnh thành tích gian dối trong giáo dục không phải lỗi của riêng ngành giáo dục mà của cả chính quyền địa phương. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói “Chúng tôi đã loại bỏ các quy định đánh giá giáo viên, cơ sở giáo dục dựa vào thành tích học tập của học sinh” thì xem ra chưa được chuẩn lắm.

Đơn cử 1 ví dụ: Để một trường đạt chuẩn quốc gia, ngành giáo dục đưa ra 5 tiêu chí, trong đó 2 tiêu chí đầu tiên là tỷ lệ lưu ban và bỏ học hàng năm lần lượt không quá 5% và 1%. Thứ đến là học lực và hạnh kiểm với các tỷ lệ giỏi, khá, yếu kém rất cụ thể, chi tiết bằng con số. Thưa bộ trưởng, cái này không gọi là “đánh giá dựa vào thành tích” thì gọi là cái gì?

Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận

72.000 sinh viên thất nghiệp:

Bộ trưởng cho biết nguyên nhân dân tới tình trạng thất nghiệp là thành lập mới và nâng cấp quá nhiều trường đại học không đủ điều kiện giảng dạy, dẫn tới việc tuyển sinh, đào tạo dễ dãi, sinh viên ra trường yếu; rồi cung - cầu không gặp nhau; ở phổ thông thì hướng nghiệp yếu, phân luồng vẫn tắc… 

Việc mở ồ ạt trường đại học suy cho cùng thì trách nhiệm còn thuộc về những người tiền nhiệm. Song, là người kế nhiệm, lại biết rất rõ thực trạng này, Bộ trưởng phải có giải pháp chứ. Sao lại để mãi tới tháng 3 vừa rồi, khi có quyết định 37 của Thủ tướng mới dừng thành lập mới các trường đại học. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là tham mưu cho chính phủ, hoặc chí ít Bộ cũng phải tăng cường kiểm tra, giám sát; thẩm định chặt chẽ hồ sơ các trường thành lập mới hoặc xin “nâng đời”.

Còn nhớ hồi địa phương đua nhau mở đại học, họ cứ lấy tỷ lệ sinh viên/vạn dân ở Thái Lan ra để so sánh, để làm cơ sở đòi phải thêm nhiều trường?! Thật buồn cười! Sao không so sánh số doanh nghiệp Thái và Việt Nam xem họ chênh với ta cỡ nào. Thất nghiệp ở chỗ đấy chứ ở đâu. Không phải là Bộ GD-ĐT không biết điều này, nhưng khi quyền lực đã được trao thì khó buông lắm, bởi quyền lực và quyền lợi đôi lúc song hành?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Yêu nước xin hãy cư xử văn minh!
Yêu nước xin hãy cư xử văn minh!

VOV.VN - Ngoại giao nhân dân là con đường hiệu quả nhất để giành được sự ủng hộ của những người yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

Yêu nước xin hãy cư xử văn minh!

Yêu nước xin hãy cư xử văn minh!

VOV.VN - Ngoại giao nhân dân là con đường hiệu quả nhất để giành được sự ủng hộ của những người yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

Một hội đồng thi 18 người, 1 thí sinh: Ngành Giáo dục thích chơi sang?
Một hội đồng thi 18 người, 1 thí sinh: Ngành Giáo dục thích chơi sang?

VOV.VN - Một thí sinh, một phòng thi, một hội đồng thi là một sự “chơi sang” mà hệ quả không chỉ là lãng phí tiền túi của dân...

Một hội đồng thi 18 người, 1 thí sinh: Ngành Giáo dục thích chơi sang?

Một hội đồng thi 18 người, 1 thí sinh: Ngành Giáo dục thích chơi sang?

VOV.VN - Một thí sinh, một phòng thi, một hội đồng thi là một sự “chơi sang” mà hệ quả không chỉ là lãng phí tiền túi của dân...

Hội đồng 18 người phục vụ 1 thí sinh: Có ai day dứt về lịch sử?
Hội đồng 18 người phục vụ 1 thí sinh: Có ai day dứt về lịch sử?

VOV.VN - Làm cho lịch sử có diện mạo, có tâm hồn để lay động các em là trách nhiệm của những giờ học Lịch sử

Hội đồng 18 người phục vụ 1 thí sinh: Có ai day dứt về lịch sử?

Hội đồng 18 người phục vụ 1 thí sinh: Có ai day dứt về lịch sử?

VOV.VN - Làm cho lịch sử có diện mạo, có tâm hồn để lay động các em là trách nhiệm của những giờ học Lịch sử

Trần Đăng Khoa: Thuốc quý đã có sẵn quanh ta
Trần Đăng Khoa: Thuốc quý đã có sẵn quanh ta

VOV.VN - Bệnh nào trời sinh ra, trời cũng cho thuốc trị. Những vị thuốc đơn giản ở ngay xung quanh ta lại có thể trị được cả bệnh ung thư.

Trần Đăng Khoa: Thuốc quý đã có sẵn quanh ta

Trần Đăng Khoa: Thuốc quý đã có sẵn quanh ta

VOV.VN - Bệnh nào trời sinh ra, trời cũng cho thuốc trị. Những vị thuốc đơn giản ở ngay xung quanh ta lại có thể trị được cả bệnh ung thư.

Yêu Tổ quốc, hãy hành động từ "bàn phím" của mình!
Yêu Tổ quốc, hãy hành động từ "bàn phím" của mình!

VOV.VN -Lòng nhiệt huyết, bầu máu nóng, ý chí bất khuất kiên cường luôn có sẵn trong mỗi người dân Việt Nam. Vấn đề là bạn sẽ hành động để thể hiện nó thế nào?

Yêu Tổ quốc, hãy hành động từ "bàn phím" của mình!

Yêu Tổ quốc, hãy hành động từ "bàn phím" của mình!

VOV.VN -Lòng nhiệt huyết, bầu máu nóng, ý chí bất khuất kiên cường luôn có sẵn trong mỗi người dân Việt Nam. Vấn đề là bạn sẽ hành động để thể hiện nó thế nào?

Còn có ai tin vào tấm biển văn hóa?
Còn có ai tin vào tấm biển văn hóa?

VOV.VN -Những tấm biển, dù đặt ở đâu cũng đều nhằm mục đích truyền tới người xem một thông điệp hoặc một thông tin nào đó.

Còn có ai tin vào tấm biển văn hóa?

Còn có ai tin vào tấm biển văn hóa?

VOV.VN -Những tấm biển, dù đặt ở đâu cũng đều nhằm mục đích truyền tới người xem một thông điệp hoặc một thông tin nào đó.